Bông điên điển – món ăn dân dã của miền Tây Nam bộ

Với người dân miền Tây Nam bộ, bông điên điển không chỉ để ngắm, mà còn chế biến được vô vàn món ăn ngon và lạ.

Bạn đang đọc: Bông điên điển – món ăn dân dã của miền Tây Nam bộ

Chính người dân nơi đây cũng không thể nhớ nổi hoa có từ bao giờ và nguồn gốc xuất xứ như thế nào, các món ăn được chế biến với điên điển xuất hiện từ bao giờ. Chỉ biết rằng cứ mỗi khi con nước lớn về là hoa lại vàng rộ khắp những cánh đồng, men theo những con đường đê, và, các món ăn đậm đà, dân dã hòa quyện với tình đất, tình người nơi đây đắm say người lữ khách…

Bông điên điển – món ăn dân dã của miền Tây Nam bộ

Canh chua bông điên điển cá linh, món ăn dân dã.

Điên điển xào chả cá. Hoa điên điển nhặt bỏ bớt phần cọng, rửa sạch, để ráo. Cà-rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa, thái lát mỏng 0,5cm. Rau mùi rửa sạch, bỏ gốc, để ráo, thái nhỏ. Cá thát lát cho vào tô tán mịn, cho thêm 1 ít ớt sừng, rau mùi thái nhỏ vào trộn đều. Sau đó ép và nén cá ra khuôn, tạo thành lát mỏng cỡ 0,5cm, đem hấp chín. Thái chả cá thành hình thoi dài 2cm. Phi thơm hành tỏi băm với 1/2 thìa súp dầu ăn, cho cà-rốt vào xào. Khi cà-rốt gần chín, cho tiếp chả cá và hoa điên điển vào. Nêm gia vị với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, muối đảo đều, tắt bếp. Món này ăn kèm cơm trắng rất ngon.

Bánh khọt hoa điên điển. Hoa điên điển tước bỏ bớt phần cọng, rửa sạch, để ráo. Bột bánh khọt cho vào thau, đổ nước vào theo tỷ lệ ghi trên bao bì, khuấy đều thêm 1/4 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê muối và 1/2 thìa cà phê đường, hành lá thái nhỏ, hòa đều. Tôm bỏ đầu, bóc vỏ, chừa đuôi, ướp hạt nêm. Làm nóng khuôn cho 1 ít dầu vào, đổ bột vào, để tôm và hoa điên điển lên trên. Vặn lửa nhỏ cho đến khi vành bánh vàng giòn là được. Ăn bánh khọt với rau sống chấm nước mắm chua ngọt, thường được dùng như món ăn chơi.

Điên điển trộn mực. Mực rửa sạch, khứa vải rồng, cắt miếng vừa ăn, luộc mực chín tới để riêng. Bông điên điển rửa sạch, ớt thái sợi, hành tím thái mỏng, rau thơm thái nhuyễn. Trộn mực, hành tím, với nước chanh đường, tương ớt, nước mắm rồi cho bông điên điển, rau thơm vào trộn đều. Món này có thể dùng khai vị trong các bữa tiệc.

Bông điên điển được trộn gỏi chung với tép đồng. Vị chua ngọt thanh tao hòa quyện giữa bông điên điển, tép tươi và nước cốt trái cóc ép lấy nước. Mùi nước cóc thơm chua đặc trưng khác với nước chanh, nước me, vị chua chua, giòn giòn cộng với độ mềm mại ngọt thơm khi cắn từng con tép nhỏ, thật ngon và ấn tượng.

Bánh xèo nhân bông điên điển: là đặc sản có một không hai của bà con vùng sông nước. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa loãng, thêm chút bột nghệ để bánh vàng và thơm. Bông điên điển hái về rửa sạch, để rảo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, mỏng, ướp muối, tiêu, tỏi, hành, đường, bột ngọt… để khoảng nữa giờ cho thấm gia vị, bắc chảo lên bếp, khử hành tỏi cho thơm, cho thịt vào xào chín mới cho bông điên điển vào làm thành nhân bánh. Để có chiếc bánh giòn thơm, khâu quan trọng nhất là cách đổ bánh xèo. Bắc chảo gang lên bếp, để lửa riu ríu, dùng cọng lá chuối cắt tua một đầu, rót châm mỡ hoặc dầu thoa đều lên mặt chảo, nhấc chảo ra khói bếp dùng hai tay xoay trận chảo cho bột tráng đều trộn và mỏng, rắc vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh chín cho nhân vào giữa, để chừng 2 phút gấp đôi lại, xúc ra dĩa. Bánh xèo có vị thơm của nước cốt dừa, vị ngọt của thịt, vị ngọt của bông điên điển.

Điên điển xào tỏi. Bắc chảo dầu lên bếp, đợi nóng thì cho một ít tỏi xắt nhỏ vào đảo đều cho thơm. Tiếp tục cho mớ tỏi khác xắt thành miếng to hơn vào, rồi cho bông điên điển vào, đảo nhẹ và nhanh tay. Rưới thêm một ít dầu lên cho món ăn được mướt mát. Nêm nếm với gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Múc ra dĩa, rưới ít hạt tiêu lên, vị giòn, mềm, nhẫn nhẫn như bông thiên lý, nhưng điên điển không có mùi thơm, và lại có vị hơi đắng.

Canh chua bông điên điển nấu với cá linh hoặc cá rô đồng. Bông điên điển vừa hái còn tươi, rửa sạch để bên nồi nước canh chua đã nấu sẵn từ bếp, bên trong chứa đủ thứ cần thiết, nào bạc hà, cà chua, giá và đặc biệt nhất là những con cá linh và cá rô đồng nằm sâu bên dưới. Bên trên nào rau quế thơm, rau om, ngò gai được rắc kín mặt, thêm vài lát ớt đỏ tươi trông thật hấp dẫn. Những chú cá thì được gắp ra bỏ vào dĩa nước mắm ớt, thứ nước mắm ngon ngấm vào da thịt cá làm cho miếng cá càng ngon hơn. Còn bông điên điển không bỏ sẵn trong canh, chi khi nào ăn mới gắp và nhúng vào nước canh đang sôi. Cái chua chua của me, cái ngọt của cá và cái thơm của bông điên điển có thể làm dịu mát đi cơ thể giữa cái nóng trưa hè oi bức. Chiều quê, trên mâm cơm có được tô canh chua bông điên điển cá linh bốc khói, có lẽ ăn hoài không biết no.

Cá lóc nướng trui và gỏi ba khía nức lòng du khách khi đến Cà Mau

Những con cá lóc đồng nướng thịt trắng, ngọt, đậm đà hương vị sông nước hay gỏi ba khía lạ miệng luôn mà những món ăn khiến du khách đến Cà Mau muốn thưởng thức.

Cá lóc nướng trui

Từ lâu cá lóc nướng trui đã trở thành một món ăn dân dã, đặc sắc của người dân Nam Bộ bởi hương vị vô cùng độc đáo. Đây cũng là món ăn nổi tiếng được nhiều du khách thích thú khi đến vùng sông nước Cà Mau.

Tìm hiểu thêm: Cách kho tôm thơm ngon đậm đà và thật chuẩn cho bữa cơm gia đình

Bông điên điển – món ăn dân dã của miền Tây Nam bộ

Cá lóc nướng trui. Ảnh: cachnauan

Theo nhiều người sành ăn, cá lóc là loài cá thịt ngon, ít xương và nhiều đạm trong các loại cá đồng. Cá ngon nhất vào mùa mưa, lúc đó cá đầy bụng trứng. Cá bắt dưới ruộng đồng tự nhiên thịt bao giờ cũng ngọt hơn, đậm đà hơn nhưng nhỏ con, chỉ từ vài trăm gram đến nửa kg.

Cá lóc được đ.ánh bắt dưới sông hay sau những buổi làm đồng, ngăn lạch, tát đìa được người dân rửa sạch, dùng que tre xiên từ đầu đến đuôi rồi vùi trong đống rơm khô cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, người ta chỉ cần cạo lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm nức. Món ăn dân dã của người dân đồng ruộng giờ đã vào các nhà hàng, quán ăn và trở thành đặc sản.

Gỏi ba khía

Hình cảnh con ba khía rất thân quen với người dân vùng sông nước miền Tây và từ nghìn xưa đã đi vào bữa cơm thân thuộc của mọi nhà nơi đây. Trước đây, món ăn này là của người dân lao động nghèo nhưng ngày nay nó đã được biến tấu và đưa vào trong các nhà hàng quán ăn thành món đặc sản.

Bông điên điển – món ăn dân dã của miền Tây Nam bộ

>>>>>Xem thêm: Món ăn giúp da đẹp, dáng thon đơn giản mỗi ngày cho người bận rộn

Gỏi ba khía hấp dẫn với nhiều màu sắc. Ảnh: thanhnien

Chỉ có loại ba khía ở Rạch Gốc, Cà Mau mới ngon, hấp dẫn và có thương hiệu. Khoảng tháng 7, 8 âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía, người dân làm sạch rồi cho vào muối. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.

Về bí quyết để chọn ba khía muối ngon, người ta thường bẻ ngoe, nếu thấy đầy thịt là ngon, còn ngoe trống rỗng là ba khía muối lâu ngày tiêu hết thịt hay còn gọi là bị bủng.

Để làm gỏi người ta bào đu đủ thành sợi, ngâm trong nước lạnh. Cho cà chua bi, đậu đũa cắt khúc, bắp cải trắng, dưa leo cắt miếng vừa ăn rồi trộn cùng nước ba khía đã giã, lọc, thêm chút tỏi, ớt, đường, bột ngọt vào cho đủ vị mặn, chua, cay. Sau cùng cho phần ba khía nguyên con còn lại vào đĩa, để rau húng và quế lên trên bề mặt. Gỏi ba khía dùng làm món ăn chơi, không cần dùng nước chấm đi kèm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *