Bò tái Cầu Mống

Nếu ai từng ngược xuôi, vào Nam ra Bắc trên quốc lộ 1A, qua cây cầu dài thứ hai ở miền Trung, bắc qua vùng hạ lưu sông Thu Bồn giữa hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, đó là Cầu Mống. Ở đây, có một món ăn khá nổi tiếng là bò tái. Chỉ quanh quẩn mấy quán bò tái dọc hai bên đường mà người ta gọi là “phố bò tái Cầu Mống”. Từ sáng sớm đến chín mười giờ đêm, các quán lúc nào cũng có khách.

Bạn đang đọc: Bò tái Cầu Mống

Để có lát thịt bò tái cũng lắm công phu. Trước hết, phải chọn con bò tơ và béo. Sau khi mổ bò, người ta dùng cây dâu, bó từng bó và thui. Bò thui bằng cây dâu sẽ thấm đậm và rất thơm. Bây giờ, nơi đây không còn trồng dâu nuôi tằm, người ta thui bò bằng than củi. Khi thui xong, xẻ và xắt thịt sao cho đúng cách, cho đẹp – nếu miếng thịt xắt dày quá ăn mất ngon, mỏng quá ăn cũng không thấy vừa miệng.

Bò tái Cầu Mống
Ảnh: Trần Thế Vinh

Khi vào quán, trình tự chủ quán sẽ mang ra cho thực khách trước tiên là một đĩa rau tươi rói, đĩa thịt bò tái màu hồng vàng hấp dẫn, cộng thêm chén mắm nêm thơm lừng, vài trái ớt xanh, chiếc bánh tráng nướng giòn. Cứ thế, khách gắp lát bò tái kẹp rau sống chấm với nước mắm nêm và cắn miếng bánh tráng giòn tan. Khi ăn vào, thực khách cảm nhận được vị ngòn ngọt của thịt bò, mùi thơm của mắm nêm, mùi cay cay của ớt, mùi hăng hăng của các loại rau và tỏi, tất cả sẽ tạo thành hương vị quyến rũ, khó quên.

Nếu không kèm với món mắm nêm, coi như… không phải ăn bò tái. Mắm nêm được chế biến từ mắm cái, là món được người dân xứ Quảng ưa chuộng. Cách chế biến khá đơn giản. Nấu nước sôi để nguội rồi đổ mắm cái với những con mắm còn nguyên vẹn, đ.ánh cho rã ra và lọc, loại bỏ phần cái, chỉ còn phần nước. Kế tiếp,

gia thêm tỏi, gừng, ớt, đường, vị tinh, giấm hoặc chanh tươi… Đấy là loại nước chấm đặc biệt để chấm thịt bò tái. Còn rau kẹp với thịt bò tái có xà lách, húng, dưa leo, chuối chát xắt lát mỏng và một số rau thơm khác ở vùng rau Trà Quế.

Bò tái bây giờ không chỉ có ở Cầu Mống quê tôi, mà xuất hiện khắp nơi: Đà Nẵng, Hội An, thậm chí cả ở TP.HCM, Hà Nội cũng có những quán mang tên bò tái Cầu Mống. Thực tình, tôi cảm thấy ở những nơi đó, họ thui bò không được ngon, nước chấm không được chế biến thành thục, rau cũng không phải “chính thống” loại rau Trà Quế, Hội An. Rất nhiều du khách đi du lịch Hội An thường qua đây, nếu đi máy bay họ mua vài ký thịt bò tái và nước chấm của Cầu Mống mang về TP.HCM hay Hà Nội, làm quà cho gia đình.

Theo Thanhnien

Gỏi bưởi

Bưởi quê tôi được nuôi dưỡng từ mạch nguồn của con sông Thu Bồn phù sa cát mịn, nên vườn bưởi nhà ai cũng tươi tốt, quả ngọt đến lạ lùng.

Tìm hiểu thêm: Chỉ ăn 1 lần là nhớ mãi không quên, những đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt ai đến cũng không nên bỏ qua

Bò tái Cầu Mống

>>>>>Xem thêm: Lẩu mắm: Vị lạ với rau quen


Ảnh: Thanh Ly

Đến mùa ra hoa kết trái, con ong con kiến cũng bảo nhau đến hít hà mùi thơm nồng hoa bưởi. Chừng nửa tháng sau là đã có những trái nhỏ treo lủng lẳng đan lẫn trong từng tán lá xanh.

Bưởi chín, mẹ chọn những quả ngon nhất biếu ông bà hoặc mang ra chợ bán, còn tụi con nít thỏa thuê với vị chua chua, ngọt ngọt không lẫn vào đâu được. Vị chua, thơm lừng của từng tép bưởi hầu như có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với t.uổi thơ và ngay cả với người lớn.

Tôi bắt đầu mê món trái cây này từ khi phát hiện vị chua ngọt thanh tao, phảng phất thứ mùi thơm đặc trưng và khá bình dị, không hề lẫn lộn với trái cây quả khác nơi phồn hoa đô thị. Ngoài việc tách vỏ ăn liền còn có thể làm nước ép giải khát, nấu chè hay chế biến thành món gỏi khá hấp dẫn. Món gỏi bưởi thật giản đơn. Những tép bưởi mọng nước, con tôm nhỏ xíu, điểm vào cọng rau thơm nhỏ nhỏ xinh xinh, chỉ thế thôi mà ba tôi cứ tấm tắc khen mẹ mỗi khi nhà có khách.

Món gỏi bưởi làm không khó nhưng hơi tốn công một chút và phải tinh tế trong việc nêm nếm. Bưởi chọn quả chín đều, vạt bỏ vỏ để lấy tép bưởi. Tách rời các tép bưởi và giã sẵn một chén ớt tỏi. Nước mắm thường được pha chế với đường không quá ngọt, vì như vậy mới phù hợp với khẩu vị của người quê tôi vốn ưa cái mặn mòi chân chất. Đường ở đây chẳng qua là để giảm bớt độ chua của bưởi. Tôm rửa sạch cho vào nồi thêm một chút muối, rang tôm chín rồi lột vỏ, xé nhỏ.

Tất cả hỗn hợp tôm, bưởi, một ít tép khô trộn đều với nước mắm, nêm sao cho đúng vị chua chua, ngọt ngọt của gỏi. Để tăng cường vị thơm có thể thêm vài cọng ngò, lá ớt non, rau răm, rau húng…, đợi khi nào ăn cho vào trộn đều. Vậy là đã có một thau gỏi bưởi, mọi người trong nhà tha hồ thưởng thức món đặc sản cây nhà lá vườn. Để món ăn nhìn hấp dẫn hơn thì chọn vài con tôm xếp xung quanh đĩa gỏi.

Ngày nay, có nhiều cách trộn gỏi bưởi khác nhau: gỏi bưởi với cá, với thịt nạc hoặc mực, món nào cũng có hương vị riêng của nó. Và càng ngày, gỏi bưởi càng được chế biến phong phú, trở thành món ăn không thể thiếu trong các buổi tiệc. Nhưng cứ mỗi khi đến tháng ba, tháng tư, thấy ngoài chợ đã nhan nhản bưởi là tôi lại ước gì mình được thưởng thức món gỏi bưởi trộn tôm, tép của mẹ ngày nào…

Theo TNO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *