Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Mẹ có thể thay đổi thực đơn với những món ăn làm từ rong biển này, đảm bảo bé sẽ rất thích.

Rong biển vốn là nét đặc trưng trong ẩm thực Hàn Quốc từ xa xưa. Trong những bữa ăn thông thường của người Hàn, lá rong biển kim được cắt miếng nhỏ và ăn như một món ăn phụ. Rong biển rất tốt cho sự phát triển của trẻ nếu cha mẹ biết cân đối dinh dưỡng và chế biến rong biển đúng cách. Hiện có rất nhiều phương pháp chế biến rong biển khác nhau, tùy vào sở thích của từng bé mà mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.

Độ t.uổi thích hợp được khuyến nghị để sử dụng rong biển cho bé là trên 6 tháng t.uổi. Đây là giai đoạn hệ tiêu hoá của trẻ đang phát triển hoàn thiện và không còn non nớt. Tuy nhiên, rong biển chứa hàm lượng I-ốt khá cao, chỉ nên cho bé ăn khoảng 1 – 2 lần một tuần hoặc chia thành từng bữa nhỏ và không cho ăn quá nhiều một lúc.

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Khánh Linh hướng dẫn 3 món ăn từ rong biển ngon cho bé.

Mới đây, Khánh Linh (23 t.uổi, sống tại Hà Nội) đã chia sẻ 3 món ăn làm từ rong biển, mẹ có thể thử làm cho bé yêu nhà mình, đặc biệt với các bé không thích ăn rau thì đây là lựa chọn cực kỳ phù hợp.

Món Kimbap hoa

Nguyên liệu có thể thay đổi theo sở thích, miễn sao phần bông hoa mỗi cánh và nhụy hoa là một màu khác nhau.

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Nguyên liệu

Rong biển; Dưa chuột; Cà rốt; Ớt chuông (xanh, đỏ); Thanh cua; Trứng; Cơm; Gia vị: dầu mè, muối, dấm gạo.

Các bước thưc hiện

1. Sơ chế rau củ:

– Cà rốt, ớt chuông thái sợi nhỏ và xào sơ với chút dầu chút muối để dễ cuốn hơn.

– Rau cải thái đoạn nhỏ, xào chín, sau đó trộn với 1 thìa cà phê dầu mè, ít muối.

– Dưa chuột, trứng rán thái sợi nhỏ và thanh cua cũng xé sợi nhỏ.

2. Cơm nấu xong để nguội rồi trộn với 1 thìa dầu mè, 1 thìa dấm gạo, 1 thìa muối.

3. Lá rong biển cắt thành 2 loại:

– Cắt rong biển thành 4 miếng vuông (12×10cm): dùng để cuộn từng nguyên liệu thành những cuộn nhỏ đường kính 0,5 cm. Dùng nước để dính mép rong biển, tránh bị bung ra.

– Cắt đôi lá rong biển (24×10cm): trải đều cơm vào lá rong biển, sắp xếp các cuộn nhỏ thành hình bông hoa rồi tiến hành cuộn lại. Có thể sử dụng mành cuốn để cuốn dễ dàng hơn.

Tương ớt trộn với mayonaise là có ngay bát sốt “thần thánh” của món ăn này rồi.

Rong biển kẹp hạt dinh dưỡng

Rong biển hạt dinh dưỡng có vị ngọt nhẹ, bùi của các loại hạt, giòn rụm kèm vị đặc trưng của rong biển. Có thể ăn sáng nhẹ bằng món này hoặc lúc đói, tuy nhiên không nên cho bé ăn quá nhiều.

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Nguyên liệu

20g đường; 100g mạch nha/cornsyrup; 40g nước; 15g nước tương; Hạt hạnh nhân thái lát; Hạt bí, hướng dương; Mè đen/trắng.

Cách làm

1. Đun hỗn hợp nước xốt bao gồm: 20g đường 100g corn syrup 40g nước 15g nước tương. Nước sốt để nguội hoàn toàn mới thể dùng phết lên lá rong biển (chờ nguội khoảng 10 phút).

2. Phết đều nước sốt lên một nửa lá rong biển, rắc đều các hạt dinh dưỡng lên lá rong biển. Phết nước sốt lên nửa còn lại của lá và gập lại làm đôi.

3. Dùng giấy nến để ép chặt 2 mặt của rong biển để hạt dính lá, giúp hạt dinh dưỡng không bị rơi ra ngoài sau khi nướng xong.

