Món quà quê dân dã, bình dị này đã gắn với t.uổi thơ 8X, 9X khi các món vặt sang chảnh chưa phong phú như bây giờ.
Bạn đang đọc: Bánh đa kê: “Một vé về t.uổi thơ” với món ngon mộc mạc
Nếu muốn nếm thử món ăn quê kiểng này, bạn có thể đến hàng bánh đa kê của bác Ngoan tại số A11 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội.
Gánh quà vặt giản dị của bác Ngoan.
Nhắc đến “kinh nghiệm bán bánh đa kê trong nghề” của mình, bác Ngoan chia sẻ: “Tôi bắt đầu bán bánh đa kê từ khi về hưu đến nay cũng được gần 20 năm rồi. Vào những năm 1980 trong một chuyến đi vào Thanh Hóa tôi có cơ hội thưởng thức miếng bánh đa kê đầu tiên, ngày ấy chỉ mất có 5 hào một miếng. Tôi cảm thấy chiếc bánh này ngon quá, bình dị, giản đơn mà không hề nhạt nhẽo hay kém vị, nên cũng đ.ánh liều hỏi người bán bánh cách nấu, sau đó học rồi làm cho mọi người ăn. Khi về hưu thấy mọi người thích ăn nên tôi mới bắt đầu bán”.
Bánh đa kê được tạo nên từ: hạt kê, đỗ xanh, bánh đa, đường trắng và dừa nạo. Nhưng có lẽ để tạo nên một chiếc bánh đa kê ngon thì quan trọng nhất chính là khâu nấu kê. Kê nấu đạt chuẩn phải có độ dẻo, không bị nát.
“Ngày mới bán bánh đa kê có 500 – 1.000 đồng/ miếng rồi tăng lên đến 5.000 đồng và giờ thì 10.000 đồng. Bánh thì vẫn vậy nhưng giá cả các nguyên liệu đắt lên nên tôi cũng phải tăng giá. Ngày trước hạt kê được bán nhiều lắm nhưng giờ muốn mua phải lên tận chợ Đồng Xuân mới có”, bác Ngoan nói thêm.
Tìm hiểu thêm: Cuối tuần nấu 5 món này để ăn cũng ngon, làm món nhậu cũng siêu hấp dẫn, khách ăn không nghỉ
Một miếng bánh đa phủ vừng giòn rụm, được phết một lớp kê dẻo thơm lên trên, sau đó phủ đường (tùy vào khẩu vị của từng người mà bạn yêu cầu lượng đường cho phù hợp). Tiếp đến miếng bánh được rắc một lớp đỗ xanh vàng ươm bở tơi rồi thêm chút dừa nạo và được gập đôi lại.
Cắn một miếng, lớp bánh đa giòn rụm, lớp kê dẻo thơm rồi quyện thêm với lớp đỗ xanh bùi bùi, vị dừa nạo thơm thơm lại có chút ngòn ngọt của lớp đường mỏng, tất cả đã tạo nên một thức bánh dân dã, bình dị mà thơm ngon khó cưỡng.
Nếu muốn một vé về t.uổi thơ, bạn đến hàng bánh đa kê nhé, chỉ với 10.000 đồng thôi. Quán bác Ngoan mở cửa từ 3 giờ chiều cho đến 6 giờ tối.
Cách làm chè bưởi thơm, ngon khó cưỡng
Chè bưởi là món ngon, thanh mát. Dưới đây là hướng dẫn của chị Hưng Giang về cách làm chè bưởi, các bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu
1 quả bưởi da xanh
100gr đỗ xanh cả vỏ
Đường thốt nốt
Bột béo (mua theo gói trong siêu thị)
Bột năng
Nước cốt dừa
Muối tinh
Ảnh: Hưng Giang.
Cách làm:
Mua bưởi da xanh hoặc bưởi năm roi. Bước chọn bưởi rất quan trọng. Để có cùi bưởi ngon, bưởi phải tươi cùi dầy, không nên dùng bưởi héo, bưởi quá già. Như vậy phần cùi sẽ bị xơ và dễ nát.
Gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài, nếu còn dính chút vỏ xanh cũng sẽ gây đắng, lược bớt phần xát múi cho đỡ xơ, cắt nhỏ cùi bưởi thành hạt lựu.
Đun một nồi nước, cho muối ăn vào nếm có vị mặn chát, nước sôi già thì tắt bếp và thả toàn bộ phần cùi bưởi đã thái hạt lựu vào ngâm khoảng 10 phút.
Bóp cùi bưởi dưới vòi nước rồi vắt khô, lặp lại khoảng 4 lần là hết đắng, thử lại nếu chưa hết đắng thì bóp và rửa thêm đến khi hết đắng thì thôi (có người làm chỉ cần xả một lần nước rồi vắt kiệt nước là hết đắng).
Còn cách ngâm cùi bưởi với phèn chua qua đêm đảm bảo giòn và hết đắng nhưng mình không dùng cách này vì muốn mọi khâu chế biến phải thật an toàn không dùng đến các chất khác.
>>>>>Xem thêm: Ở nhà cũng làm được vịt quay Bắc Kinh ngon nức tiếng như ai
Ảnh: Hưng Giang
Chuẩn bị bột bát nước to ấm, cho 2 viên đường thốt nốt hoà tan và hoà 100gr bột năng. Bột không quá đặc hay quá loãng là được.
Sau đó đổ phần cùi bưởi đã vắt kiệt nước ở trên vào phần bột hoà tan,ngâm cùi bưởi trong bột năng hoà tan với đường khoảng 10-15p cho cùi bưởi hút nước, cùi bưởi nở ra và để sau này khi xong ăn sẽ giòn ngon hơn.
Sau 10-15p cùi bưởi hút đủ nước, vớt cùi bưởi ra cái rổ có lỗ to để phần nước rơi bớt xuống nhưng không được vắt kiệt nước như ở phần trên mà giữ nguyên. Tiếp đến đổ bột năng khô vào phần cùi bưởi.
Bước này lưu ý cho vừa bột năng để cùi được giòn,cho nhiều quá khi luộc lên ăn sẽ giống với trân châu không được giòn nữa, nếu cho ít bột năng quá, các viên cùi sẽ bị chìm và không nổi lên trên được vì vậy cho đủ lượng bột.
Đổ tất cả bột năng khô cùng cùi bưởi vào hộp nhựa kín xóc cho bột bao đều các miếng cùi gọi là áo ngoài, trộn đến khi các miếng cùi rời nhau và khô ráo tách rời nhau là được. Rây phần cùi cho rụng bớt bột thừa
Đun một nồi nước,nước sôi thả phần cùi bưởi đã bao bột năng khô làm lớp áo bên ngoài vào nồi, để lửa vừa, luộc trong khoảng 8p, cùi bưởi nổi lên trên và trong là cùi chín, vớt ra ngay bát nước đá, làm cách này cũng giúp cùi bưởi giòn hơn.
Cách nấu đậu xanh:
Đậu xanh cà vỏ trước khi ngâm với nước thì vo thật sạch để tránh trong quá trình ngâm đậu bị chua, nên ngâm trong 2-3h.
Cho nước 1/3 nồi tránh cho nhiều lúc hấp sẽ tràn lên đậu làm nát đậu, nước sôi mở vung nồi hấp, thỉnh thoảng đảo đều, hấp đến khi đậu chín tới là được, không hấp kĩ quá làm đậu bị nát.
Cách nấu cốt dừa:
Cách 1:
– Mua lọ cốt dừa sẵn khoảng 400ml về thêm 40gr đường, muối, 2 thìa canh bột béo, 20ml nước 20gr bột năng hoà tan với nhau, khuấy đều cho tan, để lửa nhỏ vừa, sôi lăn tăn là được, để nguội phần cốt dừa sẽ đặc sánh lại. Cốt dừa luôn cho phần bột béo vào sẽ thơm ngon, béo ngậy hơn (gói bột béo cũng mua trong siêu thị)
– Một quả dừa già, gọt sạch lớp vỏ nâu bên ngoài,nạo nhỏ, đem xay với nước dừa tươi, ép lấy nước cốt thu được khoảng 500ml nước cốt. Đem đun 500ml nước cốt với 40gr đường, muối, đợi gần sôi hoà 20gr bột năng với chút nước, đổ vào quấy từ từ đến khi sánh lại thì thêm 2 thìa canh bột béo là được.
Sau khi xong các phần giờ cho vào nồi to khoảng 1000ml nước, thêm vào 200gr đường thốt nốt, nước và đường sôi hớt sạch bọt, nêm nếm cho vừa miệng.
Đổ phần cùi bưởi vào đun, đợi sôi lăn tăn lại thì hoà 80gr bột năng 20gr bột béo với 150ml nước, từ từ đổ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều tay tránh vón cục cho đến khi đặc sánh lại. Bạn nhớ là chè phải đặc mới ngon, nếu chưa đặc thì cho thêm bột năng.
Cuối cùng đổ phần đỗ xanh hấp chín tới vào nồi, khuấy đều là xong. Khi ăn múc chè ra bát, thêm chút đá và cốt dừa sánh mịn lên trên.