Những ngày lễ Tết sắp tới, bạn hãy thử vào bếp và trổ tài làm ngay những món kẹo mứt thơm ngon để đón khách nhé!
Cách làm mứt xoài dẻo
Nguyên liệu
600gr xoài
1 muỗng canh phèn chua
1 viên vôi tôi
4 lít nước
Gia vị:đường
Các bước làm
Xoài mua về bạn gọt sạch vỏ rồi cắt dọc xoài, sau đó bạn cắt xoài thành những miếng vừa ăn.
Bạn pha 1 viên vôi tôi với 2 lít nước và đợi cho nước trong và lắn phần cặn côi.
Bạn cho nước sôi trong ngập mặt phần xoài đã cắt miếng, ngâm nước vôi trong 8 giờ. Sau đó rửa thật sạch lại với nước vài lần cho hết mùi vôi trong.
Bạn bắc nồi lên bếp và thêm 2 lít nước và thêm 1 muỗng canh phèn chua và đun sôi. Sau đó cho xoài vào chần 1 phút rồi vớt ra, rửa lại dưới vòi nước.
Sau đó bạn xoài vào hộp, thêm đường sao cho ngập bề mặt và ướp trong 6 tiếng.
Bắc lên bếp một cái chảo lên bếp rồi cho phần xoài vào sên với lửa nhỏ đến khi nước đường cạn và xoài dẻo, trong là hoàn thành.
Cách làm mứt dừa
Nguyên liệu
1kg cơm dừa
500gr đường
Bột dành dành
4 ống vani
Gia vị: Muối
Các bước làm
Phần cơm dừa mua về thì bạn gọt vỏ lụa, tiến hành bào mỏng. Tiếp đến, bạn cho hết cơm dừa vào rửa 5 – 6 lần và dùng tay bóp nhẹ để loại bỏ hết phần tinh dầu trong dừa. Cuối cùng, bạn vớt ra rổ và để ráo.
Để giúp cơm dừa được ngon và bảo quản lâu hơn bạn cần rửa và bóp nguyên liệu nhiều lần đến khi nước rửa không còn đục là đạt chuẩn.
Bạn cho hết phần dừa vào thau và tiến hành ướp với 500gr đường, 1 muỗng cà phê muối và trộn đều nguyên liệu. Các bạn có thể ướp khoảng 5 – 6 tiếng để nguyên liệu thấm gia vị.
Lưu ý: Bạn ướp đến khi miếng dừa trong là nguyên liệu đã ngấm gia vị rồi đấy!
Bạn cho 1 muỗng canh bột dành dành vào chén pha cùng 100ml nước nấu sôi rồi tiến hành trộn đều rồi ủ hỗn hợp trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn cho hỗn hợp qua rây để lọc lấy phần nước.
Đầu tiên cho hết dừa vào chảo sên với lửa lớn rồi cho hết phần hỗn hợp dành dành vào và trộn đều. Sau khi nước đường rút dần thì bạn sên mứt từ từ với lửa nhỏ.
Công đoạn tiếp theo, bạn cho thêm 4 ống vani vào và tiếp tục trộn đều tay. Bạn tiếp túc đảo đều nguyên liệu đến khi thấy dừa kết tinh và không còn kéo chỉ được thì tắt bếp. Sau khi tắt bếp vẫn phải trộn đều để mứt được tơi đều ngon hơn.
Cuối cùng, cho mứt dừa ra rỗ và để nguội là có thể thưởng thức được món mứt dừa thơm ngon, tròn vị.
Cách làm mứt sen khô
Nguyên liệu
Hạt sen khô 300g
Đường trắng 450g
Trà lài 70g
Các bước làm
Bạn lấy 300g hạt sen khô, ngâm với nước khoảng 4 tiếng cho hạt sen nở mềm.
Bạn bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi, cho hạt sen vào luộc khoảng 10 phút. Nhớ đảo đều cho hạt sen chín đều, không bị dính nồi.
Sau khi luộc hạt sen xong, bạn vớt ra rổ để cho ráo. Sau đó cho hạt sen ra tô và cho 200g đường trắng vào hạt sen, trộn đều. Và để hạt sen ngấm đường trong khoảng 4 tiếng.
Bạn cho 70g trà hoa lài vào ấm, đổ thêm 300ml nước sôi vào để hãm trà trong 5 – 10 phút.
Sau đó, bạn cho nước trà đã pha vào phần hạt sen và ngâm tiếp 2 tiếng.
Sau 2 tiếng, vớt hạt sen ra ngoài, để ráo.
Bạn hãy bắc 1 chiếc chảo to lên bếp, cho vào 250g đường và 100ml nước, đun lửa nhỏ cho đường tan ra. Sau đó, đổ phần hạt sen đã ngâm vào chảo, sên với lửa nhỏ trong 30 phút.
Sên đến khi đường khô lại là hoàn thành rồi.
