Bánh cuốn canh – thức quà quê giản dị của vùng đất Cao Bằng đặc biệt với chén súp nấu từ xương ngọt lịm khiến bất cứ ai đã nếm thử đều sẽ lưu luyến khi nhớ về.
Bánh cuốn canh Cao Bằng thức quà níu chân khách phương xa
Nhắc tới đặc sản vùng cao miền sơn cước không thể không nhắc tới bánh cuốn canh. Bánh cuốn canh cao bằng có vị dẻo thơm rất đưa miệng. Miếng bánh cuốn được quấn theo hình nem với rất nhiều topping thịt và mộc nhĩ hấp dẫn.
Bánh cuốn canh thức quà quê miền sơn cước
Điểm khác biệt của món bánh cuốn canh là nước chấm đi kèm. Không phải nước chấm mắm tỏi như thông thường. Chén nước chấm của bánh cuốn Cao Bằng được chế biến đặc biệt từ nước ninh xương thơm phức. Cũng chính vì nét độc đáo này mà tạo điểm nhấn đặc biệt trong lòng thực khách phương xa.
Bánh cuốn nói chung và bánh cuốn canh Cao Bằng nói chung là một trong những món ăn sáng phổ biến đối với người Việt Nam. Có rất nhiều loại bánh cuốn được biến tấu với nhiều hương vị đáo như bánh cuốn nhân thịt, bánh cuốn chay, bánh cuốn trứng, bánh cuốn thịt nướng, bánh cuốn chả,…
Thưởng thức bánh cuốn canh Cao Bằng ngon đúng điệu
Món bánh cuốn canh Cao Bằng đặc biệt được nhiều du khách yêu thích là do hương vị hấp dẫn của món ăn, cũng như cách thưởng thức khác biệt so với món bánh cuốn ở những nơi khác. Bánh cuốn dẻo, thơm ăn cùng chén nước súp đặc biệt từ xương khiến ai nấy cũng xuýt xoa khi thưởng thức.
Nguyên liệu làm bánh cuốn canh được tuyển chọn, chuẩn bị từ trước
Để làm nên món bánh cuốn canh hấp dẫn nổi tiếng gần xa phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Gạo làm bánh cuốn là gạo tẻ Đoàn Kết được trồng ở vùng núi Cao Bằng hạt trắng đều, thơm, có độ dẻo vừa phải.
Gạo được ngâm trước, sau khi ngâm sẽ được vo thật sạch rồi say ướt, bột bánh khi xay xong sẽ có độ sánh và dẻo vừa phải, không quá đặc cũng không quá loãng. Đạt được độ lý tưởng khi xay bột, sẽ giúp bánh thành phẩm vừa dai lại vừa mềm.
Nhân bánh cũng được chuẩn bị trước với các nguyên liệu như trứng gà, thịt băm, hành khô được nêm nếm vừa vặn. Đặc biệt, luôn có một nồi xương hầm hay còn gọi là súp được chuẩn bị sẵn để phục vụ thực khách.
Thưởng thức bánh cuốn canh Cao Bằng với chén nước súp ninh xương, ngọt thịt
Bánh cuốn canh Cao Bằng thường được ăn với chả, trứng và kèm theo một bát xương ninh kèm giò chứ không phải nước mắm tỏi ớt. Đây là nét độc đáo riêng không có ở bất cứ một vùng đất nào khác.
Chén nước súp từ xương cũng chính là điểm đặc biệt nhất của món bánh cuốn canh Cao Bằng. Nồi nước xương dùng phải ninh hàng giờ đồng hồ để có được vị ngọt thơm đặc trưng của xương heo đồng bào, nuôi thả trong vườn nhà. Mỗi bát nước dùng được thêm một ít thịt băm và hành hoa đã xối mỡ nên rất thơm và vị ngọt tự nhiên.
Bởi lẽ đó mà món ăn này trở thành một trong những lựa chọn hoàn hảo cho thời tiết se lạnh. Thưởng thức bánh cuốn canh với một chút tương ớt Cao Bằng để món ăn thêm hấp dẫn nhé!
Bánh cuốn canh – Đặc sản Cao Bằng
Ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội), nhưng cách thưởng thức lạ và có hương vị hấp dẫn không kém lại thuộc về phần bánh cuốn canh – đặc sản dân dã của “nước non Cao Bằng”.
Cao Bằng – mảnh đất biên cương phía bắc Tổ quốc còn là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời và nguồn cội của cách mạng Việt Nam. Không những thế, nền ẩm thực giản dị, dân dã cũng tạo nên nét cuốn hút khác của miền non nước này trong lòng du khách. Một trong những món ăn khiến người ta nhớ nhiều về Cao Bằng là bánh cuốn canh.
Bánh cuốn Cao Bằng không ăn kèm nước chấm pha mắm như cách ăn ở những vùng khác. Thay vào đó, bánh ăn cùng với nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật nên còn gọi là “bánh cuốn canh”, để phân biệt với bánh cuốn ở miền xuôi. Bánh cuốn Cao Bằng mang hương vị riêng mà không nơi nào có được. Nếu đã từng một lần thưởng thức, hẳn du khách sẽ không quên miếng bánh dẻo, dai và còn thơm nguyên mùi hạt gạo Cao Bằng.
Yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng bánh là hạt gạo ngon. Muốn bánh ngon, người ta phải lựa gạo kĩ. Không phải loại gạo nào cũng có thể làm bánh mà nhất định phải là gạo tẻ trên đất Cao Bằng mới tạo nên bột bánh hảo hạng, làm ra tấm bánh vừa trắng vừa mỏng, dai, mịn, lại còn có mùi thơm đặc trưng. Gạo dẻo hoặc khô đều không tạo ra được bột bánh ưng ý. Gạo được ngâm và vo sạch rồi nghiền thành bột loãng để tráng bánh. Bột ngon là bột đáp ứng được độ sánh, dẻo. Mỗi chủ quán lại có bí quyết pha bột riêng. Đặc biệt, họ không tráng bánh trước. Khách vào quán, người chủ mới nhanh tay tráng bột, cuốn bánh. Nhân bánh có thể được xào sẵn cùng thịt hoặc trứng. Nhưng dù thế nào, chiếc bánh cuốn nóng hôi hổi cũng là p.hần t.hưởng xứng đáng cho sự chờ đợi đó.
Điểm đặc biệt và mang lại hương vị riêng cho bánh cuốn Cao Bằng là nước dùng. Đó là nước canh xương ninh nhừ thơm lựng, không có váng mỡ mà ngọt lịm, thoảng hương tủy xương. Thêm chút hành hoa, rau mùi, nấm hương, mộc nhĩ và vài thìa thịt băm nhuyễn là đã có bát nước canh hấp dẫn ăn kèm bánh cuốn, khiến những con mắt đang thèm thuồng càng háo hức mong chờ. Tùy theo khẩu vị, sở thích mà có người thích ăn bánh cuốn canh không hoặc thêm quả trứng, miếng giò. Có thể là trứng trần chín bằng nước dùng, hay đ.ập vào tấm bánh còn nóng hổi trên khuôn tráng, bánh chín cuộn bọc lấy quả trứng rồi cho vào bát canh nóng nên không sợ tanh. Giò thì được gói cẩn thận trong lá chuối, trước khi ăn, chủ quán sẽ cho giò vào nồi xương ninh rồi vớt lên cùng bánh canh.
Theo cách thưởng thức bánh cuốn của người Cao Bằng, bánh sẽ nhúng ngập trong bát canh được hòa thêm chút tương ớt, măng chua, dùng thìa và đũa vớt lên như khi ăn bún, phở. Sự hòa quyện giữa vị thanh mát của miếng bánh cuốn cùng nước xương hầm thơm, ngọt, béo ngậy của trứng, giò và vị thơm dịu riêng có của quả mắc mật khiến thực khách muốn ăn thêm mãi.
Chỉ một bát bánh cuốn canh cũng đủ gợi nỗi nhớ của những người xa quê, hoặc nỗi si mê khắc khoải của kẻ ngao du từng đặt chân “đi trẩy nước non Cao Bằng”. Là một thức quà giản dị của vùng cao, bánh cuốn canh Cao Bằng cũng là món ăn trứ danh khiến bất kỳ ai đã thưởng thức đều lưu luyến nhớ về./.