Bánh tráng nước dừa Bình Định là một món ăn mang hương vị thơm ngon giòn tan đặc trưng của xứ dừa Tam Quan Bình Định.
Vậy nguồn gốc xuất sứ, điều gì tạo nên sự đặc trưng này và hương vị của Bánh tráng nước dừa Bình Định này như thế nào? Hãy cùng Hiquynhon tìm hiểu thông qua bài viết dưới này nhé!
Bánh tráng nước dừa Tam Quan – tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” nhất định phải thử khi đến Bình Định (Ảnh: Quà quê Bình Định)
Quy Nhơn – Bình Định, mảnh đất yên bình sải cánh cò bay cùng nhưng bãi biển dài thước tha nhuốm màu nắng hiền hoà, là mảnh đất ai ghé qua cũng đều nhung nhớ không chỉ vì cảnh đẹp mà còn vì nền ẩm thực nơi đây rất biết giữ chân du khách. Đặc biệt là những món ăn dân giã, những đặc sản miền quê thấm đậm chân tình của con người Bình Định. Và món bánh tráng nước dừa Bình Định là một minh chứng.
1. Lịch sử ra đời của bánh tráng nước dừa Bình Định
Bình Định được xem là quê hương nguồn cội của món bánh tráng, vì lịch sử ngày xưa tương truyền lại rằng: món bánh này được tạo ra trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt và khắc nghiệt.
Bánh tráng nước dừa Bình Định – tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” Tam Quan nhất định phải nếm thử (Ảnh: Quà quê Bình Định)
Bánh tráng chính là thực phẩm chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn vì lúc bấy giờ đội quân Tây Sơn cần một loại lương thực có thể giúp mọi người đi một đoạn đường dài gần 650km từ Phú Xuân đến Thăng Long đuổi giặc ngoại xâm.
Và kể từ giây phút đó bánh tráng đã tồn tại trong lịch sử ít nhất trên hai thế kỷ. Khác với quê hương chúng ta, bánh tráng ở miền Bắc người ta hay gọi là “Bánh Đa” vì sở dĩ lúc ra trận Đống Đa nghĩa quân Tây Sơn sử dụng bánh tráng phổ biến rộng rãi nên người ta hay truyền tai nhau với tên gọi là “Bánh trận Đống Đa” và về sau tối giản tên gọi là ‘ Bánh Đa”.
Bánh tráng nước dừa Bình Định là món ăn được quen thuộc hằng ngày – Ảnh: Sưu tầm
“Công đâu công uổng công thừa
Công đâu ghánh nước tưới dừa Tam Quan”
Câu thơ đã một phần khẳng định nét đặc trưng của huyện Tam Quan với làn dừa trải dài khắp cả huyện, cùng với sự khéo léo, ham muốn học hỏi, những người thợ làm bánh nơi đây đã nghiên cứu từ những nguyên liệu có sẵn đặc trưng tại quê nhà tạo ra món bánh tráng nước dừa Bình Định mang đặc trưng riêng và vô tình nó đã làm vang danh tên t.uổi nhờ hương vị thơm ngon giòn tan “ăn là nhớ” xứng đáng được xếp vào hạng mục đặc sản nổi tiếng của Quy Nhơn – Bình Định.
2.Thưởng thức hương vị “Ăn là nhớ” của bánh Tráng nước dừa Bình Định
“Hương thơm beo béo của dừa, vị giòn tan, ăn là nhớ” chính là điểm đặc trưng mà bánh tráng nước dừa Bình Định mang lại, chắc chắn sẽ không lẫn vào đâu được.
Tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” Tam Quan nhất định phải nếm thử (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh tráng với hương dừa ngào ngạt thấm đậm trên từng sớ bánh. Bánh tráng nước dừa Bình Định dùng để ăn vặt, ăn kèm hoặc ăn chính cũng đều rất hợp lí. Loại bánh này không có một quy chuẩn ăn nào nhất định, vì bạn có thể thưởng thức hương vị của bánh tuỳ theo nhu cầu và sở thích của bạn.
Bánh tráng nước dừa Bình Định nhiều mè ăn thơm cực kì (Ảnh: Sưu tầm)
Nhưng hầu như để ăn bánh được ngon bạn cần phải chuẩn bị một lò than hồng và nướng bánh lên sau đó bẻ nhỏ vừa ăn vừa nhâm nhi xem phim hoặc tán gẫu cùng bạn bè cũng đều hợp lí, hoặc bạn có thể dùng để ăn kèm cùng bán món xào, các món kho, hấp…, vì nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều, nên ngày nay người ta cũng đã bán bánh nướng sẵn nên bạn có thể dùng luôn tại chỗ nè.
Bánh tráng nước dừa Bình Định được nướng trên lò than hồng thơm giòn tan thử (Ảnh: Sưu tầm)
Nhưng nếu muốn mua về để dành ăn lâu dài và mỗi khi ăn chỉ cần nướng bằng lửa than thì bánh sẽ thơm ngon hơn nhé, cảm giác bánh khi gặp lửa sẽ phồng lên vàng đều, vừa nướng hương dừa hoà quyện với mùi thơm của bột gạo cộng với vị thơm của hành phi và tiêu có thêm chút dừa sợi đảm bảo chỉ có mê li thôi đó nhé!
Bánh tráng nước dừa Bình Định – tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” Tam Quan nhất định phải nếm thử (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh tráng nước dừa Bình Định – tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” Tam Quan nhất định phải nếm thử (Ảnh: Sưu tầm)
3. Quy trình làm ra món bánh tráng nước dừa Bình Định thơm ngon nứt tiếng
Nguyên liệu chính để làm nên món bánh tráng nước dừa Bình Định này chính là bột gạo, bột mì và dừa cùng một vài nguyên liệu để tăng thêm hương vị khác như tiêu, mè, hành tím, muối…
Vì dừa là điểm đặc trưng cũng như là tinh hoa của món này nên phải chọn những trái dừa to, dày cơm, cơm dừa không quá già cũng không quá non thì mới cho ra những cái bánh tráng nước dừa thơm chuẩn bị được. Dừa sau khi được chọn sẽ đem đi xay và lọc lấy phần nước cốt đậm đặc
Bánh tráng nước dừa Bình Định được làm ra thông qua một loại lò chuyên dụng để làm bánh tráng(Ảnh: Sưu tầm)
Bánh tráng nước dừa Bình Định được làm ra thông qua một loại lò chuyên dụng để làm bánh tráng, đây là loại lò đặc biệt với đặc điểm xung quanh được xây kín và chừa lỗ trống ở cửa lò để cho củi, tro vào đun nấu. Và sau đó đặt một chiếc nồi đựng nước với kích thước lớn hơn kích cỡ của bánh tráng, phần trên miệng nồi sẽ được đặt một lớp vải để có thể tráng bánh lên.
Giai đoạn tráng bánh là giai đoạn được cho là kì công đòi hỏi sự khéo léo (Ảnh: sưu tầm)
Giai đoạn tráng bánh là giai đoạn được cho là kì công đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ của những người thợ làm bánh. Khi nồi nước được đun sôi, chúng ta sẽ múc một lượng bột vừa phải đổ lên tấm vải trên nồi, hơi nước bốc lên sẽ làm chín bột ở phía trên, khi đó bột từ dạng thể lỏng sẽ đặc kết dính lại.
Giai đoạn tráng bánh là giai đoạn được cho là kì công đòi hỏi sự khéo léo (Ảnh: sưu tầm)
Ở giai đoạn này đòi hỏi phải tán mỏng bột, nhưng phải tán thật đều không được để chỗ dày chỗ mỏng tránh mất thẩm mỹ của chiếc bánh, giai đoạn này phải thật tỉ mỉ và kì công kết hợp cùng nguyên liệu được pha trộn theo tỉ lệ hợp lí cùng công thức gia truyền của từng người thợ sẽ cho ra được những cái bánh tráng nước dừa Tam Quan với hương vị xuất thần ngon khó cưỡng. B
Sau khi bánh chín sẽ vớt bánh ra và nhanh tay bỏ bánh ngay ngắn trên các vỉ được đan xen bằng tre (Ảnh: sưu tầm)
Sau khi bánh chín sẽ vớt bánh ra và nhanh tay bỏ bánh ngay ngắn trên các vỉ được đan xen bằng tre với kích cỡ dài, mỗi vỉ tre như vậy xếp được chừng 7-10 bánh và đem đi phơi nắng, phải phơi trực tiếp dưới ánh nắng đủ to thì bánh mới cứng lại và đảm bảo chất lượng được nhé. Công đoạn này tuy dễ nhưng lại cực cho những người thợ vì họ phải canh thời tiết, nếu như đang phơi mà gặp trời mưa không lấy bánh vô kịp thì coi như công sức “đổ sông đổ biển”.
