Trước đây, bánh hỏi ra bánh hỏi, cháo lòng ra cháo lòng. Chẳng biết ai có sáng kiến “hôn phối” hai món này để trở thành món bánh hỏi cháo lòng. Theo tôi biết, món cặp đôi này chỉ mới được đưa ra quán xá đại trà đâu chỉ hơn mươi năm nay. Xa hơn, tôi nhớ ngày trước bánh hỏi chỉ ăn với chà bông tôm, sau đó kẹt tôm thì xài chà bông thịt, chẳng hiểu lòng heo gá nghĩa với bánh hỏi khi nào.
Bạn đang đọc: Bánh hỏi cháo lòng
Không phải món nào cũng “ăn ở” được với nhau. Riêng sự lan truyền mau chóng của món bánh hỏi cháo lòng đã chứng tỏ sự “thuận hòa” tuyệt đối! Giờ thì món bánh hỏi cháo lòng đã có mặt hầu khắp trong nam ngoài bắc, nhưng tôi chưa thấy nơi nào phổ biến ở nhiều quán ăn, tiệc tùng như tại Quy Nhơn (Bình Định) – riêng khu vực ngã ba Phú Tài đã hội tụ san sát mấy chục quán, như là một “thủ đô” bánh hỏi cháo lòng.
Ảnh: Hùng Phiên
Ngồi ăn bánh hỏi cháo lòng giữa mùa mưa Quy Nhơn, tôi chạnh nhớ câu ca của người đất võ Bình Định:
Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ
Em thương một người có mẹ không cha
Bánh xèo bánh đúc có hành hoa
Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn…
Bánh hỏi mà không dầu xào hẹ thì khỏi nói, nhưng tôi biết câu ca này chắc chắn ra đời khi bánh hỏi chưa “sánh duyên” với cháo lòng. Chứ nếu không thì câu cuối có khi phải sửa thành: Bánh hỏi thiếu cháo lòng… như ma không kèn.
Các gánh bánh hỏi cháo lòng ở Quy Nhơn luôn dậy sớm. Lòng tươi được đặt hàng từ các lò mổ, còn các lò bánh hỏi thì có mặt khắp nơi ở đây. Lòng làm sạch, luộc vừa chín tới; lấy nước luộc này thêm ít gạo nấu loãng với huyết heo, nêm nếm gia vị vừa miệng. Ấy là món cháo lòng hôi hổi này đây.
Đến các quán bình dân ở Quy Nhơn, khách mê lòng heo sẽ thỏa thích hơn với những miếng lòng non xắt lớn, kèm thêm ít gan, cật, cổ họng, dồi…; nước mắm ngon ớt tỏi, ít rau thơm và cả một tô cháo lớn thì có thể… đ.ánh võ đến trưa.
Nói về bánh hỏi cặp đôi xứ Quy Nhơn thì quá sức phong phú. Nào là bánh hỏi thịt heo nướng, bánh hỏi thịt bò nướng, bánh hỏi gà nướng, bánh hỏi heo quay… Nào là bánh hỏi chả giò, bánh hỏi chạo tôm, bánh hỏi tôm càng. Kể ra món bánh hỏi thật “dễ tánh”, thế nhưng chỉ có bánh hỏi cháo lòng mới đáp ứng được rộng rãi khẩu vị phong phú của bữa sáng. Bởi vừa có “khô” (bánh hỏi), vừa có “nước” (cháo lòng), “ nóng nóng, nước nước” mà có thêm ít lòng tươi buổi sáng thì quá chắc cú!
Theo Thanh Niên
Cá lóc đồng hấp, món ngon dân dã miền Tây
Như một truyền thống của gia đình tôi, trong ngày 30 Tết, trên mâm cơm cúng ông bà không thể nào thiếu nồi thịt kho cá lóc và món cá lóc hấp. Riêng tôi, thích nhất vẫn là món cá lóc hấp cuốn bánh tráng chấm với tương ngọt thật “ngon hết ý”.
Tìm hiểu thêm: [Chế biến]-Nộm chân gà ngó sen
>>>>>Xem thêm: Tháng Chạp nhớ bát canh môn ‘mặt khỉ’
Làm món cá lóc hấp rất nhanh gọn, ăn đỡ ngán hơn cá lóc quay. Để chế biến món nầy, cần một con cá lóc cỡ 1,5 kg, mổ và làm sạch nội tạng bằng muối, rửa nước lạnh vài lần cho sạch, để ra rổ.
Thân cá cắt làm đôi (hoặc để nguyên tùy thích) cho vào nồi chưng cách thủy. Độ khoảng 30 phút sau, khi thấy da cá nứt ra, thịt cá bốc hơi thơm lừng là chín.
Tiếp đó, lấy chảo phi đầu hành lá xắt nhuyễn cùng mỡ (dầu) thơm rưới lên thịt cá, múc cá ra cho vào đĩa là xong.
Chuẩn bị một đĩa bánh tráng nhúng, đĩa rau sống (rau thơm, dưa leo, khóm, giá sống), đĩa bún và một chén tương xay có rắc thêm đậu phộng rang giã giập, ớt bằm vào nữa là “tròn vị”.
Lấy miếng bánh tráng nhúng đặt trên lòng bàn tay, giẽ miếng thịt cá lóc hấp, và gắp một miếng bún, rau sống đặt lên miếng bánh tráng cuốn lại chấm vào chén tương ớt đưa lên miệng nhai chầm chậm, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt của cá lóc cùng mùi thơm của rau kích thích mọi giác quan, khiến ta ăn hoài không ngán. Nếu có cốc bia lạnh để trung hòa vị ngọt, béo, thật tuyệt vời!
Ngày tết, ăn thịt heo, gà, vịt,… hoài cũng ngán và khó tiêu. Nếu có dịp về miền Tây nhân dịp Xuân về, bạn thử vào quán thay đổi khẩu vị với món cá lóc hấp thơm ngon, hấp dẫn, đoan chắc bạn sẽ không thể nào quên được món ăn dân dã nơi miền Tây thân yêu và mến khách này!…
Theo VnExpress