Bún cá miền Tây – đậm đà hương vị đồng quê

Miền Tây nơi văn hóa sông nước in sâu vào trong từng hơi thở của những con người chân chất, mộc mạc, lại có nền văn hóa ẩm thực vô cùng đặc trưng. Đã về đây, dường như không ai bỏ qua một hương vị đậm đà, mê lòng người như món bún cá.

Bạn đang đọc: Bún cá miền Tây – đậm đà hương vị đồng quê

Bún cá miền Tây – đậm đà hương vị đồng quê

Bao nhiêu năm rồi cho dù xã hội đã phát triển hơn , nhiều của ngon vật lạ hơn, nhưng vẫn cứ vị ấy, chất ây, bún cá đậm đà hương sắc ruộng đồng, vẫn thu hút rất nhiều thực khách. Mặc dù chỉ là một món ăn đơn giản, nhưng bún cá đã trở nên quen thuộc và thực sự không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của những con người quanh năm gắn bó với sông nước miệt vườn. Đây là món quà bình dân mà người ta có thể ăn ở mọi chỗ, mọi nơi và bất cứ lúc nào. Bún cá có từ những gánh hàng rong nơi vỉa hè đến những quán cóc trên khắp các ngõ phố hay trong những nhà hàng lịch sự. Tuy nhiên, người dân miền Tây có thói quen ưa thích hàng rong nên bún cá xuất hiện trên các vỉa hè vẫn được nhiều người ưa chuộng.

Để có được một nồi bún cá ngon, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, thường bắt đầu từ khâu chọn cá. Cá nấu bún là loại cá lóc đồng thì thịt mới săn chắc và ít tanh. Sau khi làm sạch, cá được cho vào nồi nước đang sôi, luộc chín, vớt ra, để nguội. Sau đó cá được lột bỏ da, bỏ xương, róc thịt thành từng miếng vừa ăn, giữ lại nước luộc cá để riêng. Dùng một chiếc nồi khác để phi hành tỏi vừa vàng tới cho bột cà ri, đinh hương, quế, và thịt cá đã róc vào xào, nêm thêm gia vị, đảo đều để thịt cá được thấm. Tiếp theo cho nước luộc cá vào nồi, thêm nước cốt dừa, rải thêm một ít bột ớt cho những ai thích ăn cay. Điểm đặc trưng làm nên cốt cách của bún cá hẳn nhiên là nước dùng. Bún cá ở miền Tây rất khác với các loại bún ở các nơi khác, do sử dụng loại gia vị đặc trưng là ngãi bún, góp phần làm cho bún cá có một phong vị rất riêng không lẫn vào đâu được.

Người ta thường ăn bún cá kèm theo các loại rau, như rau muống chẻ nhỏ, giá đỗ, rau thơm, bắp chuối, dưa leo. Ăn bún cá, thực khách cảm thấy vị ngọt đậm đà của cá lóc đồng, chất cay nồng của ớt, vị thơm bùi của nước cốt dừa, vị thơm , mát của các loại rau ăn kèm, tất cả đều đậm hương vị của đồng quê, sông nước.

Bún cá miền Tây – đậm đà hương vị đồng quê

Ngày nay, bún cá đã có mặt trên mọi miền tổ quốc, xuất hiện trong cả các nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, bún cá của miền Tây vẫn được thực khách ưa thích bởi cái hương vị đậm đà của đồng quê, sông nước. Phải chăng chính cái hương vị ấy đã tạo nên một nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực nơi đây.

Theo Tạp Chí Ẩm Thực

Ai đi ăn bún cá Sâm cây si với tớ không?

Gr…gr…, trời lạnh mà đi ăn bún cá thì miễn bàn, xì xụp hết veo cả nước lẫn cái mà vẫn thòm thèm.

Một buổi sáng cuối tuần khi tớ đang lượn lờ ở khu phố Đinh Liệt để chọn mua khăn trong tình trạng bụng đói cồn cào. Ấy thế mà tớ lại chẳng nhớ ra được hàng ăn nào ở gần phố đấy cả, thế là gọi điện tứ tung, hỏi han khắp những đứa “ma xó” phố cổ, tớ bèn được chỉ đến hàng bún cá của cô Sâmngõ Trung Yên, trên phố Đinh Liệt, Hà Nội.

Nhiều bạn chắc đang nghĩ, không biết tên gọi của hàng bún này bắt nguồn từ đâu, để tớ giải thích luôn, Sâm là tên cô chủ quán niềm nở, còn cây si là địa điểm “tọa lạc” của quán đấy. Những ngày mùa hè nắng nóng, ngồi ăn dưới gốc cây si, bạn sẽ được hưởng bóng mát tỏa rộng của nó đấy.

Tìm hiểu thêm: Cách làm tôm cuốn bánh đa nem đổi khẩu vị cho cả gia đình

Bún cá miền Tây – đậm đà hương vị đồng quê

Thôi, quay trở lại với những bát bún thơm ngon ở đây nhé. Bún cá ở đây gồm có cá rô phi với thịt cá trắng muốt, thơm ngon, rau cần hay rau cải tùy mùa và có cả những viên chả cá rán giòn lên nữa. Nước dùng bún thì vừa ngọt vừa thơm, bạn chỉ cần nếm thử một thìa thôi là đã thấy thích mê rồi.

Bún cá miền Tây – đậm đà hương vị đồng quê

Hàng bún cá của cô Sâm vừa ngon, vừa rẻ, lại không chỉ có bún cá mà còn có cả món chả cá viên cuốn thịt độc nhất vô nhị ở Hà Nội nữa cơ. Mỗi viên cá cuốn thịt có ba lớp, lớp trong cùng là thịt xay trộn với hành và mộc nhĩ thái nhỏ, thêm chút hạt tiêu, gia vị. Lớp thứ hai là cá đã được bỏ hết xương, xay nhuyễn cùng với lá thì là. Ngoài cùng là lớp vỏ bằng bột gạo, dày như vỏ của bánh rán vậy. Ba lớp này quấn lấy nhau, tạo thành một viên thịt, cá, bột hỗn hợp ăn rất lạ miệng đấy. Cô Sâm còn bảo, không phải cứ rán lên là viên cá cuốn thịt này ngon đâu. Khi cho vào chảo rán thì nhất định phải để nhỏ lửa, có như thế những viên cá mới chín đều, mà vỏ bột bên ngoài vẫn có màu vàng sậm như mật ong là được.

Bún cá miền Tây – đậm đà hương vị đồng quê

>>>>>Xem thêm: Cách làm bao tử hầm tiêu bổ dưỡng, giải cảm cho mùa lạnh

Hàng bún cá Sâm cây si tuy không có địa chỉ cụ thể nhưng khá dễ tìm, bạn đi từ phía Bờ Hồ ra phố Đinh Liệt , qua ngã tư cắt phố Gia Ngư sẽ thấy một con ngõ nhỏ mang tên Trung Yên. Bạn cứ đi thẳng vào tới hết ngõ là sẽ tìm ra ngay quán bún cá dưới gốc cây si thôi.

Dạo phố và thử ăn cá viên chiên cũng là một ý tưởng hay đấy. Chúc bạn đi ăn ngon miệng nhé!

Theo IONE.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *