Nhắc đến Bắc Ninh ai cũng sẽ nghĩ ngay đến quan họ. Nhưng đến Bắc Ninh ăn gì, món ngon Bắc Ninh có gì liệu bạn có biết?
Bạn đang đọc: Ăn gì khi đến đất Bắc Ninh?
Món ngon Bắc Ninh – Nem bùi Ninh Xá
Ăn gì khi đến đất Bắc Ninh?
Vào những ngày hè nóng nực và oi bức, được ngồi thưởng thức một cốc bia hơi mát lạnh cùng với món nem bùi Ninh Xá thì quả là một điều vô cùng tuyệt vời. Những sợi nem ăn bùi bùi, được cuốn cùng với lá sung, lá đinh lăng sau đó chấm với tương ớt có hương vị mới thơm ngon làm sao.
Món nem này có thể được bảo quản từ 2 đến 3 ngày vì vậy bạn cũng có thể mua về làm quà cho người thân và bạn bè.
Món ngon Bắc Ninh – Cháo cá Tích Nghi
Món ngon Bắc Ninh – Cháo cá Tích Nghi
Cháo cá Tích Nghi là món ăn quen thuộc không chỉ của người dân xứ Kinh bắc mà còn của thượng khách khắp nơi đến thăm Bắc Ninh. Cháo Tích Nghi chỉ nấu với cá trắm và cá chép, bởi thịt thơm, rắn chắc. Cá phải to và được mua từ các ao hồ ở chính Bắc Ninh. Cá không nấu chung với cháo mà chỉ được thả vào nồi cháo vừa chín tới khi đã tẩm ướp rồi xào và mang ra hàng bán.
Bạn có thể tìm ăn món này ở nhiều quán ăn, với bát cháo cá bốc hơi nghi ngút, cháo sánh quyện đều thịt cá, có màu ánh vàng và rau thơm ở dưới. Điều đặc biệt để vị cháo cá ngọt đậm đà đó là xương cá được giã ra để lấy nước dùng nấu cháo.
Món ngon Bắc Ninh – Gà Hồ
Món ngon Bắc Ninh – Gà Hồ
Chẳng biết gà Hồ có từ bao giờ, chỉ biết rằng tên t.uổi của nó gắn với dòng tranh Đông Hồ thì không ai phủ nhận. Gà Hồ là một trong những món ăn ngon độc đáo của vùng quê Kinh Bắc, bởi lẽ người nuôi gà Hồ luôn coi đây là sản vật quý trong gia đình, người ta chọn làm thịt gà Hồ dâng lên các vị thành hoàng làng vào những ngày lễ lớn.
Những chú gà Hồ được nuôi dân dã tại nhà, chúng mang vẻ đẹp dũng mãnh, đầy sức mạnh, cổ cao chân dài. Có thể nói, gà Hồ có những nét đẹp riêng mà các giống gà khác không thể có được “đầu công, mình cốc, cánh trai”. Để nuôi được những chú gà Hồ to khoảng 3 đến 3,5 kg, bạn sẽ mất tầm khoảng gần 1 năm.
Món ngon Bắc Ninh – Thịt chuột Đình Bảng
Món ngon Bắc Ninh – Thịt chuột Đình Bảng
Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh
Ngoài ra, chuột đồng còn được chế biến thành các món chuột đồng nấu đậu, chuột nấu đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt hay sốt cà chua, khiến không ít người phải ứa nước miếng khi các món được bày ra trước mắt. Người dân ở Đình Bảng cho biết, ăn thịt chuột đồng rất lành, có tác dụng mạnh làm giảm đau, liền xương.
Món ngon Bắc Ninh – Bánh tẻ làng Chờ
Món ngon Bắc Ninh – Bánh tẻ làng Chờ
Một món đặc sản Bắc Ninh nức tiếng gần xa nữa mà bạn không nên bỏ qua khi đến Bắc Ninh đó chính là món bánh tẻ làng Chờ. Tại các lễ hội lớn tại Bắc Ninh như hội Lim, hội Đền Đô hay thậm chí là đám cưới hỏi đều không thể thiếu được món bánh tẻ làng Chờ này. Bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt gà, giò heo,… thì một đĩa bánh tẻ như một chi tiết không thể thiếu làm cho mâm cỗ thêm đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
Những chiếc bánh tẻ được làm từ gạo tẻ, khi ăn rất dẻo và dai chứ không hề bị nhão. Hương vị đậm đà, vị béo của nhân, mùi nồng nàn của lá gói chắc chắn sẽ khiến bất cứ vị khách nào khi thưởng thức cũng đều phải siêu lòng.
Món ngon Bắc Ninh – Bánh tro đình tổ
Món ngon Bắc Ninh – Bánh tro đình tổ
Bánh tro Đình Tổ cũng là một trong những món đặc sản nổi tiếng nhất tại Bắc Ninh mà bạn không nên bỏ qua. Bánh được làm từ gạo nếp, nước tro, vôi và được gói trong lá chuối hoặc lá dong. Tro dùng để làm bánh phải được đốt từ loại rơm nếp. Sau đó người ta lấy tro đổ vào trong chậu, hòa thêm một chút nước vôi rồi chờ cho nó lắng xuống. Tiếp đến người ta sẽ gạn lấy phần nước vôi trong và bỏ phần cặn. Gạo nếp sẽ được vo sạch sẽ và ngâm trong khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ rồi vớt ra để ráo nước. Lá chuối hoặc lá dong dùng để gói bánh cũng được lựa chọn kỹ càng, rửa sạch sẽ sau đó hấp chín, lau khô.
Món ngon Bắc Ninh – Bánh Khúc làng Diềm
Món ngon Bắc Ninh – Bánh Khúc làng Diềm
Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Bánh Khúc làng Diềm là một trong những món ăn dân giã, thấm đậm hồn quê khiến cho ai đã một lần thưởng thức không thể quên được.Mỗi chiếc bánh chứa đựng tâm tư, tình cảm của người dân làng Diềm.
Bánh khúc làng Diềm có hình dáng đặc trưng riêng biệt, chiếc bánh được nặn hình tai mèo, người nặn bánh xoay tròn, tán mỏng viên bột rồi cho nhân vào giữa bọc lại sao cho vỏ mỏng nhưng không được lộ nhân. Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này, lớp vỏ bánh bóng, dai, hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc, hạt tiêu, vị bùi của đỗ, thịt, giòn của mộc nhĩ. Bánh Khúc làng Diềm là đặc sản nổi tiếng vùng Kinh Bắc, đi sâu vào tiềm thức của người dân và trở thành món quà không thể thiếu mỗi khi đến làng Diềm.
Món ngon Bắc Ninh – Chim trời
Tìm hiểu thêm: [Chế biến]-Mứt làm từ vỏ cam
Món ngon Bắc Ninh – Chim trời
Về thành phố Bắc Ninh, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra một phố dài với rất nhiều nhà hàng, quán ăn lớn có đặc sản chim trời. Hầu như trước mỗi nhà hàng đều có những lồng lớn chứa chim, gà các loại để thực khách tha hồ chọn lựa. Những món ăn đặc sắc được chế biến từ chim phải kể đến là chim nướng, chim hấp, chim quay, xôi chim, vịt trời hầm sả và tiêu xanh, gà ác hầm thuốc bắc…
Khách ngoại tỉnh, khách Hà Nội, miền Trung cho tới miền Nam mỗi khi có dịp qua đây đều rỉ tai nhau đi ăn chim trời một lần cho biết. Mùa nào thức ấy, xuân ăn sẻ, gáy, sâm cầm, hạ ăn cuốc, cò, thu ăn ngói, rẽ giun, đông ăn vịt trời, ngỗng trời, le le với đủ món nướng, xào, hấp, luộc, quay, tiết canh, tiết hòa rượu…
Món ngon Bắc Ninh – Cháo thái Đình Tổ
Món ngon Bắc Ninh – Cháo thái Đình Tổ
Xã Đình Tổ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với loại nước tương được làm từ ngô mà còn được yêu thích qua món cháo thái, không giống bất kỳ món cháo thái ở những nơi khác. Cháo thái Đình Tổ (huyện Thuận Thành) có cách nấu không quá cầu kỳ. Đầu tiên, đem gạo xay nhuyễn rồi trộn với nước vo thành một cục to.
Dùng nước ninh thịt gà hoặc thịt lợn để nấu cháo, khi nồi nước dùng đang sôi trên bếp thì dùng dao thái cục bột thành lát mỏng cho rơi xuống nồi. Khi cháo chín, cho hành hoa, hạt tiêu, mắm, muối vừa ăn, thịt gà, thịt lợn nhừ có trong cháo cùng tất cả gia vị được quện chung vào nhau tạo nên nồi cháo thái vừa lạ vừa ngon miệng. Để thưởng thức món cháo thái Đình Tổ, người ta phải dùng đũa thay cho thìa, thật lạ phải không, có như vậy mới gắp được những lát bột, miếng thịt. Món ăn có độ béo thịt gà, thịt lợn băm, độ ngọt mát dẻo bùi của bột gạo cùng mùi thơm, vị cay của gia vị, hành ngò, tiêu ớt. Chính điều này, món cháo thái Đình Tổ đã làm say lòng biết bao người.
