Khám phá cách nấu cháo cua biển cho trẻ ngon và hấp dẫn nhất nhé. Cua biển là một trong những loại hải sản có thành phần chất dinh dưỡng cực kì cao và bổ dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bởi vậy, trong bài viết hôm nay, MRLVN sẽ chia sẻ với các bạn
Cách nấu Cháo cua biển với khoai mỡ
Nguyên liệu nấu cháo cua biển với khoai mãi
30g thịt cua tươi
10g mỡ heo
10g thịt heo nạc
100g khoai mỡ
Hành, ngò gai
Gia vị các loại
Các bước chế biến nấu cháo cua biển với khoai mỡ
Mỡ heo cắt nhỏ, thịt heo nạc cắt mỏng, cho vào tô nhỏ cùng với thịt cua xay mịn. Sau đó nêm gia vị, dùng muỗng to quết lại một chút. Để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
Khoai mỡ gọt vỏ, nạo nhuyễn.
Cho 200ml nước vào nồi, nấu sôi. Vo phần chả cua thành từng viên nhỏ thả vào nước sôi, đến khi các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Cho khoai mỡ vào nồi, nấu thành cháo sệt.
Khi cháo sôi, cho chả cua vào nấu lẫn, sôi lại thì nhắc xuống. Cho ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên.
2. Cách nấu cháo cua biển với rau bồ ngót
Nguyên liệu nấu cháo cua biển với rau bồ ngót
1 con cua biển nặng 500g
Bột gạo hoặc cháo trắng
Rau bồ ngót
Nước mắm
Các bước chế biến nấu cháo cua biển với rau bồ ngót
Cua rửa sạch, hấp chín trong vòng 15-20 phút. Gỡ phần thịt cua cho vào chén sạch.
Rau bồ ngót nhặt sạch, cắt nhỏ.
Cháo trắng cho vào nồi nhỏ, đun sôi, cho một phần nạc cua, rau ngót cắt nhỏ vào nấu cùng cho rau chín thì tắt bếp.
Trước khi cho bé thưởng thức, bạn nêm nếm chút nước mắm ngon để làm tăng hương vị cho món cháo.
3. Cháo cua biển với cà rốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu cháo cua biển với cà rốt
Thịt cua làm sẵn: 100g
Cà rốt: 1 củ
Ngô: 1/2 trái
Rau mùi: 1 nhánh
Hành khô: 1 củ
Gạo tẻ: lượng vừa phải
Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn cho trẻ.
Các bước nấu cháo cua biển với cà rốt
Luộc cua với sả và một ít gừng. Sau đó, gỡ thịt cua cẩn thận, tránh sót vỏ cua trong thịt.
Bắp gỡ lấy hạt, đem xay với nước.
Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước ngô xay, bắc lên bếp đun cùng nửa củ cà rốt cắt miếng to để nước ngọt hơn, nửa củ cà rốt còn lại đem băm nhỏ để bé dễ ăn.
Khi cháo sôi, cà rốt mềm, bạn vớt bỏ các miếng cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
Xé cho thịt cua tơi ra, cho dầu ăn vào chảo và phi nửa củ hành băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
Cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên, cuối cùng cho thêm rau mùi, dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào, trộn đều và cho bé thưởng thức.
Thông tin nấu cháo cua biển ngon, đơn giản tại nhà
Thời gian chuẩn bị nấu món ăn: 20M
Thời gian nấu ăn: 20M
Tổng thời gian nấu ăn: 40M
Món ăn tại nhà dành cho : 3 người
Món ăn cho bữa : sáng, trưa, tối
Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam
Tổng calories có trong món ăn: 400-600 calories
Trên đây là công thức nấu bữa trưa và cách nấu cháo cua biển cực ngon, đơn giản tại nhà mà MRLVN muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Chúc các bạn may mắn và thành công!
Loại củ xưa người nghèo hay ăn, nay chế biến thành món ngon, lại bổ cho sức khỏe
Loại củ này có kích thước lớn, khi ăn rất mềm, dẻo, bở tơi và có thể chế biến thành nhiều món ngon. Khi xưa, những người nông dân nghèo không đủ gạo ăn thường đào củ khoai, củ mài để độn cùng bữa cơm.
Những củ khoai vạc vì thế mà được người nghèo yêu thích bởi củ to lại dễ trồng, ăn ngon. Đến nay, khoai vạc được các chị, các mẹ sáng tạo nên nhiều món ăn ngon, nhờ thế mà nhiều người biết đến loại khoai này hơn, trở thành một nguyên liệu hấp dẫn lại tốt cho sức khỏe.
Khoai vạc chứa nhiều vitamin, khoáng chất cũng như chất chống oxi hóa. Tất cả khiến chúng trở thành một loại thực phẩm lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, khi nấu chín, khoai trở nên mềm hơn, ngọt và hấp dẫn.
Ở Việt Nam, khoai vạc còn có tên khác là khoai tím, khoai mỡ, củ mỡ… Loại củ này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và thường bị nhầm lẫn với khoai môn. Là một mặt hàng chủ lực bản địa của Philippines, hiện khoai vạc đã được trồng và ưa chuộng trên toàn thế giới.
Khoai vạc tím có vỏ màu nâu xám và thịt màu tím, kết cấu trở nên mềm như khoai tây khi nấu chín. Chúng có vị ngọt, bùi, được dùng trong nhiều món ăn khác nhau từ ngọt đến mặn. dễ nấu nhất là món canh khoai mỡ nấu với thịt băm hoặc sườn non. Thông thường bạn sẽ thấy khoai vạc được đ.ập dập chứ không cắt miếng, như vậy món canh sẽ có độ sệt. Tuy nhiên, nếu bạn cắt khoai thành miếng sẽ mang lại hình thức khác lạ và đẹp mắt cho món canh quen thuộc.
Khoai vạc cũng có thể là nguyên liệu nấu chè. Khoai khi nấu có vị béo béo, bùi bùi, ngậy ngậy và độ dẻo mềm thơm ngon, vì vậy khi kết hợp với cái thơm của nếp và nước cốt dừa, chè khoai vạc tạo nên một vị ngon khó tả. Thêm nữa, màu tím của khoai vạc tạo nên màu sắc hấp dẫn, đẹp mắt cho món ăn. Bạn cũng có thể thêm vào chè một ít ngô để bổ sung hương vị. Chè khoai vạc ăn nóng cũng ngon mà cho thêm vài viên đá vào cũng rất mát lành, lôi cuốn.
Bánh khoai vạc cũng là món ngon mà các bà nội trợ thường đổi bữa trong gia đình. Bánh được tạo ra đủ hình thù đẹp mắt tùy thuộc vào khuôn bánh. Thoa dầu vào khuôn, rồi cho hỗn hợp này vào vào xững nước sôi hấp 40 phút. Bánh chín để nguội lấy ra khỏi khuôn. Bánh dẻo, bùi, thơm của khoai, béo của dừa, độ ngọt vừa phải hòa quyện vào nhau. Nếu không ăn hấp thì bánh khoai vạc cũng có thể đem chiên lên. Bánh dùng bột năng nên sẽ tạo cho lớp vỏ bánh vị giòn và vị dẻo mềm bên trong bánh, không những vậy món bánh này còn có màu tím lạ mắt rất thú vị.
Ngoài việc chế biến làm thức ăn cho những bữa cơm, khoai vạc còn dùng nấu chè, làm bánh. Đặc biệt, khoai mỡ còn được dùng để đồ xôi cúng tổ tiên trong dịp lễ tết. Với màu tím gợi cảm, xôi vừa dẻo thơm vừa có vị ngọt bùi. Khi xôi còn nóng, múc ra đĩa hoặc lá chuối và rắc lên một ít mè rang là có thể dùng ngay.