Bánh bao chỉ: món ăn chơi bình dân

Bánh bao chỉ là món bánh của người Hoa với tên gọi là “mà chỉ”, có nghĩa là hạt mè (vừng). Bánh làm bằng bột nếp với bốn loại nhân mè đen, dừa, đậu xanh, đậu phộng. Với âm gọi và hình dáng bánh tròn màu trắng cũng giống như cái bánh bao nên nó được gọi theo tiếng Việt là “bánh bao chỉ” để phân biệt với bánh bao bột mì. Cái tên bánh bao chỉ có lẽ xuất xứ từ tên gọi chệch của “mà chỉ” mà thành.

Bạn đang đọc: Bánh bao chỉ: món ăn chơi bình dân

Món bình dân xưa

Cách đây vài chục năm, ở Sài Gòn chưa có các cửa hiệu bán bánh mì, bánh tươi, bánh kem đủ gu Âu, Á với quy mô rộng lớn và đa dạng như bây giờ. Rải rác trong thành phố người ta hay bày bán bánh nướng gu Việt như bánh gai, bánh men, bánh lỗ tai heo, bánh lạt… cân theo kilô. Còn bánh tươi như bánh bao, bánh bò, bánh tiêu, bánh bao chỉ… lại là độc quyền của người Hoa khu Chợ Lớn. Cứ đến buổi chiều là họ bày một gian hàng bán đủ các loại bánh vừa kể, cạnh bên là một cái chảo dầu to tướng để chiên bánh tiêu, bánh tiêu đường, giò chéo quảy…

Trong nhóm bánh trên thì bánh bao chỉ được ưu tiên hơn, nó hay được chở trên xe đạp để bán dạo từ sáng sớm. Cái bánh bao chỉ ngày xưa trong ký ức của nhiều người gắn liền với hình ảnh ông già người Hoa chạy xe đạp, phía sau là cái tủ kiếng đựng bánh bao với giọng rao lơ lớ: “Bánh bao chỉ đây!” Từ đó bánh bao chỉ có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố. Rồi tiếng rao bánh bao chỉ đã thưa dần theo năm tháng với số t.uổi chất chồng của những ông già bán bánh. Khoảng năm, bảy năm trở lại đây hoạ hoằn lắm mới thấy một xe bán bánh bao chỉ. Thậm chí người ta còn thấy tương lai của món bánh ăn chơi, ăn lỡ bữa này sẽ biến mất khỏi thực đơn ăn vặt của người Sài Gòn.

Tìm hiểu thêm: Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây

Bánh bao chỉ: món ăn chơi bình dân

>>>>>Xem thêm: Thịt nọng heo đem chế biến theo cách này thì hao cơm vô cùng!

Bánh bao chỉ lên đời

Trong khi bánh bao chỉ bình dân đang khắc khoải với số phận của mình thì một vài năm trở lại đây trong những khách sạn 5 sao, nhà hàng chuyên bán ăn sáng với những món điểm tâm (dimsum) kiểu Hong Kong, bánh bao chỉ lại xuất hiện theo một cách khác, mới lạ hơn. Bánh bao chỉ trong các nhà hàng được xem như món tráng miệng sau những bữa ăn chính hoặc là món ngọt cuối bữa điểm tâm. Bánh được làm nhỏ khoảng phân nửa so với bánh bao chỉ bình dân, ngoài các loại nhân như kể trên, bánh còn được chế biến bằng nhiều loại nhân cao cấp hơn như sầu riêng, hạt sen hoặc có nơi còn làm bánh bao chỉ trà xanh. Nếu bánh bao chỉ bình dân vỏ bánh được làm bằng bột nếp bình thường, thì trong nhà hàng vỏ bánh được nhồi với sữa tươi, nước cốt dừa, lá dứa hoặc trà xanh để tăng hương thơm vị béo. Cái bánh bao chỉ truyền thống được phủ ngoài bởi lớp bột khô, còn trong nhà hàng thì lớp áo ngoài của bánh là những cọng dừa nạo trắng tinh. Từng cái bánh được đặt vào trong những chén giấy con con, chưa ăn đã thấy hấp dẫn, bắt mắt.