Về Bắc Ninh nghe dân ca quan họ và thưởng thức nhiều đặc sản
Bắc Ninh không chỉ có những liền anh liền chị, những làn điệu dân ca lưu luyến. Nơi ấy còn có những đặc sản đậm hồn quê, mà khách tới thăm chỉ thưởng thức đôi lần cũng nhớ nhung khôn xiết.
1. Nem Bùi Ninh Xá
Nem Bùi Ninh Xá.
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ – Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.
Nem Bùi đặc sản Bắc Ninh sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.
Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.
2. Cháo thái Đình Tổ
Cháo thái Đình Tổ.
Cháo thái Đình Tổ được chế biến không quá cầu kỳ, gạo được xay nhuyễn, được nhào thành cục to. Nước nấu cháo được hầm từ xương, thịt gà, thịt lợn. Khi nước dùng sôi, người ta dùng dao mỏng thái từng miếng bột cho vào nồi cháo. Cháo chín cho thêm hành hoa, tiêu xay, nêm nếm gia vị vừa ăn bắc xuống là dùng được.
3. Bánh khúc làng Diềm
Bánh khúc làng Diềm.
Các bậc cao niên trong làng bảo, chẳng biết bánh khúc có tự bao giờ, chỉ biết rằng, trước đây món bánh này quý lắm, chỉ được làm khi có khách quý đến chơi hay các dịp nhất niên, nhất lệ. Cụ Nguyễn Văn Bật, 83 t.uổi cho biết, trong các cuộc chơi giữa “bọn Quan họ” làng Diềm với “bọn Quan họ” các làng khác, bánh khúc được mang ra mời. Tuy không phải là quy định khắt khe như trầu thuốc, song đây chính là nét văn hóa ẩm thực riêng có ở quê hương thủy tổ Quan họ.
Để làm một chiếc bánh khúc ngon không khó nhưng quy trình đòi hỏi sự tỷ mỹ và mất khá nhiều thời gian. Chỉ riêng khâu chọn nguyên liệu cũng phải thật có kinh nghiệm. Cùng với chút gạo tẻ loại ngon, trắng đều, trong, dài hạt được lựa chọn kỹ càng , gạo nếp dẻo, thơm, thì dù làm loại bánh nhân hành hay nhân đỗ đều phải tuân thủ những bước quan trọng và cơ bản lá khúc – nguyên liệu chủ đạo phải được dùng khi còn tươi, non và là loại lá khúc nếp.
Gạo tẻ sau khi ngâm vài tiếng đồng hồ được vo, đãi thật sạch đem giã nhuyễn cùng với lá khúc. Tỷ lệ gạo – lá để làm bánh khúc cũng là một bí quyết để có được món bánh như ý, bởi nếu nhiều gạo quá, bánh khúc sẽ không có vị đặc trưng của loại lá này, còn nếu lượng gạo không đủ, bánh sẽ thiếu độ kết dính.
4. Bánh đa Kế
Bánh đa Kế.
Bánh đa Kế là một món ăn bình dị, dân dã nhưng chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà quê chất Bắc Ninh. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, vị bùi, thơm mùi lạc, vừng, khoai lang… đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách đến thăm hoặc chỉ ghé qua Bắc Ninh một lần.
Bánh đa Kế đã trở thành một đặc sản, một món ăn dân dã, bình dị nổi tiếng trong và ngoài nước: Nga, Singapore. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức vị ngon của bánh đa ngay nơi làm ra, mua được bánh đa chính gốc làng nghề về làm quà mà còn được thăm đền Dĩnh Kế(còn gọi là Nghè Cả).
5. Bánh tẻ làng Chờ
>>>>>Xem thêm: Cách làm 5 món ngon không thể thiếu trên bàn tiệc Giáng sinh
Bánh tẻ làng Chờ.
Những ngày lễ tết ở vùng Yên Phong đã đành, nay thì ở hội Lim (Tiên Du), hội Đền Đô (Từ Sơn)… các nhà hàng khách sạn ở Bắc Ninh, Hà Nội rồi đến những ngày khánh thành, lễ cưới sang trọng đều thấy có bánh tẻ làng Chờ. Đang lúc rượu ngà ngà các món cao lương ngũ vị cũng đã ngán cả rồi thì thứ bánh tẻ quê mùa vừa dẻo vừa dai, vừa giòn vừa thơm, vừa thanh vừa mát làm cho người thêm tỉnh táo, lại chắc cái dạ thì thật là tuyệt.
Bánh tẻ ăn lúc còn nóng mới ngon. Mâm cỗ ngày tết sau khi nhâm nhi chén rượu, mới bóc bánh ra, dùng con dao bài cắt bánh bày lên đĩa, lúc bấy giờ mọi người cùng thưởng thức. Bánh tẻ làng Chờ dẻo chứ không nhão, nát như thứ bánh giò mà bạn thường thấy, vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.