4. Lót giấy nến vào giỏ chiên và cho rong biển vào nướng. Cho vào nồi chiên không dầu hoặc lò nướng, 120 độ C, 10 phút. Sau 5 phút lật mặt lại và tiếp tục nướng.

5. Nhân lúc còn nóng, d.ùng d.ao c.ắt thành miếng vừa ăn, tránh để nguội khi cắt sẽ bị vỡ miếng snack.

Lưu ý: Món này để nguội rồi cất lọ kín cũng bảo quản được lâu trong tủ lạnh, thời tiết nóng không nên để ở ngoài vì sẽ làm mạch nha bị chảy và snack bị mềm ỉu, không giòn nữa.

Snack rong biển phô mai

Món này làm cực kì dễ mà lại ngon nhé các mẹ. Vừa có khoai tây chiên vừa có phô mai, bé nào lại không thích.

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Chiên bằng nồi chiên không dầu mà vẫn giòn rụm, cực kì ít dầu mỡ, yên tâm cho các con thưởng thức

Nguyên liệu

Dầu ăn; Khoai tây; Rong biển; Bột phô mai.

Thực hiện

1. Khoai tây nạo vỏ, cắt thành khối chữ nhật. Cắt thành các khối nhỏ 7×2cm. Sau đó dùng nạo bào thành các lát mỏng dài.

2. Cắt lá rong biển thành các lát dài khoảng 7×1,5cm, sao cho chiều rộng lá rong biển bé hơn khoai tây. Xếp rong biển và khoai tây chồng lên nhau và tiến hành cuộn lại thành những vòng tròn nhỏ. Dùng tăm ghim cố định lại, 2 cuộn rong biển/1 tăm.

3. Trộn các cuộn khoai tây đã cuộn xong với ít dầu ăn để chiên giòn hơn, rồi xếp vào giỏ chiên. Chiên trong nồi chiên không dầu với 200 độ C, 9-10 phút.

4. Sau khi chiên xong, trộn khoai tây với bột phô mai rồi thưởng thức. Khi ăn nhớ rút tăm nhé.

Chúc các mẹ làm 3 món này thật thành công nha!

Loại thực phẩm này kali gấp 12 lần chuối, mùa hè ăn nhiều rất tốt, ai chưa biết nhớ lưu lại

Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là kali nên rất tốt cho sức khỏe, hơn thế nó cũng cực kỳ hợp với mâm cơm ngày hè.

Thời tiết nóng nực, cơ thể con người cần được bổ sung nước và các chất cần thiết như đường, natri, kali để tránh nguy cơ mất cân bằng điện giải.

Việc bạn bị hụt lượng kali quá lớn cũng sẽ gây ra tình trạng hạ kali trong m.áu gây mệt mỏi, đau, buồn nôn, nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng.

Dưới đây là 5 thực phẩm có hàm lượng kali “cao chót vót” mà mâm cơm mùa hè nhà nào cũng nên có.

5. Long nhãn

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách này là long nhãn. Theo tính toán, cứ 100g long nhãn sẽ chứa khoảng 1384mg kali. Bên cạnh đó, trong long nhãn còn rất giàu các dưỡng chất khác giúp bổ khí, dưỡng huyết, cường não, an thần và giữ ấm cơ thể.

Gợi ý món ngon: Trà long nhãn táo tàu

– Long nhãn, táo đỏ bạn rửa thật sạch. Riêng táo đỏ nhớ tách chúng làm đôi để lấy đi phần hạt cứng bên trong.

– Cho táo đỏ, long nhãn vào nồi sạch, thêm nước vừa đủ sau đó bật bếp, đậy nắp đun sôi.

– Để lửa lớn cho tới khi nồi chè sôi bạn vặn nhỏ đun thêm 20 phút nữa là được. Lúc gần bắc xuống, cho vào đây 1 chút đường nâu để tạo vị ngọt đậm đà cho món chè.

– Kiểm tra thấy đường tan thì tắt bếp, múc chè ra bát và thưởng thức.

4. Đậu nành

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Đậu nành hay còn gọi là đậu tương. Đây là một trong những loại hạt rất giàu dinh dưỡng. Ước tính, cứ 100g đậu nành sẽ cung cấp khoảng 1503 mg kali. Không chỉ vậy, trong đậu nành còn rất giàu đạm thực vật và các nguyên tố vi lượng khác tốt cho sức khỏe.

Gợi ý món ngon: Đậu nành trộn hành lá

– Đậu nành bạn rửa sạch, ngâm nước chừng 4 tiếng cho nở căng.

– Vo sạch đậu nành sau đó cho vào nồi, thêm nước, hạt tiêu, hoa hồi, hành lá, gừng, lá nguyệt quế, muối và đậy nắp vung lại đun chừng 20 phút.

– Vớt đậu nành ra bát, thêm vào đây hành lá thái nhỏ, ớt băm, muối, đường, xì dầu nhạt, dầu hào, giấm balsamic, dầu mè và trộn đều lên là có thể thưởng thức.

3. Nấm tuyết

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Nấm tuyết hay còn được biết đến với một cái tên dân dã là mộc nhĩ trắng. Cứ 100g nấm tuyết sẽ chứa 1588 mg kali. Ngoài ra, nấm trắng cũng có nhiều công dụng trong việc làm đẹp của các chị em.

Gợi ý món ngon: Chè nấm tuyết hạt sen

– Nấm tuyết mua về bạn đem ngâm trong nước lạnh khoảng vài giờ cho nở, rửa lại thật sạch sau đó cắt bỏ chân, xé nhỏ. Lưu ý, nấm tuyết xé càng nhỏ nấu chè càng ngon. Phần hạt sen bạn ngâm chừng 1 – 2 tiếng cho mềm.

– Bỏ nấm tuyết vào một nồi nước lạnh, thêm bát nước cùng với hạt sen, táo đỏ rồi đậy nắp, bật bếp đun sôi.

– Khi nồi chè sôi, bạn vặn lửa nhỏ và đun thêm 40 phút nữa thì cho đường phèn, kỷ tử. Kiểm tra thấy đường đã tan hết thì nêm nếm lại cho hợp khẩu vị, tắt bếp rồi bắc xuống.

– Múc chè ra bát và thưởng thức. Món chè nấm tuyết hạt sen này ăn vừa ngon, thanh mát lại nhiều vị thuốc tốt cho sức khỏe.

2. Rong biển

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Nhắc đến các thực phẩm giàu kali thì chắc chắn không thể bỏ qua rong biển. Trung bình, cứ 100g rong biển sẽ cung cấp khoảng 1796 mg kali. Bên cạnh đó, trong rong biển còn giàu magie – chất giúp việc hấp thu kali trở lên hiệu quả hơn.

Gợi ý món ngon: Canh rong biển tôm khô

– Rong biển bạn rửa sạch, ngâm nở sau đó vớt ra cho ráo.

– Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành và cho cà chua thái hạt lưu vào xào chín.

– Thêm một bát nước, đậy nắp vung sau đó bật bếp đun cho canh sôi.

– Lần lượt cho tôm khô, rong biển vào. Nêm thêm 1 chút nước tương nhạt, muối, hạt tiêu cho vừa khẩu vị của gia đình.

– Khi canh sôi trở lại, hãy cho thêm 1 – 2 thìa nước bột năng để canh sánh lại trông ngon hơn.

– Rưới phần trứng gà đã đ.ánh tan vào nồi sau đó khuấy đều lên để tạo đường vân đẹp mắt. Tắt bếp, múc canh ra bát, rắc lên trên một chút rau mùi, hành khô là hoàn thành.

1. Nấm tùng nhung (Matsutake)

Ngày cuối tuần, mẹ thử làm 3 món ăn với rong biển cho bé không thích ăn rau

Nấm tùng nhung hay Matsutake là một trong những loại nấm ngon và bổ dưỡng hàng đầu hiện nay. Cứ 100g nấm tùng nhung sẽ chứa khoảng 3106 mg kali, con số này gấp 12 lần chuối, 17 lần cà chua. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, nấm tùng nhung chỉ bổ sau nấm linh chi, ăn thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

Gợi ý món ngon: Nấm xào thịt

– Nấm tùng nhung rửa sạch, thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Bạn cho nấm đã sơ chế vào chảo rồi xào sơ để loại bỏ bớt phần nước thừa.

– Đun nóng dầu ăn, cho thịt ba chỉ thái mỏng vào xào tới khi gần chín thì thêm hành lá, gừng, tỏi vào đảo chung.

– Trút phần nấm đã sơ chế vào đảo đều, gia vị nêm gồm nước tương nhạt, đường, muối cho thịt và nấm đậm đà.

– Nấm và thịt đã chín, bạn thêm 1 – 2 thìa nước bột năng vào đảo cho phần sốt sánh sệt là được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *