Có một câu ca dao xưa vẫn lưu truyền trong dân gian: “Em ơi, bánh đúc bẻ ba/Mắm tôm quệt ngược cửa nhà anh tan”. Ngày bé chưa hiểu được ý của câu ca, tôi được bà ngoại giải thích đây là một câu nói ngoa dụ, ý là khen bánh đúc ngon.
Vin vào câu chuyện người đàn bà có thể ăn một thức quả rẻ t.iền, vì ngon miệng mà xơi nhiều đến độ “tan” cả nhà chồng thì đúng là… ngoa quá!
Nhưng mà quả thật, bánh đúc là một thức quà ngon, rất đáng nếm. Tuy rằng, đó chỉ là món quà quê vô cùng bình dị, chưa bao giờ được xếp vào hàng cao lương mỹ vị.
Bà ngoại tôi xưa vẫn nấu bánh đúc ngô. Nguyên liệu đơn giản, chỉ có ngô xay và một ít tóp mỡ. Bà ngâm ngô với vôi rồi đem bột ngô ấy quấy bánh đúc. Khi quấy xong, đổ ra cái mẹt nhỏ có lót lá, bánh nguội là xơi được. Bánh đúc ngô vàng óng, bùi bùi, the the (mà không hề nồng) chút vị vôi, lại ngầy ngậy. Đấy là món ngon trong thời thơ bé mà đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.
Bánh đúc gạo thường được quấy với lạc. Bánh thường được làm bằng gạo ngon, lạc ninh nhừ và bùi. So với bánh đúc ngô thì bánh đúc gạo rõ là “sang” hơn, nom mướt, mềm, nõn nà hơn. Ăn bánh đúc gạo cần thêm nước chấm, thường là tương Bần. Nếu có thêm đậu rán và rau thơm, kinh giới nữa thì càng tuyệt.
Bánh đúc chấm tương rất phổ biến, đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, những người có “khẩu vị mạnh” thì ưa chấm mắm tôm chanh ớt mà như lời các cụ nói thì ngon đến độ “tan” cả cửa nhà.
Bánh đúc lạc là thứ quà bình dân bán quanh năm. Ở Hà Nội, các bà, các chị đi bán rong hoặc bán online thường kèm với gói tương Bần thơm ngọt. Đĩa bánh đúc trắng ngà, tương gừng nâu nâu, đậu rán vàng ruộm và những lá rau thơm xanh nõn. Xơi món này cho bữa sáng thật thích hợp.
Ngoài cách xơi “bẻ ba” rồi “mắm tôm quệt ngược”, thì bánh đúc còn có vài cách chế biến nữa. Ngày hè, một vài chợ ở Hà Nội có hàng bánh đúc nộm. Bánh đúc gạo (không lạc) được thái sợi, ít rau ghém lót dưới, một nhúm giá trần rải lên trên, rồi chan nước canh (mà thành phần chính là lạc giã thật nhuyễn). Trong tiết nóng nực, bát bánh đúc nộm mát rượi, thanh thanh, làm tỉnh cả người. Cũng có hàng bán riêu cua bánh đúc, ăn cũng rất ngon.
Cách làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê
Bánh đúc lạc chấm tương là món ăn truyền thống của Việt Nam. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê nhé.
Bánh đúc lạc là một món ăn truyền thống được nhiều thế hệ khác nhau ở Việt Nam ưa thích. Bánh đúc lạc thơm ngon chấm kèm với tương bần là chuẩn vị. Hôm nay hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu các bước làm món bánh đúc lạc chấm tương lạ miệng, chuẩn vị quê đơn giản tại nhà nhé.
1Nguyên liệu làm món bánh đúc lạc chấm tương
300g bột gạo
200g đậu phộng
25g vôi tôi
2 muỗng cà phê muố
i100g tương bần
Mẹo hay
Để mua đậu phộng ngon, hãy chọn những loại đậu có vỏ bên ngoài màu sáng, kích thước hạt to, tròn và đều nhau.
Nguyên liệu làm món bánh đúc lạc chấm tương
2 Cách làm món bánh đúc lạc chấm tương
Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu
Đầu tiên, bạn cho 200g đậu phộng vào nồi cùng 300ml nước và 1 muỗng cà phê muối sau đó luộc cho chín mềm.
Tiếp theo bạn cho 25g vôi tôi vào hòa tan cùng 2 lít nước, sau đó để khoảng 15 phút cho vôi lắng cặn. Chắt lấy khoảng 1,5 lít nước vôi trong và cho vào hòa tan cùng 300g bột gạo.
Lưu ý
Khi khuấy bột, bạn hãy khuấy đều tay và chắc chắn rằng bột không bị vón cục để sau khi bánh luộc lên không bị lợn cợn.
Sơ chế các nguyên liệu
Bước 2 Nấu bánh
Bước tiếp theo, bạn cho phần bột gạo đã hòa tan vào nồi, thêm 1 muỗng cà phê muối và để lửa vừa, sau đó liên tục khuấy đều. Đến khi bột bắt đầu đặc lại thì bạn điều chỉnh lửa nhỏ xuống và tiếp tục khuấy cho đến khi bột dẻo thì cho đậu phộng đã luộc vào. Sau đó bạn tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi bột chín hoàn toàn.
Sau khi bột chín thì bạn múc bột ra từng chén nhỏ là có thể thưởng thức. Hoặc nếu có lá chuối thì bạn cũng có thể dàn một ra mặt lá dày khoảng 2 – 3cm cho nguội và cắt thành từng miếng vừa ăn.
Cuối cùng bạn cho tương bần ra chén là có thể thưởng thức món bánh đúc lạc chấm tương thơm ngon hấp dẫn rồi.
Nấu bánh
3 Thành phẩm
Vậy là bạn đã hoàn thành được món bánh đúc lạc chấm tương dân dã nhưng ăn vô cùng ngon và mới lạ. Món bánh đúc lạc dẻo thơm, kết hợp với vị bùi béo của đậu phộng, chấm cùng với tương mần mặn ngọt đan xen, mang đến một hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.
Thành phẩm
Bánh đúc lạc chấm tương thơm dẻo, bùi béo là một món ăn vô cùng đơn giản để chế biến tại nhà. Hãy vào bếp thử nghiệm và chia sẻ kết quả với Bách hóa XANH nhé!