Bánh Thuẫn Bình Định – đặc trưng ngày Tết

Cùng với bánh tét, thịt kho tàu, củ kiệu, … bánh thuẫn Bình Định là một món không thể thiếu trong ngày tết của người Việt Nam.

Ra đời từ những làng quê Bình Định, món ăn là một trong những món sáng tạo của con người xứ Nẫu. Ngày xưa các loại bánh mứt còn khá hạn chế và đắt t.iền, nên ông bà xưa đã tạo nên món bánh vô cùng dân dã từ trứng, bột và đường bỏ vào khuôn rồi nướng bằng than.

Bánh Thuẫn Bình Định – đặc trưng ngày Tết
Bánh Thuẫn Bình Định – Ảnh: Sưu tầm

Điểm đặc biệt của bánh là khi nướng xong, bột ở đầu sẽ bung nở ra như cánh hoa mai vàng ươm trông rất bắt mắt và ăn vừa ngon vừa dễ ăn với vị ngọt nhẹ ở đầu lưỡi hòa quyện với vị béo của trứng, đó cũng là điểm giúp bánh trở hành một món ăn không thể nào thiếu trong mỗi lần tết đến xuân về.

Cách làm bánh thuẫn chuẩn vị cho mọi người

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh

150 gam bột năng.150 gam bột huỳnh tinh.4 quả trứng vịt cỡ vừa. Nên chọn loại trứng tươi, mới thì hương vị bánh sẽ ngon hơn. Nếu thích, bạn cũng có thể thay bằng trứng gà cũng không ảnh hưởng tới mùi vị của bánh.1 thìa vani hoặc vài ống va ni.50 gam đường cát trắng.1 thìa bột nở.

Bánh Thuẫn Bình Định – đặc trưng ngày Tết
Bánh Thuẫn Bình Định – Ảnh: Sưu tầm

Cách làm bánh đơn giản cho mọi người

Làm bột bánh

Cho bột năng cùng bột mình tinh vào trong bát rồi nhào.Lấy phần bột nở ra một bát nhỏ riêng, cho nước vào để hòa tan.Đập trứng ra, dùng cây đ.ánh bột hay chụm nhiều chiếc đũa lại để đ.ánh trứng cho thật bông. Trong quá trình đ.ánh, cho đường vào đ.ánh đến khi trứng nở bông, trắng lên.Cho bột đã chuẩn bị vào âu trứng đã đ.ánh bông. Khuấy thật đều cho hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn vào với nhau.Cho bột nở và bột vani đã có vào hỗn hợp. Tiếp tục trộn đều cho đến khi hỗn hợp bột tạo thành một khối đặc quánh, đồng nhất và không bị vón cục.Nướng bánh thuẫn Bình Định

Bánh thuẫn nên được nướng bởi than củi. Chỉ khi đó, nó mới có hương vị đặc trưng và dân giã của bánh thuẫn miền trung. Việc này được thực hiện rất đơn giản như sau:

Đốt than củi trên bếp cho đến nóng đỏ.Đặt khuôn đã chuẩn bị lên bếp làm nóng.Trên nắp khuôn, bạn cũng đặt một vài viên than hồng.Thoa dầu ăn vào khuôn để chống dính.Múc hỗn hợp bột đã chuẩn bị cho vào khuôn đang nóng.

Đóng nắp khuôn lại, quạy đều tay bằng quạt nan. Sau khoảng 5 phút, hãy lấy tăm hoặc que mảnh xiên vào bánh. Nếu khi rút ra không thấy bột dính vào tăm là bánh đã chín. Bạn có thể nhấc bánh ra.

Bánh Thuẫn Bình Định – đặc trưng ngày Tết
Bánh Thuẫn Bình Định – Ảnh: Sưu tầm

Hiện tại, khuôn bánh được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau. Nhờ đó, mọi người có thể làm bánh theo nhiều hình dạng khác nhau.

Yêu cầu thành phẩm

Bánh thuẫn khi hoàn thành cần có màu vàng nâu đồng đều, bánh thơm béo mùi trứng, bánh không bị khô quá, ăn bánh xốp tan đều trong miệng> Bề mặt bánh nở đều tròn ú nụ là chuẩn. Nếu thích dừa, ta có thể thêm nước cốt dừa vào, lúc này mùi bánh sẽ còn thơm hơn nữa.

Hương vị bánh nhãn thơm nức

Ở vùng quê, cứ độ hai mươi tháng chạp, không khí tết lại hiện rõ trên từng nẻo đường, nhà nào nhà nấy chộn rộn làm bánh đón tết, nào là bánh tráng, bánh tét, bánh thuẫn, bánh cốm… Riêng nhà tôi năm nào mẹ cũng làm bánh nhãn.

Ngoài dùng để đãi khách tới chơi mấy ngày xuân, mẹ còn gói làm quà cho các con đi học xa nhà.

Bánh Thuẫn Bình Định – đặc trưng ngày Tết

Bánh nhãn được làm từ 3 nguyên liệu chính: bột nếp, trứng gà và đường cát trắng. Công đoạn chế biến khá vất vả. Đầu tiên là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Bột làm bánh nhãn là loại bột gạo nếp, sẽ làm bánh rất giòn và thơm ngon hơn bột gạo thường. Gạo nếp đem xay và lọc thật mịn. Trứng gà (hoặc trứng vịt) mua về, theo tỷ lệ nhất định, cứ nửa cân bột nếp thì tương ứng cỡ 5 trứng gà.

Khâu ngào bột nếp với trứng gà cũng rất tinh tế. Trứng gà đ.ập ra cho vào cái thau rồi dùng đũa đ.ánh tan, đem bột nếp ngào chung với trứng đến khi nào bột mềm, mịn và dẻo thì dừng lại. Dùng tay ngắt bột, vò viên tròn, nhỏ, cỡ bằng ngón tay cái người lớn. Cứ vò viên khi nào hết nguyên liệu mới thôi. Để viên bột không dính với nhau, nên cắt lá chuối lót lên trên cái mâm.

Cho dầu vào chảo đun sôi rồi thả từng viên bột đã lăn vào rán. Trước khi đun dầu, phải lau chảo thật khô, trong chảo dầu có dính nước khi rán chảo dầu nổ lụp bụp và bay tứ tung, rất dễ bị phỏng.

Khi rán nên để lửa nhỏ lại và dầu phải nhiều lên sao cho ngập các viên bột để bánh nở dễ dàng. Khi bánh vàng ươm thì vớt ra rổ để ráo dầu.

Cuối cùng là khâu trộn đường, sau khi rán xong đặt chảo lên bếp, cho đường cát trắng tinh vào sên. Lượng đường cát dùng để sên với các viên bột cũng vừa phải. Để đường cát trắng nhanh tan chảy, nên cho một ít nước vào chảo đường. Khi đường đã tan, cho bánh vào đảo liên tục đến khi đường bám vào từng viên bánh thì vớt bánh ra đĩa thưởng thức. Để bánh nhãn giòn thơm lâu ngày và không bị lồng gió, ta cho chúng vào cái thẩu thủy tinh bên trong có lót giấy báo, đậy kín nắp, lấy ra ăn dần dần.

Bánh nhãn thưởng thức lúc còn nóng hay nguội đều rất thơm ngon. Sự hòa quyện giữa các nguyên liệu làm cho mùi bánh thơm phức khiến không khí những ngày giáp tết thêm rộn ràng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *