Tôm hùm được tôn vinh là vua của các loại hải sản bởi giá trị dinh dưỡng cao. Thịt tôm hùm chắc, dai, ngọt, ăn một lần không thể nào quên. Nhưng tập trung sự tinh túy nhất ở con tôm hùm không phải bởi hai càng vươn cao ngạo nghễ mà là gạch son đóng nơi đầu tôm và chạy thành dải vàng dọc sống lưng. Gạch tôm hùm béo, thơm, nhiều đạm.
Bạn đang đọc: Biến tấu từ tôm hùm
Ở Việt Nam, tôm hùm sống chủ yếu ở vùng nước ấm, có nhiều ở khu vực miền Trung. Từ xưa đến nay, các món ăn làm từ tôm hùm luôn được xếp vào hàng thời trân của ẩm thực.
Tôm hùm hầm nấm đông cô
nguồn:vietbao
Được xem như món chính của bữa tiệc, dùng với cơm trắng. Nước sốt gừng rưới lên món ăn làm từ gạch tôm, tỏi, gừng, nước, tương, đường, tiêu và dầu ăn.
Tôm hùm cuộn rong biển
nguồn:vietbao
Cuộn tôm hùm quết dai với lá rong biển khô. Đem hấp cách thủy. Dùng với sốt wasabi và giấm nho Balsamic cho vị chua, cay. Ăn chung với khoai tây nướng nguyên củ.
Tôm hùm đút lò sốt trứng
nguồn:st
Thịt tôm được phết bơ, lòng đỏ trứng, chanh, đút lò. Cách ăn đúng điệu món này là dùng với sushi Nhật mang hương vị chua của giấm và ngọt say của rượu sakê.
Tôm hùm chần rượu vang
Tìm hiểu thêm: Chân giò chế biến theo cách này ăn với cơm trắng hay bún đều ngon, còn cực tốt cho mẹ bỉm
nguồn:anan-VietNam
Nước rượu luộc tôm pha với thạch và trứng tôm cho đông lại. Cắm tôm vào thạch, dùng với rau thơm hương sạ tây. Món lạnh, dùng trước khi ăn món súp nóng.
Theo Monngonsaigon
Foie Gras: Niềm tự hào nước Pháp
Người Nhật tự hào với món cơm gói rong biển (sushi) chấm mù tạt wasabi cay nồng. Người Trung Quốc hãnh diện với món vịt quay Bắc Kinh trứ danh. Người Ý ngẩng cao đầu với họ hàng pasta đa dạng. Người Pháp – chủ nhân của nền ẩm thực đặc sắc, cái nôi của ẩm thực châu Âu, tự tin giới thiệu với thế giới món gan ngỗng béo có một không hai của mình.
Món gan ngỗng của Pháp hiện diện ở hầu hết những nhà hàng cao cấp đạt chuẩn quốc tế, bởi không phải nhà hàng nào cũng có thể phục vụ, không phải thực khách nào cũng dễ dàng thưởng thức được món ăn trứ danh này. Người sành điệu phải gọi món này là foie gras.
Nguồn:vnn
Foie gras mới mang đậm đặc trưng nước Pháp, mới là tên gọi của loại gan ngỗng hảo hạng xuất xứ tại Pháp. Một số quốc gia châu Âu cũng nuôi được loài ngỗng lấy gan, gan cũng to nhưng chất lượng thì không thể theo kịp vị ngon tinh túy của foie gras chính hiệu Pháp quốc bởi khi áp chảo chiên, gan nhái bở bạt và tứa dầu chứ không ráo, chắc, không đẹp như gan hiệu. Mà nguồn hàng ở đâu để có được loại gan ngỗng hảo hạng thì chịu!
Người viết bài này có dịp thưởng thức nhiều phong cách chế biến foie gras tại nhiều nhà hàng, nhưng thích thú và tận hưởng món foie gras áp chảo chiên hơn cả. Cả khối gan ngỗng được cạo nhớt, lấy gân sạch sẽ và cắt thành từng miếng be bé dầy chưa đầy vuông tay, sau đó được áo một lớp bột mỏng cho ráo, đoạn cho vào chảo chiên sơ.
Chỉ chiên sơ thôi, một mặt áp trên chảo chừng vài ba phút thôi, chiên cho khéo là cả một nghệ thuật: non lửa gan bở, già lửa gan khét mặt, chảy thành dầu mất cả ngon. Bởi vậy, nhà hàng năm sao có phục vụ món này chỉ dám cho đầu bếp chính trổ tài. Thực khách cao cấp thì khẩu vị lắm khó khăn, non già gì là biết ngay.
Foie gras chiên xong, thấm cho bớt dầu, xếp vào đĩa. Món gan ngỗng áp chảo muốn bật được hết vị ngon, vị béo của nó phải được thưởng thức cùng món ngòn ngọt đi kèm. Nhiều nơi phục vụ với mứt trái sung, sốt dâu rừng, riêng tôi lại mê mẩn khi thưởng thức gan ngỗng cùng với táo xanh đút lò, rưới thêm chút xi rô grenadine, bánh mì briche (loại bánh lên men đặc ruột có vị ngọt) cùng một ít xà lách non trộn dầu giấm.
>>>>>Xem thêm: 70 năm xe bánh mì thịt ba rọi muối
Nguồn:giaitri24
Ẩm thực Pháp phối hợp tinh tế giữa thức ăn và rượu vang: ăn phải kèm uống, uống giúp ăn thăng hoa trọn vẹn, ăn giúp uống phát huy tiềm năng. Nếu như Việt Nam thường dùng câu Nồi nào úp vung nấy thì Pháp cũng có câu tương tự: Foie gras come with Sauterne (gan ngỗng phải dùng kèm rượu Sauterne). Thưởng thức Foie gras phải nhấm nháp chút rượu Sauterne mới đúng nghĩa: huynh đệ song hành.
Sauterne là loại rượu vang trắng làm từ quả nho để chín nẫu trên cành, độ đường kết tinh cao nên khi làm ra, rượu ngọt lừ, sóng sánh thơm mùi mật ong. Các bạn thử tưởng tượng: trong không gian lãng mạn với ánh nến lung linh của nhà hàng 5 sao, thong thả cắt một miếng gan ngỗng nhỏ kèm miếng táo ngâm xiro, nhấm thêm chút bánh mì ngọt và xà lách hơi hăng hăng. Nhâm nhi từng chút, từng chút
Vị béo ngậy của gan ngỗng được vị ngọt của táo, của bánh mì khơi dậy lên, ngon tê cả lưỡi! Khẽ hớp một ngụm rượu Sauterne ướp lạnh, bạn có cảm giác mình đang thưởng thức cả bản giao hưởng của hương vị, vị ngon cứ vương vấn nơi đầu lưỡi, mãnh liệt đến nỗi chỉ cần được nếm một lần thôi để mỗi khi nhớ lại cứ thấy vị ngon vẫn phảng phất đâu đây
(Theo Thế giới ẩm thực)