Đảm bảo đây là các món ăn không chỉ nóng hổi mà còn rất thơm ngon, dễ ăn, dễ nấu còn hấp dẫn hơn cả cơm.
Bạn đang đọc: Cuối tuần lạnh, nấu ngay 6 món nóng hổi này cả nhà xì xụp cả ngày không chán chẳng cần ăn cơm
PHỞ GÀ
Nguyên liệu:
– Gà ta, xương đuôi, cổ gà, bánh phở, hành tây, hành lá, gừng, rau thơm, lá chanh, bánh phở
Cách làm:
– Thịt gà đem rửa sạch, dùng muối xát xung quanh thân và bên trong bụng gà, xả lại với nước cho sạch hoàn toàn.
– Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh vào, luộc cho đến khi gà chín tới. Không luộc chín quá gà bị nhừ không ngon. Gà chín, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt, rồi thái miếng vừa ăn.
– Nướng hành tây, hành khô, gừng cho thơm.
– Nấu nước dùng: Xương đuôi heo, cổ gà rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ninh nhỏ lửa để nước dùng trong.
– Ninh đến khi xương mềm thì cho nước luộc gà, hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào. Tùy khẩu vị bạn hãy điều chỉnh gia vị như mắm, đường để được nồi nước dùng có vị vừa miệng.
– Lá chanh thái sợi, rau thơm rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần trắng hành lá để nguyên hoặc chẻ nhỏ.
– Bánh phở đem chần nóng rồi chia ra các bát. Sau đó xếp thịt gà đã thái lên trên, rắc lá chanh, hành lá thái nhỏ, thêm phần trắng hành lá chần tái, rồi chan nước dùng. Khi ăn, thưởng thức kèm rau thơm, tương ớt, giấm tỏi nếu thích! Phở gà tự nấu tuy không cầu kỳ nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, thanh khiết, đặc biệt nhiệt thịt chẳng hàng quán nào bằng!
BÚN BÒ MỌC DỌC MÙNG
Nguyên liệu: (những nguyên liệu này các mẹ hoàn toàn có thể sơ chế trước vào buổi tối, sáng hôm sau nấu vẫn không làm giảm hương vị của các món)
– Thịt mọc: 200gr
– Thịt bò: 150gr
– Dọc mùng: vài cây vừa
– Cà chua: 1-2 quả
– Hành hoa
– Dấm bỗng hoặc các loại quả chua
– Nấm hương: 3-5 tai nấm
– Bún: vừa ăn
– Nước dùng vừa đủ.
– Gia vị, muối…
Thực hiện:
Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa sạch, thái vát và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó xả sạch lại với nước lạnh nhiều lần để mùng hết ngứa, với cách làm này thì mùng không cần phải vắt nước.
Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, rồi thái nhuyễn.
Thịt bò rửa sạch, thái miếng và ướp với tỏi, gừng, chút gia vị.
Cà chua rửa sạch, thái miếng, hành hoa nhặt bỏ rễ, rửa sạch và thái nhỏ.
Trộn nấm hương với mọc cho đều, thêm 1 chút gia vị cho đậm đà.
Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, cho cà chua vào xào và dầm nhuyễn để lấy màu, chế nước dùng vừa ăn vào nồi rồi đun sôi, sau đó thả từng viên mọc vào nồi đun chín.
Thêm dọc mùng, hành lá vào nồi nước dùng, nêm nếm gia vị, độ chua vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
Khi ăn cho bún đã chần qua nước sôi vào bát, thêm mọc, thịt bò nhúng chín, dọc mùng, chan nước canh lên trên và thưởng thức. Chắc chắn ai cũng sẽ thích món bún mọc này.
BÚN ỐC
Nguyên liệu:
– Ốc mít, xương đuôi lợn, bún, tía tô, hành, rau sống, cà chua, giấm bỗng, ớt chưng, mắm tôm.
– Ăn kèm: đậu phụ rán, giò tai (nếu thích)
Cách nấu bún ốc vừa ngon lại đơn giản:
Ốc mít mang về rửa sạch rồi ngâm với nước gạo trong 2 tiếng cho ốc nhả sạch bùn nhớt. Để ốc nhả nhanh hơn bạn nên cắt thêm vào quả ớt vào làm ốc cay nhả bùn nhớt nhanh hơn. Sau đó vớt ốc ra, rửa sạch lại.
Cho ốc vào nồi cùng xíu muối, không cần cho nước vì khi đun ốc sẽ ra nước. Đun sôi khoảng 5-7 phút tùy theo lượng ốc nhiều hay ít.
Dùng xiên tre khêu lấy thịt ốc rồi để riêng. Nhiều người thích phi thơm hành rồi cho ốc vào đảo cho thơm, nói chung tùy ý. Nước luộc ốc để riêng.
Xương lợn rửa sạch, cho xương vào nồi, đun sôi, vớt bọt rồi cho xương ra, rửa lại với nước ấm cho sạch.
Cho xương vào, thêm nước, đun sôi rồi hạ lửa, hầm liu riu cho đến khi xương nhừ.
Hành, tía tô, rau sống rửa sạch, cà chua bổ múi cau. Ớt bột ngâm xíu nước rồi cho vào chảo chưng cùng chút dầu ăn. Cà chua cho đảo qua xíu dầu, cho nước luộc ốc, nước ninh xương, giấm bỗng, gia vị, đường vào. Nếm cho vừa khẩu vị là xong nồi nước dùng.
Thưởng thức
Cho bún vào bát, cho hành lá, tía tô, ốc, ớt chưng, mắm tôm, đậu phụ, giò tai lên rồi chan nước dùng. Giờ thì ngồi thưởng thức cùng với rau sống thái nhỏ.
PHỞ BÒ
Nguyên liệu:
– Xương ống bò
– Thịt bò,
– Bánh phở
– Hành, mùi, hành tây, hoa hồi, thảo quả, quế, gừng, mắm, gia vị, chanh, ớt, húng láng
Cách làm:
Bước 1: Ninh nước dùng
– Xương bò rửa sạch, cho nước vào đun sôi cho hết bọt bẩn sau đó vớt ra, tiếp tục cho nước vào đun sôi, hạ thật nhỏ lửa, hớt bọt thường xuyên. Ninh trong 4 đến 6 tiếng. Nếu muốn ăn sáng thì chị em có thể ninh nước dùng từ tối hôm trước, cất tủ lạnh, sáng hôm sau chỉ việc lấy nước dùng làm phở thôi.
– Cho gừng, hành tây, hoa hồi, quế, thảo quả đem nướng vàng.
– Sau đó thả tất cả các nguyên liệu vừa nướng vào nồi nước dùng sau khi đã ninh xương được 2 tiếng. Cho gia vị, nước mắm, xíu đường vào là xong nước dùng.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
– Thịt bò dùng dây bó chặt thả vào nồi nước dùng ninh khoảng 1,5 đến 2 giờ sau đó vớt ra để nguội. Cho thịt bò vào tủ lạnh, khi nào chuẩn bị ăn thì đem ra thái lát mỏng.
– Hành lá, rau mùi, rau húng láng thái nhỏ. Phần đầu trắng của hành lá chẻ nhỏ.
Bước 3: Thưởng thức
– Chần bánh phở rồi cho vào bát, thêm thịt bò đã thái nhỏ vào.
– Rắc hành lá, rau thơm, chan nước dùng đang đun sôi rồi ngồi thưởng thức thôi. Phở bò rất ngon khi ăn cùng dấm tỏi, tương ớt tự làm, chanh…
Nếu thích ăn bò tài thì có thể chần tái thịt bò đã thái mỏng vào nước dùng, sau đó thịt bò lên bát phở, chan nước dùng lên.
BÚN THỊT NƯỚNG
Nguyên liệu:
– Thịt: 500g
– Mỡ heo: 100g
– Bún tươi
– Rau, dưa, hành
– Cà rốt, cải trắng
– Đậu rang
Cách làm:
– Thịt chọn tuỳ theo sở thích như thịt đùi, vai hay ba rọi.
– Thịt rửa sạch cắt mỏng, dần thịt cho mềm.
– Làm sốt ướp thịt: hơn 2 thìa canh đường,1/2 thìa cà phê hạt nêm hoặc bột ngọt, 2 thìa canh dầu hào, 3 thìa canh nước tương, hơn 1 thìa canh nước mắm, 1-2 thìa canh mật ong, 1 thìa cà phê dầu màu đều,1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, ít dầu mè, ít tiêu xay, hành tỏi xay nhuyễn trộn đều cho thịt vào ướp 2-3 tiếng.
– Có thể cho thêm ít sả xay nhuyễn với ngũ vị hương nếu thích.
– Làm đồ chua: cà rốt và cải trắng bỏ vỏ cắt nhỏ, ngâm với giấm đường.
– Làm mỡ hành: mỡ cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy tóp mỡ, phần dầu cho vào chén hành lá cắt nhỏ có ít muối và đường.
– Làm nước mắm: cho 1 chén đường, gần 1/2 chén nước, hơn 1/2 chén nước mắm trộn đều nấu sôi nhẹ, thử lại cho vừa ăn. Để nguội khi ăn cho tỏi ớt băm với đồ chua.
– Rau, dưa rửa sạch, dưa bào nhỏ.
– Đậu rang bỏ vỏ và đ.ập dập.
– Thịt sau khi đã ướp 2-3 tiếng chuẩn bị nướng mình cho thêm 2-4 thìa canh dầu ăn vào trộn đều, dầu giúp thịt mềm và không bị khô. Thịt nướng nguyên miếng hay xiên que đều ngon, nướng trên bếp than hay lò nướng.
CHÁO TRAI
Nguyên liệu:
– Con trai, gạo tẻ, quẩy, hạt tiêu, ớt bột, hành khô, hành tươi, rau răm
Cách nấu cháo trai
– Trai rửa sạch, dùng bàn chải cọ hết bùn đất trên vỏ trai. Cho trai vào nồi luộc, Không cần cho quá nhiều nước vì bản thân trai có nhiều nước, khi luộc bạn không lo bị cháy nồi.
Khi trai bắt đầu há miệng thì vớt ra luôn, không nên luộc lâu làm thịt trai co và quắt lại, vừa dai lại không ngon. Phần nước luộc gạn lấy nước trong để nấu cháo.
– Gạo tẻ ngâm vài tiếng cùng nước cho nở rồi đem xay.
– Hành lá, răm rửa sạch, thái nhỏ.
– Tách trai ra khỏi vỏ, bóp bỏ phân trai, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Ướp thịt trai cùng nước mắm, gia vị cho vừa miệng.
– Phi thơm hành khô thái nhỏ rồi cho trai vào xào. Lưu ý, chỉ cần đảo qua đảo lại cho trai ngấm gia vị, không nên xào lâu và kĩ quá kẻo trai bị dai.
– Cho gạo đã xay, nước luộc trai vào nồi, bắc lên bếp rồi bắt đầu quấy cháo. Lúc mới đun nên quấy liên tục. Khi thấy cháo bắt đầu sánh và sôi lục bục thì đậy vung lại đun nhỏ lửa tầm 15 đến 20 phút là cháo chín. Độ đặc hay loãng của cháo tùy vào sở thích của bạn. Nếu thích loãng có thể thêm nước.
– Cho thịt trai đã xào vào cháo, quấy đều, nêm gia vị theo khẩu vị.
Khi ăn, cho hành, rau răm thái nhỏ, múc cháo nóng ra bát, thêm quẩy cắt nhỏ rồi rắc tiêu, ớt bột, hành khô phi nữa là có bát cháo trai ngon miệng rồi!
Tìm hiểu thêm: Món ăn này cứ 10 bé thì tới 9 bé thích, siêu giàu dưỡng chất, cải thiện chiều cao và chống táo bón
Chúc các bạn thành công!
Cuối tuần làm 5 món nước này ăn thay cơm, đảm bảo cả nhà đều thích
Món ăn nào cũng nóng hổi, thơm nức, hương vị thơm ngon và đặc biệt không hề ngán ngấy sau Tết.
1. BÚN THỊT NƯỚNG
Nguyên liệu:
– Thịt: 500g
– Mỡ heo: 100g
– Bún tươi
– Rau, dưa, hành
– Cà rốt, cải trắng
– Đậu rang
Cách làm:
– Thịt chọn tuỳ theo sở thích như thịt đùi, vai hay ba rọi.
– Thịt rửa sạch cắt mỏng, dần thịt cho mềm.
– Làm sốt ướp thịt: hơn 2 thìa canh đường,1/2 thìa cà phê hạt nêm hoặc bột ngọt, 2 thìa canh dầu hào, 3 thìa canh nước tương, hơn 1 thìa canh nước mắm, 1-2 thìa canh mật ong, 1 thìa cà phê dầu màu đều,1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, ít dầu mè, ít tiêu xay, hành tỏi xay nhuyễn trộn đều cho thịt vào ướp 2-3 tiếng.
– Có thể cho thêm ít sả xay nhuyễn với ngũ vị hương nếu thích.
– Làm đồ chua: cà rốt và cải trắng bỏ vỏ cắt nhỏ, ngâm với giấm đường.
– Làm mỡ hành: mỡ cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy tóp mỡ, phần dầu cho vào chén hành lá cắt nhỏ có ít muối và đường.
– Làm nước mắm: cho 1 chén đường, gần 1/2 chén nước, hơn 1/2 chén nước mắm trộn đều nấu sôi nhẹ, thử lại cho vừa ăn. Để nguội khi ăn cho tỏi ớt băm với đồ chua.
– Rau, dưa rửa sạch, dưa bào nhỏ.
– Đậu rang bỏ vỏ và đ.ập dập.
– Thịt sau khi đã ướp 2-3 tiếng chuẩn bị nướng mình cho thêm 2-4 thìa canh dầu ăn vào trộn đều, dầu giúp thịt mềm và không bị khô. Thịt nướng nguyên miếng hay xiên que đều ngon, nướng trên bếp than hay lò nướng.
2. BÚN MỌC DỌC MÙNG
Nguyên liệu:
– Sườn non, xương đuôi, nạc vai xay, giò sống, nấm hương, mộc nhĩ, bún, cà chua, rau thơm, hành củ, hành lá, rau mùi tàu.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
– Xương rửa sạch cho vào ninh lấy nước.
– Cà chua rửa sạch thái múi cau.
– Hành củ bóc vỏ băm nhỏ.
– Dọc mùng tước vỏ, thái nhỏ bóp với muối, đun sôi nồi nước thả dọc mùng vào chần qua, vớt ra để ráo.
– Dứa thái nhỏ, hành lá và rau mùi tàu thái nhỏ.
– Rửa sạch sườn non, trụng qua nước sôi cho hết bụi bẩn và mùi hôi. Rửa sạch, để ráo và ướp với 1 thìa bột nêm và chút hạt tiêu, để ngấm trong 15-20 phút.
Bước 2: Làm mọc
– Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch thái nhỏ, băm vụn. Trộn với giò sống, thịt xay.
Bước 3: Nấu bún
– Phi thơm hành, cho sườn non vào đảo đều cho săn, đổ nước ninh xương vào. Sườn chín mềm vớt ra.
– Cho mọc vào nồi nước trên, đến khi mọc chín nổi lên thì tiếp tục cho cà chua vào đun.
Khi ăn cho bún ra bát, thêm dọc mùng, sườn, mọc rau mùi tàu, hành lá, chan nước rồi thưởng thức thôi.
3. PHỞ GÀ
Nguyên liệu:
– Gà ta, xương đuôi, cổ gà, bánh phở, hành tây, hành lá, gừng, rau thơm, lá chanh, bánh phở
Cách làm:
– Thịt gà đem rửa sạch, dùng muối xát xung quanh thân và bên trong bụng gà, xả lại với nước cho sạch hoàn toàn.
– Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh vào, luộc cho đến khi gà chín tới. Không luộc chín quá gà bị nhừ không ngon. Gà chín, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt, rồi thái miếng vừa ăn.
– Nướng hành tây, hành khô, gừng cho thơm.
– Nấu nước dùng: Xương đuôi heo, cổ gà rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ninh nhỏ lửa để nước dùng trong.
– Ninh đến khi xương mềm thì cho nước luộc gà, hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào. Tùy khẩu vị bạn hãy điều chỉnh gia vị như mắm, đường để được nồi nước dùng có vị vừa miệng.
– Lá chanh thái sợi, rau thơm rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần trắng hành lá để nguyên hoặc chẻ nhỏ.
– Bánh phở đem chần nóng rồi chia ra các bát. Sau đó xếp thịt gà đã thái lên trên, rắc lá chanh, hành lá thái nhỏ, thêm phần trắng hành lá chần tái, rồi chan nước dùng. Khi ăn, thưởng thức kèm rau thơm, tương ớt, giấm tỏi nếu thích! Phở gà tự nấu tuy không cầu kỳ nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, thanh khiết, đặc biệt nhiệt thịt chẳng hàng quán nào bằng!
4. BÚN CÁ RÔ ĐỒNG
Nguyên liệu:
– Cá rô đồng: 400g
– Dọc mùng hoặc rau cần: 1 bó
– Cà chua: 3 quả
– Ớt, me, rau răm, thì là
– Gia vị vừa đủ.
Cách làm:
Cá làm sạch, để ráo nước rồi cho vào luộc, đ.ập thêm nhánh gừng vào nồi nước luộc để khử hết mùi tanh của cá. Khi cá chín, nhẹ nhàng gắp ra để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút rồi gỡ cá thành những miếng dọc thân cá, cố gắng gỡ cá tránh bị vỡ và nát.
Tẩm cá cùng ít gia vị cho ngấm rồi phi thơm hành mỡ, cho cá vào nhẹ nhàng đều cho thơm.
Rau cần rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Cà chua thái miếng cau. Hành, rau răm, thì là thái nhỏ.
Phần xương cá cho vào máy xay, xay nhuyễn rồi lấy nước luộc cá lọc qua rây. Cho cà chua phi thơm cùng hành sau đó đổ nước cá đã lọc vào đun sôi.
Sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm rau cần, chút hành, rau răm, thì là rồi tắt bếp.
Cho bún vào bát, xếp rau cần, cà chua, cá rô và rau thơm lên trên rồi chan nước đều quanh bát, sau đó mời mọi người thưởng thức.
5. BÚN RIÊU TÓP MỠ
Cách nấu nước dùng
– Làm sạch cua, khều gạch bỏ riêng, cua đem xay/giã rồi lọc.
– Phi hành xào cà chua nêm xíu nước mắm 1 muôi nước đun cho cà chua chín mềm ngấm mắm. Cho cà chua riêng ra bát.
– Đổ nước cua đã giã hoặc xay vào nồi đun lửa nhỏ, khuấy nhẹ cho thịt cua nổi lên, dùng muôi lỗ vớt thịt cua ra bát riêng. Đổ cà chua đã xào vào nồi nước cua đun sôi, thả đậu phụ chiên vào, nêm nếm vừa ăn.
– Cho thêm 2 thìa giấm táo để nước dùng lẩu cua có vị chua thanh, mọi người có thể cho bỗng rượu nhé, nói chung tùy theo khẩu vị.
– Cuối cùng là phi hành khô, cho gạch cua vào xào thơm rồi cho vào nồi nước dùng. Bước này quyết định vị thơm đặc trưng của nước dùng riêu cua. (Ai thích màu đỏ đẹp thì cho vào nồi 1 thìa dầu điều). Nếu lấy nước dùng làm lẩu thì dùng bột ớt ngọt xào với cà chua để nước lẩu có màu đẹp hơn. Cuối cùng mới thả thịt cua (hay gọi là gạch cua đó) lúc trước đã vớt ra vào nồi nước dùng là xong.
Sau khi nấu nước dùng xong thì chuẩn bị bún, thịt bò, tóp mỡ, đậu rán, rau sống vào bát rồi chan nước dùng lên.
>>>>>Xem thêm: Ăn món chay Thái tại Sài Thành