Món chè là món ăn vặt yêu thích của nhiều người vào những ngày nắng nóng, đặc biệt là chè khoai dẻo ngũ sắc.
Món chè khoai dẻo ngũ sắc dưới đây không chỉ ngon miệng với vị ngọt thanh thơm mát mà còn không khiến bạn bị ngán hay làm bạn tăng cân đâu nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu để làm chè khoai ngũ sắc:
1. Khoai môn 300g
2. Khoai lang tím 140g
3. Khoai lang ruột đỏ 150g
4. Bột năng 60g (chia làm 3 phần, mỗi phần 20g)
5. Bột trà xanh 12g
6. Bột năng (để làm vị trà xanh) 50g
7. Đường cát 40g (lượng đường nhiều hay ít có thể thay đổi tùy theo sở thích ăn ngọt).
8. Bột báng 1 gói 100g
9. Sưa tươi, nước cốt dừa
Cách làm chè khoai ngũ sắc:
Bước 1: Khoai lang tím, khoai lang ruột đỏ, khoai môn sơ chế sạch vỏ. Sau đó thái khoai thành từng lát mỏng (thái mỏng khoai sẽ giúp khoai hấp nhanh chín).
Bước 2: Cho khoai lang tím, khoai lang ruột đỏ, khoai môn vào nồi hấp chín. Lưu ý: màu của khoai lang tím rất dễ lem sang các nguyên liệu khác, nên khi hấp thì nhớ để khoảng cách nhất định giữa các loại khoai.
Bước 3: Xay nhuyễn từng loại khoai và để riêng.
Bước 4: Cho từng loại khoai đã xay vào từng thố riêng biệt. Thêm vào mỗi thố khoai 10g đường và 20g bột năng. Sau đó trộn đều vào nhào thành khối dẻo mịn không dính tay.
Phần vị trà xanh thì cho bột năng vào thố, thêm bột trà xanh và 10g đường vào trộn đều. Tiếp đó đổ nước sôi (nước nóng khoảng 90-100 độ C) rồi dùng đũa khuấy đều. Sau đó nhào thành khối bột dẻo mịn không dính tay.
Lưu ý: Các loại khoai sau khi hấp chín thì xay nhuyễn khi còn nóng và khi trộn với bột năng thì khoai vẫn còn nóng để sau khi trộn bột sẽ có kết cấu dẻo mịn.
Bước 5: Lăn từng phần bột thành những dải tròn dài. Sau đó d.ùng d.ao c.ắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp theo rắc chút bột khô vào trộn đều để chống dính.
Lưu ý: Nếu không ăn hết thì bạn hãy cho những viên khoai này vào túi hoặc hộp rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi ăn chỉ việc mang ra luộc chín là được.
Bước 6: Đun sôi lượng nước thích hợp trong nồi. Khi nước sôi thì cho bột báng vào đun ở lửa nhỏ trong 10 phút sau đó tắt bếp. Đậy nắp rồi om bột báng trong 5 khoảng phút. Sau đó lại bật bếp, đun thêm 15 phút nữa là được. Vớt bột báng ra tô nước lạnh rồi để ráo nước.
Bước 7: Tiếp tục đun sôi một nồi nước. Cho các viên khoai dẻo vào luộc cho đến khi chín nổi lên trên mặt nước thì đun thêm 1 phút. Sau đó vớt ra tô nước lạnh để khoai không bị dính vào nhau.
Bước 8: Cho bột báng ra bát, thêm khoai dẻo vào. Thêm nước cốt dừa và sữa tươi vào bát chè rồi trộn đều là xong. (Tỷ lệ nước cốt dừa và sữa tươi là 1:1).
Thành phẩm chè khoai ngũ sắc:
Món chè khoai ngũ sắc là một món chè tưởng chừng như quá phức tạp để chế biến. Tuy nhiên quá trình chế biến món ăn này lại không hề khó như bạn nghĩ. Bạn chỉ cần chế biến từng viên khoai dẻo một lần sau đó bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh. Khi ăn chỉ việc lấy ra luộc chín là có ngay một món chè khoai dẻo ngọt rồi đấy. Đặc biệt, món chè khoai ngũ sắc có màu sắc rất bắt mắt, kích thích vị giác lắm ý. Vì thế, bạn hãy bỏ túi ngay cách làm chè khoai thơm ngon trên đây để đón mùa hè sắp tới nhé!
Chúc bạn làm được món chè khoai ngũ sắc thật ngon miệng!
Thêm hai công thức chè dưỡng nhan, vừa dễ nấu mà dưỡng da trắng khỏe trông thấy
Trời bắt đầu tăng nhiệt, hãy “thủ” ngay vài công thức nấu chè dưỡng nhan để dưỡng da trắng sáng nha chị em.
Chè dưỡng nhan là bí quyết làm đẹp được người xưa sử dụng từ hàng trăm năm trước để chăm sóc và cải thiện sức khỏe cũng như sắc đẹp. Chè dưỡng nhan thường được chế biến từ các loại thảo mộc và trái cây có tác dụng giúp tăng cường chức năng của cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa.
Các thành phần chính của chè dưỡng nhan thường bao gồm các loại thảo mộc như hoa hồng, trà xanh, cam thảo, nhân sâm, táo đỏ, lô hội và các loại quả như dâu tây, việt quất, nho và hạt chia, kỷ tử, nhựa đào. Nhờ sự kết hợp của các thành phần này, chè dưỡng nhan được coi là một loại thức uống tốt cho sức khỏe và làm đẹp tự nhiên.
Ngoài tác dụng chăm sóc da và tăng cường sức khỏe, chè dưỡng nhan cũng có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, chè dưỡng nhan ngày càng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là chị em phụ nữ. Ngoài ra, chè dưỡng nhan cũng không khó nấu. Chỉ với các nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp cũng giúp chị em nấu được bát chè dưỡng nhan thơm ngon, thanh mát và bổ dưỡng.
1. Chè trứng cút bo bo
Nguyên liệu cần thiết
Trứng cút – 6 quả, khoai mỡ – nửa củ, hạt bo bo – 60g, đường phèn.
Cách thực hiện
Rửa sạch hạt bo bo và ngâm nước trước khoảng 2 giờ. Trứng cút mang luộc, sôi khoảng 5 phút, vớt ra cho vào nước lạnh. Bóc vỏ và để bên dùng sau. Khoai mỡ rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.
Cho nước vào nồi, đổ hạt bo bo vào, đun sôi ở lửa lớn. Sau đó, hạ lửa nhỏ đun trong khoảng 30 phút.
Cho khoai mỡ đã cắt miếng vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng 5 phút. Tiếp đó, cho trứng cút vào, đun thêm 3 phút nữa.
Thêm đường phèn lượng thích hợp vào, nếu bạn thích ăn ngọt nhiều thì cho nhiều. Tuy nhiên, nên cho vừa phải để chè không bị ngọt quá. Đun đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Múc chè ra bát, để nguội và thưởng thức.
2. Chè long nhãn tứ bảo
Nguyên liệu cần thiết
Long nhãn – 60g, trứng gà – 1 quả, táo đỏ – 50g, đường nâu – 30g (nhiều hơn nếu thích tăng độ ngọt), kỷ tử – 10g. Tứ bảo ở đây gồm táo đỏ, trứng gà, kỷ tử, đường nâu (4 nguyên liệu quý trong chè dưỡng nhan).
Cách thực hiện
Long nhãn bóc vỏ, táo đỏ bỏ hạt. Cắt táo đỏ thành lát tròn. Rửa qua thịt long nhãn, táo đỏ và kỷ tử với nước sạch.
Cho long nhãn vào nồi, thêm nước đun sôi. Sau đó, cho táo đỏ vào đun thêm 5 phút.
Đập trứng gà ra bát, đ.ánh tan. Đổ vào nồi chè, đợi khoảng 30 giây thì vặn nhỏ lửa. Khuấy thật nhẹ. Sau đó cho kỷ tử vào nồi chè. Thêm đường nâu và đun đến khi đường tan hết.
Nên cho kỷ tử vào sau cùng vì chúng vừa hút nước, cho vào sớm sẽ đậm vị chua. Tắt bếp, múc chè ra bát và thưởng thức.
Chúc bạn thực hiện hai món chè dưỡng nhan trứng cút bo bo và chè long nhãn tứ bảo thành công!