Bánh đúc thường được biết đến như một món ăn đặc trưng thời khốn khó của miền Bắc. Theo thời gian, bánh đúc xuất hiện ở miền Trung với một số biến tấu khác với nơi bánh ra đời. Và vào đến miền Nam, bánh đúc đã thay đổi để trở thành một món ăn đặc sản của đồng bằng, mang đậm hương vị thôn quê.
Bạn đang đọc: Bánh đúc đồng bằng
Là dân miền châu thổ, chắc không ai xa lạ với món bánh đúc lá dứa chan nước cốt dừa.
Bánh đúc thường được biết đến như một món ăn đặc trưng thời khốn khó của miền Bắc. Theo thời gian, bánh đúc xuất hiện ở miền Trung với một số biến tấu khác với nơi bánh ra đời. Và vào đến miền Nam, bánh đúc đã thay đổi để trở thành một món ăn đặc sản của đồng bằng, mang đậm hương vị thôn quê.
Theo dì Hồng, người đã có thâm niên hai mươi bảy năm bán bánh đúc dạo ở thành phố Cần Thơ, món bánh đúc không có gì phức tạp. Nguyên liệu làm bánh toàn từ những sản vật quê nhà. Chỉ cần gạo ngon, lá dứa, dừa nạo, đường, đậu phộng là có thể làm được món bánh đúc thơm ngon. Cách làm bánh cũng khá đơn giản. Gạo được ngâm kĩ trước khi cho vào cối, xay thành bột. Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước. Sau đó, đổ bột gạo và nước lá dứa vào nồi nấu sôi. Bí quyết để có một nồi bánh đúc ngon là khi nấu, phải chú ý canh lửa và khuấy thật đều tay. “Làm bánh đúc quậy bột mỏi tay lắm con ơi!”- Dì Hồng thiệt thà chia sẻ khi được hỏi về kinh nghiệm làm bánh. Nếu muốn tăng độ dai của bánh thì bỏ thêm chút nước tro tàu. Bánh đúc được ăn kèm với hai thứ nước chan. Dừa khô nạo vắt lấy nước, bỏ thêm chút bột năng, thắng lên thành nước cốt dừa. Nước đường cũng được thắng cho kẹo lại. Kèm theo là đậu phộng rang giã nhỏ để rắc lên trên bánh.
Bánh đúc được coi là thứ quà vặt, thường không kén người ăn. Nếm một miếng bánh, người ăn sẽ cảm thấy độ dai của bánh quyện với vị béo của nước cốt, vị ngọt của đường, vị bùi bùi của đậu phộng cộng với mùi thơm thoang thoảng toả ra từ lá dứa. Ngồi thưởng thức dĩa bánh đúc giữa lòng thành phố, dễ gợi ta nhớ đến thuở còn bé, mỗi lần được ăn bánh đúc là cả một niềm vui. Ở quê, bánh thường được ăn vào bữa sáng hay lúc xế xế, khi kiến đã bò bụng mà bữa cơm chiều vẫn chưa tới.
Dì Hồng ngày ngày đẩy xe bánh đúc đi bán khắp các con đường lớn nhỏ của thành phố Cần Thơ. Món bánh đúc và tiếng rao của dì riết đã trở thành quen thuộc. Rất nhiều người ghiền bánh đúc của dì. Khách phương xa nghe giới thiệu là phải kiếm ăn thử một lần. Nhiều người quan niệm khi đến miền Tây phải nếm qua bánh đúc lá dứa chan nước cốt dừa. Thậm chí có những gia đình Việt kiều lâu lắm mới về thăm quê cũng ghé qua, mua hết cả xe bánh của dì.
Không khó để hiểu vì sao bánh đúc lại hấp dẫn người ăn đến vậy. Bánh đúc là thứ đặc sản thôn quê, nó ẩn chứa nét tinh tế trong ẩm thực và cả cái tình của người dân xứ đồng bằng.
Theo TNO
Quán bánh đúc nổi tiếng ở Hà Nội
Món ăn dân dã đã gắn bó với nhiều người dân Việt từ khi còn là trẻ nhỏ có rất nhiều kiểu khác nhau như bánh đúc chấm tương, bánh đúc thịt, bánh đúc nộm, riêu, cốt dừa…
Bánh đúc bày biện đẹp mắt ở quán 1946.
Đã có một thời, Hà Nội phổ biến hình thức đổi dép nhựa, lông gà lông vịt lấy kẹo kéo, đổi gạo lấy bánh cuốn, bánh đúc. Khi đó, bánh đúc được cho trong cả một thúng to có lót lá chuối. Khi có người mua, chị bán hàng lại nhanh nhảu cắt một miếng vuông vức đem cân rồi dè sẻn rót chút tương vào bát nhỏ cho khách. Với người lớn, bánh đúc trơn đúng là không có thứ gì chấm tuyệt vời hơn là tương Bần. Còn trẻ nhỏ thì khoái nhất là thi nhau nhặt những hột lạc ít ỏi trên bề mặt mịn màng của tấm bánh.
Trong những năm gần đây, loại bánh đúc chấm tương không còn bán nhiều ngoài chợ nữa mà lại đi vào các nhà hàng sang trọng. Ngoài chợ đôi khi cũng bán những miếng tròn dẹt. Còn trong các quán ăn dân tộc thì trang trí điệu đà, cầu kỳ hơn. Nhà hàng 1946 ở Cửa Bắc là một địa điểm đáng để bạn thử ghé qua thưởng thức bánh đúc chấm tương.
Tìm hiểu thêm: Hương vị quê hương: Mứt me Cái Vồn
>>>>>Xem thêm: Bánh lá mít mùa nước nổi
Bánh đúc quê bán ngoài chợ
Hiện nay, bánh đúc thịt đang là món ăn được ưa chuộng. Được biết đến nhiều nhất phải kể tới hàng ở Lê Ngọc Hân, khen nhiều, không thích cũng có nhưng khách thì vẫn kéo tới nườm nượp. Theo xu hướng giúp khách no bụng của nhiều hàng nổi tiếng, bát bánh đúc nóng ở đây thật là đầy đặn, chắc khó có ai ăn sang bát thứ hai.
Nằm trong khu tập thể Trung Tự, hàng bánh đúc nóng chỉ tới 18h đã hết sạch. Khách tới trễ thôi đành chuyển qua ăn các loại cháo. Nhà hàng được ưu điểm là món ăn dậy mùi thơm của hành, thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng hơi béo.
Tìm hiểu thêm: Hương vị quê hương: Mứt me Cái Vồn
>>>>>Xem thêm: Bánh lá mít mùa nước nổi
Đi ăn sau 18h, may ra bạn còn chút cháy bánh đúc nộm để ăn.
Cũng hết nhanh nghỉ sớm là hàng bánh đúc ở Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn 18h mới tới đây thì chắc bạn chẳng gì để ăn, may ra còn chút cháy bánh đúc còn sót lại. Nước ở đây có đôi chút khác biệt khi hơi chua chua nên ăn không thấy ngán, thịt băm mộc nhĩ cũng khá nhiều nên giá một bát là 25.000 đồng.
Ở Hà Nội còn có thêm cả bánh đúc nộm nhưng không nhiều hàng bán. Nhiều chị em sành ăn còn thích cả món bánh đúc riêu, cốt dừa nhưng quả là tìm được thì cũng thật khó nên ai giỏi nội trợ thôi đành tự chế biến ở nhà.
Theo PNO