Không chỉ dùng làm rau gia vị, cây này còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà ít người biết.
Rau mùi được biết đến là một trong những loại rau gia vị quen thuộc trong nhà bếp của mỗi gia đình. Loại rau này có mùi thơm đặc trưng thường dùng cho các món bún, cháo, phở…
Không chỉ có mùi thơm đặc biệt, ít ai biết rau mùi còn là kho dinh dưỡng. Nó chứa các vitamin như A, C, nhóm B, K cùng lượng lớn canxi, sắt, phốt pho, magie cùng kali… Một nghiên cứu đã chỉ ra, trong rau mùi rất giàu vitamin C. Cứ 100g rau mùi sẽ bổ sung 140 mg vitamin C, con số này gấp 5 lần so với chanh. Bên cạnh đó, lượng beta-carotene cũng cao gấp 9 lần cà chua.
Chính nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà ăn rau mùi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm cholesterol, cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên loại bỏ gốc tự do, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Đặc biệt, rau mùi còn có khả năng hạ huyết áp, lợi tiểu, kích thích bài tiết insulin nhờ đó ổn định đường huyết. Có thể nói toàn thân cây rau mùi đều là báu vật, không biết ăn nó thì quá đáng tiếc.
Có nhiều cách sử dụng rau mùi khác nhau, ngoài dùng làm rau gia vị bạn còn có thể muối chua ăn cũng rất ngon. Những cọng rau mùi giòn giòn, đậm vị, ăn món nào cũng hợp.
Rau mùi ngâm chua
Nguyên liệu
– Rau mùi: 500g
– Ớt
– Tỏi
– Xì dầu, đường, giấm, muối
Cách chọn rau mùi
1. Quan sát rễ
Để biết rau mùi có tươi ngon hay không bạn nên quan sát phần rễ. Nếu rễ rau có màu vàng thì thường rau đã già, thiếu dinh dưỡng, hương vị không ngon. Nên chọn rau có phần rễ màu xanh nhạt. Màu rễ càng đậm thì hương vị càng ngon.
2. Thân rau mùi
Dùng tay bẻ nhẹ thân rau mùi, nếu thấy cậng giòn, nhiều nước đó là rau tươi mới hái về. Trường hợp cậng rau héo, khó gãy thì đó là rau đã thu hoạch được vài ngày, hương vị bớt thơm ngon, dễ hao hụt dinh dưỡng.
3. Lá rau
Ưu tiên chọn những bó rau mùi có lá xanh. Nếu thấy có 5/10 lá ở phía gốc rau hơi ngả vàng thì không nên mua vì rau này đang sắp hỏng, dinh dưỡng hao hụt, ăn không còn ngon nữa.
Hướng dẫn làm rau mùi ngâm chua
1. Rau mùi mua về bạn cắt gốc, nhặt bỏ lá vàng rồi rửa thật sạch. Vớt rau mùi ra rổ cho ráo nước, bạn có thể dùng khăn giấy thấm cho rau khô ráo.
2. Phần sốt ngâm rau gồm: 1 bát giấm, 1 bát xì dầu, 1 chút đường phèn. Cho các nguyên liệu vào nồi sạch, bật bếp với ngọn lửa nhỏ và đun cho tới khi đường phèn tan hết thì tắt bếp để cho nguội.
3. Cắt rau mùi thành từng khúc dài vừa ăn. Tỏi và ớt thái nhỏ. Tùy vào khả năng ăn cay mà bạn có thể gia giảm lượng tỏi, ớt cho phù hợp với khẩu vị.
4. Lần lượt cho rau mùi, tỏi, ớt, 1 chút muối cùng đường trắng vào tô. Dùng đũa trộn đều, để rau khoảng 15 phút.
5. Sau khi ướp rau, phần sốt cũng đã nguội, bạn cho rau vào âu rồi đổ sốt lên trên. Trộn thật đều cho rau ngấm sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại. Cuối cùng, đậy kín nắp và cất rau mùi trong ngăn mát tủ lạnh. Món này để qua 1 đêm là có thể thưởng thức.
Rau mùi ngâm chua có vị đậm đà, hơi cay cay, chua chua ăn cực kỳ ngon. Nó có thể dùng để làm món ăn kèm giúp kích thích vị giác, giảm cảm giác ngấy cho các món dầu mỡ.
Nếu bạn chưa từng thử qua món này thì hãy bắt tay vào làm ngay nhé, đảm bảo không hối hận đâu. Lưu ý, bạn nên dùng đũa khô, sạch gắp rau mùi ra bát riêng để giữ cho món ăn không bị hỏng, nổi váng. Nên làm một lượng vừa đủ tránh cho rau bị quá chua làm giảm chất lượng của món ăn.