Cơ hội mới

Dạo gần đây, trên khắp các ngả đường trong thành phố, bánh bao chỉ đã xuất hiện trở lại. Trong phạm vi bài tạm thời chưa đề cập đến vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự trở lại của bánh bao chỉ lần này có hệ thống phân phối chuyên nghiệp, bài bản hơn. Cũng tủ kính bên trong chất đầy bánh, bên ngoài luôn tăng cường thêm bảng hiệu màu xanh phản quang. Hiện có hai loại bảng hiệu là “Ngon ơi là ngon” và “Ngon thật là ngon”. Bánh bán tại các điểm dọc đường có hai loại nhân là dừa và đậu phộng, giá 3.000đ/cái. Chị Thuỷ, bán bánh trên đường Nguyễn Đình Chiểu cho biết, chị lấy bánh qua một người giao mối, còn nguồn gốc bánh ở đâu là “bí mật”. Lúc mới ra bán, mỗi ngày chị bán được 700 cái bánh. Bây giờ nhiều người ra bán cạnh tranh nên chị chỉ bán được từ 150 – 200 cái bánh mỗi ngày. Giá bánh rẻ nên ai cũng mua được, gọn gàng, bày hàng khắp nơi, thuận tiện cho người mua lẫn bán.

Bánh bao chỉ, món ăn bình dân đã có từ lâu đời đang bị nguy cơ mai một. Nhưng bây giờ nó lại xuất hiện như một cơ hội kinh doanh mới, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo cho những người biết nắm bắt thời cơ, vươn đến thành công giữa một thành phố năng động hàng đầu trong cả nước.

Theo SGTT

Bún riêu cua đông khách ai cũng biết

Bình dân như bao quán bún riêu cua khác ở Sài Gòn, nhưng từ khi bắt đầu bán cho đến lúc hết hàng, quán lúc nào cũng đông nghẹt khách.

Tọa lạc ngay trước cổng công viên Văn Lang (quận 5), chỉ bán duy nhất món bún riêu cua nhưng quán đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những tín đồ mê món ăn bình dân này suốt gần 20 năm qua. Quán đơn giản với một nồi bún riêu cua, một tủ kính đầy ắp thức ăn, ba dãy bàn dài với vài chục chiếc ghế con được bày trên khoảng sân trước công viên.

Bàn nhiều, ghế nhiều nhưng quán luôn trong tình trạng quá tải, đến đây vào giờ cao điểm thì việc bạn phải đứng chờ là điều hiển nhiên. Thành phần món bún riêu cua của quán không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói là kém hấp dẫn hơn những quán bún riêu cua khác ở Sài Gòn. Bát bún nhỏ, bên trong là một lát tiết lợn, miếng riêu cua nhỏ bằng hai ngón tay, vài con tôm khô, một cây chả nhỏ.

Điểm thu hút và kéo thực khách đến quán chính là nước dùng và riêu cua. Không sử dụng xương heo hay gia vị để nấu, nước dùng của quán được nấu từ chính nước luộc cua và xác cua giã nhuyễn. Chính nhờ điều đó nên nước dùng của quán trong vắt và có vị ngọt thanh rất vừa miệng.

Bên cạnh đó, riêu cua của quán được thực khách rất ưa thích vì sự thơm ngọt của nó. Được làm từ thịt cua tươi nên riêu cua ở đây luôn có màu vàng hấp dẫn, khi ăn có vị ngọt thanh và rất đậm đà. Chính vì điều đó nên hầu như khách ăn bún riêu cua ở đây hầu như ai cũng gọi thêm một bán riêu cua không để thưởng thức.

Ngoài hai thành phần trên, rau sống ở đây cũng được thực khách đ.ánh giá rất cao, trên mỗi chiếc bàn luôn có sẵn một rổ rau tươi với đầy đủ các loại rau như húng thơm, húng quế, kinh giới… cùng với một đĩa rau muống bào và giá tươi được chần riêng cho từng người ăn. Tất cả các yếu tố đó đã giải thích cho việc đông khách của quán và trở thành địa chỉ ẩm thực quen thuộc của người Sài Gòn.

Địa chỉ: Quán bún riêu cua trước cổng công viên Văng Lang – đường Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP HCM. Quán bán từ khoảng 17h30 đến 20h hàng ngày. Mỗi bát bún riêu cua có giá 18.000 đồng.

Huấn Phan

Theo ngôi sao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *