Cá mặt quỷ trước đây thường không phổ biến vì vây và da có độc, hình thù xấu xí lại khó chế biến nên rất kén khách. Thế nhưng đây lại là món ăn rất tốt cho tim mạch. Không chỉ được yêu thích ở Việt Nam, cá mặt quỷ còn là thứ hải sản được ưa chuộng ở Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Quảng Tây.
Cá mặt quỷ (tên tiếng Anh là Stonefish) còn có nhiều tên gọi khác như là cá đá, cá mao ếch… được biết đến là một loài cá mang vẻ ngoài vô cùng xấu xí với vảy rất cứng, trông xù xì, thô ráp, màu sắc giống hệt như những rạn san hô đã c.hết. Loài cá này nghe qua cái tên thôi cũng đã hình dung được độ xấu xí của nó.
Cá mặt quỷ được xếp vào danh sách những loài cá độc nhất, được mệnh danh là “chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương bởi trên lưng nó có những chiếc tia vây cực độc. Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến, loài cá này lại trở thành một món ăn cực phẩm và mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà nhiều du khách sẵn sàng bỏ số t.iền lên đến chục triệu đồng mới có thể mua được nó.
Ở nước Trung Quốc, loài cá này còn có tên gọi là “Thạch Đầu Ngư” (cá đá). Chúng sinh sống tại những vùng nước sạch, thịt thơm ngon và rất thanh. Đây cũng là loài cá dễ bắt, chỉ cần quăng lưới là sẽ có 1-2 con “tự động chui vào rọ”.
Phần đầu của cá mặt quỷ lớn hơn nhiều so với phần thân, loài cá này xuất hiện rất phổ biến, chúng thường sống trong các rãnh nước, khe sông, suối. Ngày ấy, cá mặt quỷ thường được người dân nông thôn Trung Quốc dùng làm thức ăn cho… gà vịt. Còn ở thời điểm hiện tại, cá mặt quỷ đã trở thành 1 món ăn vô cùng xa xỉ.
Ảnh minh họa
Trái ngược với vẻ ngoài không mấy thiện cảm và vô cùng dữ tợn thì thịt cá mặt quỷ lại được đ.ánh giá rất cao cả về độ ngon cũng như mức độ dinh dưỡng. Thịt của chúng đặc biệt rất chắc, dai và có vị ngọt rất tự nhiên. Hơn nữa, loài cá này cũng được nhiều chuyên gia hàng đầu nghiên cứu và kết luận rằng thịt cá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người cũng như các giống cá khác.
Cá chứa hàm lượng lớn omega3 giúp quá trình tuần hoàn m.áu diễn ra tốt hơn, giảm nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch, đồng thời giúp da dẻ đẹp hơn. Ngoài ra, cá mặt quỷ còn có chứa nhiều canxi giúp ích cho sự phát triển và tái tạo xương. Tuy nhìn thì ghê nhưng những lợi ích mà loài cá này mang lại cho sức khỏe thì rất đáng để bạn thưởng thức.
Ở nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, cá mặt quỷ chỉ xuất hiện trong menu của những nhà hàng chuyên về hải sản chứ không hề dễ gặp. Nếu may mắn nhà hàng đó có thì bạn mới có cơ hội để thưởng thức còn không thì du khách cần đặt trước để có thể được thưởng thức loài cá thơm ngon hấp dẫn này.
Ảnh minh họa
Cá mặt quỷ với nhiều cách chế biến hấp dẫn
Để chế biến được món cá mặt quỷ này không hề dễ dàng chút nào. Điều trước tiên, đầu bếp sẽ phải loại bỏ lớp da sần sùi phía bên ngoài đầu cá vì da của nó dai và có nhiều vây sắc nhọn nên quá trình này cần được thực hiện thật cẩn thận.
Quá trình sơ chế đòi hỏi đầu bếp phải thật tỉ mỉ và cẩn thận để có thể giữ nguyên được phần thịt cá bên trong. Không giống như nhiều loài cá khác, cá mặt quỷ cần có thời gian chế biến lâu hơn bởi thịt của nó có độ chắc và dai nhất định.
Ảnh minh họa
Cá nướng: Việc nướng sẽ giúp giữ lại được đầy đủ hương vị của món ăn nhất có thể. Nếu du khách đi du lịch Nha Trang, du lịch Phú Yên, du lịch Bình Thuận và có dịp thưởng thức món cá mặt quỷ này nhưng chưa biết chọn hình thức chế biến nào thì cá nướng sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Du khách có thể tha hồ sáng tạo các loại nước chấm ăn kèm để có thể tìm được hương vị mà mình thích nhất khi thưởng thức cùng món cá này.
Cá nướng muối ớt: Cũng là món nướng nhưng cá mặt quỷ sẽ được biến tấu thêm là nướng kèm muối ớt, kích thích vị giác của du khách và khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Cá nướng muối ớt có vị béo, ngon ngọt và dai hòa quyện với vị cay của muối ớt chắc chắn sẽ khiến du khách mê mẩn ngay từ những miếng thịt đầu tiên.
Cá om cari ăn kèm bánh mì: Cách chế biến cá mặt quỷ như thế này cũng được rất nhiều du khách lựa chọn khi thưởng thức. Món ăn được ướp gia vị theo công thức chuyên nghiệp, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Cá om cari ăn cùng với bánh mì chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho du khách khi thưởng thức.
Du lịch vùng núi phía Bắc, nhất định phải thử bánh coóc mò của người Tày
Cùng iVIVU thưởng thức món bánh coóc mò đặc sản của người dân tộc Tày, một món bánh độc đáo, thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch vùng núi phía Bắc.
Du lịch vùng núi phía Bắc, nhất định phải thử bánh coóc mò của người Tày
Nhắc đến du lịch các tỉnh vùng núi phía Bắc, không thể nào không nhắc đến các món ăn đặc sản của bà con dân tộc nơi này. Với một vùng đất nhiều đồng bào dân tộc chung sống hòa thuận, tạo nên những đặc trưng văn hóa nói chung và ẩm thực nói riêng.
Y Tý mùa lúa chín. Ảnh: @Tống Bích Hạnh.
Trong bài viết này, iVIVU giới thiệu đến bạn một món bánh coóc mò, một món bánh đặc sản của đồng bào dân tộc Tày. Món bánh này là một món ăn độc đáo mà bạn nhất định phải thử khi có dịp du lịch các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Món ăn đa dạng, đặc sắc đã tạo nên nền ẩm thực mang hương vị riêng của các tỉnh vùng núi phía Bắc. Ảnh minh họa: laichau.gov.
Bánh coóc mò. Ảnh: infonet.vietnamnet.
Coóc mò là một loại bánh truyền thống có hình dạng chóp nhọn như sừng bò, được làm quanh năm và bày bán nhiều ở các chợ phiên. Trong tiếng Tày bánh có tên “péng uất”, bánh quen thuộc và phổ biến nhất ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Vì cách gói khá đặc biệt mà hiện nay chỉ còn những bậc bô lão lớn t.uổi mới thường xuyên làm bánh coóc mò, do không phải ai cũng biết làm.
Hình dáng bánh coóc mò.
Bánh coóc mò được làm từ gạo nếp, đỗ đen trộn lẫn vào với nhau, được gói bên trong lá chuối hoặc lá chít rồi được buộc bên ngoài bằng lạt làm từ tre giang. Ngoài đỗ đen, người dân nhiều vùng khác dùng lạc hoặc đỗ xanh, đều làm cho bánh ngon hơn.
Ảnh minh họa.
Để bánh coóc mò thơm ngon và dẻo, gạo phải là gạo nếp cái hoa vàng trứ danh, được ngâm từ hai đến ba tiếng trước khi trộn với đậu. Khi gói bánh, phải nén gạo c.hặt t.ay, nước không ngấm vào, ăn bánh sẽ ngon. Khi nước sôi sủi tăm, bánh sẽ được thả vào nồi luộc chín từ hai đến ba tiếng.
Luộc bánh.
Ảnh minh họa: Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn và mẩy, ăn rất dẻo và thơm.
Bánh coóc mò ăn ngon nhất là được chấm với lạc, muối, vừng giã nhỏ hay mật. Cắn miếng bánh coóc mò, bạn sẽ cảm nhận được hương vị dẻo thơm từ những hạt gạo nếp tròn trịa, thơm bùi từ đỗ đen, đỗ xanh, béo ngậy của nhân lạc và thơm dịu mùi hương lá chít, lá chuối.
Các nguyên liệu để gói bánh.
Theo truyền thống, trong ngày đầy tháng của trẻ nhỏ, bất kể mùa nào, người Tày cũng làm bánh coóc mò. Những chiếc bánh nhỏ xinh được đặt tận tay trẻ cùng lời chúc hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, ngoan ngoãn của ông bà, cha mẹ.
Bánh coóc mò chấm mật mía.
Coóc mò không chỉ là thức quà dân dã mà còn thể hiện ước nguyện mùa màng bội thu, vừa là biểu tượng về tình đoàn kết, sung túc, luôn sát cánh bên nhau của đồng bào dân tộc Tày. Nếu có dịp ghé thăm vùng núi cao phía Bắc, bạn đừng bỏ lỡ món bánh coóc mò này, hoặc có thể mua bánh về làm quà cho người thân nhé!
Khi ăn bóc dần lá từ trên phần chóp để không bị dính tay.