Rau này giải nhiệt rất tốt, ăn vào thải độc, nhuận tràng mà giá lại rẻ như cho, không biết thì thật tiếc
Rau này nấu món nào cũng ngon lại có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, ngừa hôi miệng, rất thích hợp với mùa hè.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Mùa hè rất dễ mắc bệnh vì thế bạn không thể chủ quan. Chế độ ăn ngày hè cũng sẽ tập trung vào các thực phẩm thanh mát, giàu kali và có khả năng giải nhiệt tốt.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mùa hè nên ăn nhiều rau sẽ tốt hơn thịt. Đặc biệt, nên bổ sung rau có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như rau muống.
Đây là loại rau mùa hè ngon, bổ, rẻ, có tính kiềm nên thanh mát, giải độc rất tốt. Rau này có vị ngọt, giàu kali, clo cùng nhiều nguyên tố khác. Ăn rau muống thường xuyên giúp mát m.áu, giải độc. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong rau cao sẽ thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn, hỗ trợ giải độc, nhuận tràng.
Đặc biệt, chất diệp lục có ở rau muống còn giúp làm sạch răng và ngừa tình trạng hôi miệng. Chính bởi những lý do trên mà rau muống được xem là rất thích hợp cho mùa hè.
Có nhiều cách chế biến rau muống khác nhau. Bên cạnh luộc, xào tỏi, nộm theo cách thông thường, hôm nay Bếp Eva sẽ giới thiệu tới bạn 2 cách làm rau muống đơn giản, thơm ngon, ai cũng có thể áp dụng thành công.
Rau muống xào cay
Nguyên liệu
– Rau muống: 1 mớ
– Tỏi
– Ớt khô
– Hành
– Đậu phụ lên men
– Nước tương nhạt
– Bột nêm
– Dầu hào
– Đường
– Muối
– Nước lọc
Cách làm
1. Rau muống mua về bạn nhặt bỏ phần gốc già, lá vàng, rửa sạch rồi đem thái thành từng khúc dài chừng 2 – 3 cm.
2. Tỏi, hành, ớt thái nhỏ.
3. Cho đậu phụ lên men vào bát rồi dùng thìa tán nhuyễn. Nêm vào đây 1 thìa nước tương nhạt, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu hào, 1 thìa đường, 1 thìa cà phê muối, nước lọc sau đó khuấy thật đều để gia vị tan đều hòa thành sốt sánh sệt.
Nhiều người thắc mắc vì sao lại cho đậu phụ vào rau muống. Trên thực tế, đậu phụ và rau muống là sự kết hợp tuyệt vời. Các đầu bếp lâu năm tiết lộ, khi nấu chung 2 loại thực phẩm này sẽ tạo nên món ăn có hương vị rất ngon. Rau muống giòn giòn thêm vị béo ngậy từ đậu phụ làm tăng sức hấp dẫn cho món ăn này.
4. Đun nước sôi rồi cho rau muống vào chần sơ. Nhớ thêm một vài giọt dầu ăn, muối vào nồi canh để rau xanh, giòn ngon. Chần rau khoảng 30 giây thì bạn vớt ra cho vào bát nước lạnh, bước này sẽ giữ cho rau giòn hơn.
5. Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành, tỏi, ớt khô sau đó cho rau muống đã chần vào xào chừng 30 giây thì trút phần sốt đậu pha trước đó vào đảo chung. Đảo đều tay cho rau ngấm gia vị thì tắt bếp.
6. Gắp rau muống vừa xào ra đĩa và thưởng thức.
Những cọng rau muống giòn ngon, đậm vị, có chút cay cay, tê tê của ớt khô thêm phần kích thích vị giác.
Canh rau muống nấu lạc
Nguyên liệu:
– Rau muống: 1 bó
– Lạc sống: 50g
– Dầu ăn
– Gia vị
Cách làm
1. Rau muống bạn nhặt sạch cọng già, lá vàng, đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Đun nước sôi rồi bỏ rau muống vào chần khoảng 30 giây thì vớt ra.
2. Lạc sống giã dập, không giã quá nhuyễn.
3. Đun nóng dầu ăn, cho lạc đã giã dập vào xào thơm. Chú ý, không xào lạc quá kỹ dễ bị cháy, khét. Khi lạc đã thơm bạn thêm vào đây 1 chút nước đun sôi là được.
4. Nồi canh sôi, bạn cho rau muống thái nhỏ vào. Nêm thêm vào nồi hạt nêm, muối, dầu mè cho vừa miệng. Đun tiếp khoảng 20 giây thì tắt bếp.
5. Múc canh ra bát và thưởng thức.
Rau muống giòn, canh đậm vị, lạc béo ngậy làm tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn.
Những ngày thời tiết nắng nóng mà chưa biết ăn gì thì hoàn toàn có thể học làm ngay 2 món ăn từ rau muống này, đảm bảo cả nhà ai cũng tấm tắc khen ngon.