Bánh tráng nước dừa Tam Quan – tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” nhất định phải thử khi đến Bình Định (Ảnh: sưu tầm)
ánh tráng nước dừa Bình Định – tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” Tam Quan nhất định phải nếm thử (Ảnh: Sưu tầm)
Bởi vậy mới nói, để làm ra được những mẻ bánh đảm bảo chất lượng mang đúng hương vị đặc trưng của quê nhà đòi hỏi rất nhiều công sức của người làm bánh. Bánh tráng nước dừa Bình Định có thể được xem là “Tinh hoa của bàn tay Việt” bởi sự kì công, khéo léo tận tuỳ của những người làm bánh lành nghề chân chất.
4. Cách bảo quản bánh tráng nước dừa Bình Định đúng chuẩn
Vì bánh được nướng và dùng để ăn liền, nên nếu khi bánh đã được nướng chín bạn cần phải bảo quản ở nơi khô ráo, và bọc trong gói nilong được buộc kín lại để đảm bảo độ giòn ngon của bánh khi lấy ra ăn.
Tuyệt đối dù là bánh sống hay bánh đã nướng chín cũng không được để ở nơi ẩm ướt, bánh sẽ dễ bị ẩm mốc và giảm chất lượng của bánh đó nhé!
Bánh tráng nước dừa Tam Quan – tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” nhất định phải thử khi đến Bình Định (Ảnh: sưu tầm)
5. Địa chỉ mua bánh tráng nước dừa Bình Định ngon ở Quy Nhơn
Vì mức độ phủ sóng rộng rãi và nhu cầu sử dụng của mọi người ngày càng nhiều nên dường như bánh đã được bày bán ở nhiều siêu thị, cửa hàng tạp hoá trên cả nước và bạn có thể dễ dàng tìm mua bánh tráng nước dừa Bình Định này ở bất cứ đâu. Nhưng để thưởng thức được hương vị đúng chuẩn và thuần khiết nhất thì bạn phải đặt chân về Quy Nhơn Bình Định nhé.
Bánh tráng nước dừa Tam Quan – tinh hoa đặc sản “Xứ dừa” nhất định phải thử khi đến Bình Định (Ảnh: sưu tầm)
Dưới đây là một số địa chỉ bạn nhớ lưu lại và đến tìm mua ngay nhé!
Siêu Thị đặc sản Thanh Liêm – 30 Nguyễn Tất Thành nối dài
Siêu thị đặc sản Phương Nghi – 115,117,119 Tây Sơn
Siêu thị đặc sản Như Ý – 156 Nguyễn HuệPhụng Nga – 61 Vũ Bảo
Siêu thị đặc sản Hương Biển – 07 Nguyễn Tất Thành
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết về “Các cửa hàng bán đặc sản Bình Định uy tín nhất tại Quy Nhơn nhé”
Món ăn bánh tráng nước dừa Bình Định tuỳ mộc mạc giản đơn nhưng đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người con Bình Định cũng như du khách khi ghé thăm, những người con xa quê cũng khó lòng mà quên được hương vị đặc trưng này. Nếu bạn là khách du lịch ghé thăm Bình Định thì nhất định phải tìm mua vài ràng bánh tráng nước dừa Bình Định về làm quà và để dành ăn dần nè. Đặc sản quê nhà chúng tôi sẽ làm các bạn lưu luyến không ngừng đấy.
Bánh hồng đặc sản Bình Định ăn xong trắng cả quần áo.
Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định nhìn hao hao chè lam và nom chẳng ngon mắt mấy. Nhưng khi cắn miếng rồi thì người ăn cũng phải gật gù nghĩ lại.
Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định nhìn hao hao chè lam và nom chẳng ngon mắt mấy.
Nhưng khi cắn miếng rồi thì người ăn cũng phải gật gù nghĩ lại.
Nếu bạn chưa biết thì, bánh hồng cũng là một món đặc sản lâu đời của miền đất võ Bình Định bên cạnh bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa… Món bánh này vốn được coi là biểu trưng cho tin vui, thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi của người dân địa phương.
Tương tự như nhiều loại bánh truyền thống khác, nguyên liệu làm ra bánh hồng đều rất dân dã bao gồm gạo nếp, đường kính và dừa. Tại Bình Định có rất nhiều vùng làm bánh hồng. Nhưng chỉ riêng bánh hồng của thị trấn Tam Quan mới được đ.ánh giá là đặc sắc hơn cả vì làm từ gạo nếp Ngự có tiếng thơm và dẻo.
Ngoại hình bánh tuy xấu xí, thô kệch nhưng bù lại hương vị rất mộc mạc, dễ ăn
Tuy có tên gọi là bánh hồng nhưng sự thực bánh chỉ toàn một màu trắng từ trong ruột ra đến ngoài vỏ. Thậm chí, thức quà này không hề sở hữu bề ngoài bắt mắt mà lại còn có phần thô kệch.
Tấm bánh to, dày khoảng 2-3 cm lại dẻo nên không hề dễ cắt thành hình thoi đúng điệu. Khi cắt lát, tảng bánh để lộ ra phần ruột màu trắng đục không mấy mịn màng mà lỗ chỗ lỗ khí rỗng.
Mất điểm ở khoản ngoại hình nhưng bánh hồng cũng ghi điểm lại ở phần hương vị. Khi cắn một miếng, WeBuy nhận thấy món bánh này khá dễ ăn và không hề tệ giống chè lam như tưởng tượng.
Bánh không quá ngọt, lại vừa dẻo vừa dai dai, sần sật của dừa cũng như dậy thơm mùi nếp. Tuy nhiên, khi để ngoài ngoài không khí lâu bánh sẽ dần đanh lại, mất đi độ mềm lúc mới mua.
Nếu là người yêu thích hương vị truyền thống thì không gì sánh bằng thú vui uống trà thưởng bánh hồng thanh tao. Ngược lại, với những ai đang mong chờ một điều gì đặc biệt thì có lẽ thức quà quê này chưa đủ cuốn hút, đặc sắc hay gây thương nhớ.
Chế biến từ gạo nếp xay và đường nên khi mới nấu xong bánh hồng vô cùng dính. Bột nếp khô được sử dụng để làm se bề mặt bánh cũng như kéo dài thời gian bảo quản. Lớp bột trắng mịn, dày, bao phủ bên ngoài khiến loại bánh này trở nên khác lạ.
Tuy nhiên lượng bột bao quanh nó nhiều đến nỗi vương vãi trắng xoá khắp nơi khi cắt và ăn bánh. Chỉ cắn một miếng bánh thôi mà bột rơi lả tả xuống áo quần rồi bám dày trên các ngón tay. Có lẽ hội mặc quần áo tối màu hẳn sẽ không mấy mặn mà với món ăn này.
Ngoài ra, một hạn chế khác của món bánh này là chỉ bảo quản và dùng trong khoảng 5 ngày đổ lại. Bánh hồng để quá hạn sẽ bị cứng và có mùi lên men. Vậy nên, dù có trót nghiện món này đến mấy cũng khó có thể mua tích trữ ăn dần.
Hiện tại, muốn thưởng thức món bánh đặc sản này thì bạn chỉ có thể tìm mua nó ở Bình Định mà thôi. Một gói bánh hồng trọng lượng 500 gr có giá khá rẻ, tầm 25 đến 30 nghìn đồng. Nếu có dịp ghé qua đất Bình Định cũng nên mua, ăn thử món bánh hồng này cho biết nhé, biết đâu lại nghiện.