Mứt hạt sen làm theo cách này có vị ngọt vừa phải, cắn vào thấy bùi bùi không bị bở lại thơm mùi tà hoa nhài rất hấp dẫn, hãy thử làm ngay nhé!
Cách làm mứt tắc
Nguyên liệu
500g tắc
250g đường
Gia vị: Ớt bột, muối
Các bước làm
Đầu tiên, tắc khi mua về bạn bỏ đi cuống lá rồi mang đi rửa thật sạch. Tiếp theo, bạn dùng dao khía xung quanh vỏ tắc thành 4 – 6 phần tùy theo sở thích, lưu ý chừa 2 đầu tắc.
Bạn dùng tay ấn xuống nhẹ nhàng đến khi nước tắc và hạt chảy ra ngoài để mứt tắc khi sên xong không bị đắng, bạn lọc phần nước qua rây và bỏ hạt, làm tương tự cho đến hết.
Mẹo hay: Việc cắt khía xung quanh tắc sẽ giúp bạn vắt được hết nước tắc và hạt ra ngoài dễ dàng, khi thành phẩm cũng có tạo hình thêm đẹp mắt.
Bạn bắc nồi lên bếp và cho vào 1 lít nước, thêm vào 1 muỗng canh muối hạt rồi đun sôi. Khi nước đã sôi, bạn cho vỏ tắc vào trụng sơ rồi tắt bếp, đậy nắp và ngâm tắc trong khoảng 10 phút, điều này giúp cho tắc ra hết tinh dầu trong vỏ, khi ăn sẽ không bị the và đắng.
Tiếp theo, bạn vớt vỏ tắc ra ngâm trong nước đá lạnh đến khi nguội hoàn toàn. Sau đó, bạn rửa sạch lại thêm một lần nữa và dùng tay ấn chặt vỏ tắc để nước chảy ra ngoài.
Mẹo hay: Ngâm tắc trong nước lạnh sẽ giúp tắc giảm nhiệt nhanh và vỏ sẽ không bị mềm.
Đối với công đoạn này, bạn cho 250g đường vào 500g tắc, thêm 2 muỗng canh nước tắc rồi trộn đều nhẹ nhàng để không bị nát vỏ tắc. Bọc kín và để tắc nghỉ khoảng 4 tiếng để đường tan ra và ngấm đều vào tắc
Mẹo hay: Nếu bạn muốn ăn mứt hơi chua thì có thể thêm nước cốt tắc vào. Ngoài ra, khi thêm đường vào thì bạn không cần trộn đều mà để đường tự tan ra, sẽ hạn chế việc mứt tắc bị đứt hay rách hết cánh.
Bạn bắc chảo lên bếp và cho tắc vào sên trên lửa lớn. Đến khi nước đường sôi lên, bạn hạ lửa vừa và tiếp tun đun đến khi nước đường sệt lại, bạn có thể lật mặt để mứt tắc ngấm đều cả 2 mặt, khi bạn thấy mứt trở nên trong là đạt.
Bạn vớt mứt tắc ra ngoài để làm mứt chua ngọt. Đối với còn lại, bạn cho thêm muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê ớt bột và tiếp tục đun ở lửa nhỏ trong khoảng 2 phút cho phần nước đường sôi trở lại, để muối tan ra và ớt bột bám đều lên trên mứt để làm mứt chua cay mặn ngọt.
Để bảo quản mứt, bạn có thể đem ra phơi nắng khoảng 2 – 3 tiếng nếu nắng to hoặc đặt vào lò sấy ở nhiệt độ 100 độ C khoảng 30 phút, mở hé cửa lò rồi cho vào lọ thủy tinh.
Mẹo hay: Khi đem phơi nắng thì bạn nên phủ thêm một lớp vải mùng lên trên, để tránh bụi bẩn hay côn trùng bay vào.
Cách làm mứt cà rốt
Nguyên liệu
1kgcà rốt
600g đường cát trắng
Bột vani
1 cục vôi nhỏ khoảng 30g (hoặc vôi bột cũng được)
Các bước làm
Hòa vôi với khoảng 2 lít nước rồi chờ cho đến khi vôi tan và lắng cặn xuống đáy thì gạt lấy phần nước vôi trong bên trên cho ra thau.
Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành khoanh dày khoảng 0.5cm, nếu thích thì có thể tỉa hoa cho đẹp.
Cho hết cà rốt vào phần nước vôi trong ngâm trong vòng 1-2 giờ sau đó vớt ra và rửa lại nhiều lần với nước sạch.
Xếp 1 lớp cà rốt vào nồi rồi cho đường vào, lặp lại cho đến khi hết nguyên liệu, ướp cho đến khi đường tan hết.
Cho nồi cà rốt lên bếp đun ở lửa trung bình cao, thỉnh thoảng đảo đều cho cà rốt được ngấm đường.
Khi thấy nước đường cạn gần hết thì bạn hạ nhỏ lửa hết mức rồi đảo đều cho đến khi thấy đường kết tinh thành một lớp bột trắng mịn bao quanh cà rốt thì cho vào một vài giọt vani rồi đảo nhanh tay và tắt bếp và nhấc nồi ra.
Tiếp tục đảo khoảng 1-2 phút nữa là món mứt đã hoàn thành.
Đợi cho mứt khô và nguội hoàn toàn thì mới cho vào túi zip hoặc hộp đậy kín.
Cách làm mứt dừa non dẻo và hấp dẫn cho ngày Tết Quý Mão
Mứt dừa là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Hướng dẫn cách làm mứt dừa non dẻo thơm và đơn giản cho dịp Tết Nguyên đán.
Cùng vào bếp với VietNamNet để thực hiện món mứt ngon này.
1. Nguyên liệu làm mứt dừa non
Cùi dừa non: 1kg
Đường trắng: 500g
Sữa tươi: 50ml
Chanh: 1 quả
Vani: 2 ống
Lá dứa, lá cẩm
Chọn cùi dừa non làm mứt dừa (Ảnh: Giáo Dục và Thời Đại)
2. Cách làm mứt dừa non dẻo ngon
Bước 1: Nạo dừa
Dừa non mua về gọt sạch phần vỏ nâu. Sau đó nạo dừa thành những sợi mỏng vừa. Để được sợi dừa dài, bạn có thể nạo vòng quanh bằng dao hai lưỡi, so với sợi dừa bánh tẻ sẽ dầy hơn một chút thì khi ăn mứt sẽ mềm, dẻo.
Bước 2: Ngâm dừa
Do dừa non rất nhiều dầu nên bạn cần ngâm để khử dầu dừa.
Cụ thể, chuẩn bị một thau nước nhỏ, vắt 1 quả chanh vào và cho phần cùi dừa đã nạo vào ngâm khoảng 2 tiếng rồi rửa sạch lại với 2 – 3 lần nước. Sau đó để dừa ráo nước.
Bước 3: Nhuộm màu, tạo vị cho mứt dừa
Lá dứa hoặc lá cẩm (tùy màu và vị bạn thích mà chọn loại hoa quả tương ứng)… xay sinh tố, trộn với 300ml nước, lọc bỏ bã. Ngâm cùi dừa đã nạo vào tầm 20-30 phút đến khi miếng dừa chuyển sang màu xanh của lá dứa hoặc màu tím của lá cẩm thì đổ ra rổ, để ráo, bỏ phần nước lá dứa hoặc lá cẩm đi.
Bước 4: Ướp đường
Cho dừa vào một thau to kèm với 500g đường rồi đảo đều lên, để ướp từ 4 – 6 tiếng cho đến khi tan hết đường. Trong quá trình ướp dừa, cứ mỗi 30 phút thì bạn nên đảo nhẹ dừa để đường ngấm đều.
Bước 5: Sên mứt dừa
Cho dừa và nước đường vào chảo rộng lòng và sên ở độ lửa vừa cho đến khi nước đường sôi thì hạ lửa xuống, tiếp tục đảo đều tay. Khi thấy nước đường bắt đầu cạn, bạn cho thêm 50ml sữa tươi vào và đảo lên. Lưu ý là trong quá trình sên đường, không nên đảo liên tục sẽ bị lại đường.
Tiếp tục sên cho đến khi đường cạn, bắt đầu cô đặc lại thì tắt bếp. Bạn có thể thêm vani và đảo cho đến khi kết tinh đường ra hết, sợi dừa khô hẳn. Cuối cùng, đổ dừa ra mâm để nguội hoàn toàn thì cho vào túi zip dùng dần hoặc bỏ vào lọ đã luộc qua, để khô, đậy kín.
Mứt dừa là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết (Ảnh: Đời Sống và Pháp Luật)
3. Cách bảo quản mứt dừa non không bị chảy nước
Để tránh tình trạng ngày hôm sau mứt dừa non lại bị ướt, bạn nên mang mứt dừa sau khi bỏ từ chảo ra đã khô hong trước quạt. Bạn cũng có thể đem phơi nắng hoặc cho vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ 100 độ C cho mứt dừa khô hẳn.
Có một cách nữa là bạn có thể bỏ phần dừa bị ướt đó lên chảo sên lại, mứt dừa sẽ khô ráo hơn. Sau đó cho vào túi buộc chặt.
Vì dừa non lượng nước trong cùi nhiều hơn cùi dừa già nên bạn ngâm đường lâu hơn chút để dừa non tiết ra nhiều nước hơn khi sên mứt sẽ khô ráo hơn.
Mứt dừa non nhiều dầu nên sẽ nhanh ướt hơn, bạn chỉ nên sử dụng trong tầm 20 ngày để được món mứt thơm ngon nhất.
Cách làm mứt dừa non như trên thực sự không quá phức tạp. Chúc bạn thành công!
Cách làm mứt dừa non như trên thực sự không quá phức tạp. Chúc bạn thành công!