Cà ri gà với thành phần giàu đạm và tinh bột, chắc chắc sẽ khiến bạn ăn no chắc bụng mà vẫn thòm thèm vì vị ngon siêu cấp của món ăn này.
Tuy cách nấu cà ri gà khá phức tạp nhưng chỉ cần 1 chút kiên nhẫn và có niềm đam mê nấu nướng là bạn sẽ làm được ngay thôi!
Nguyên liệu làm cà ri gà siêu hấp dẫn
(cho 3 Phần ăn)
Đùi gà 400 gr
Khoai tây 100 gr
Cà rốt 50 gr
Bột cà ri 50 gr
Hành lá 80 gr
Dầu ăn 5 ml
Rượu trắng 6 ml
Nước 500 ml
Muối 2 gr
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
Thực hiện
Bước 1: Rửa sạch cà rốt, khoai tây và hành lá. Gọt vỏ, cắt khoai tây, cà rốt thành cục vừa ăn. Nếu thích, bạn có thể tỉa cà rốt thành hình hoa cho đẹp mắt. Băm nhỏ hành lá, cho vào chén riêng.
Sau khi gọt và cắt khoai tây, bạn nên ngâm khoai vào nước có pha ít muối để khoai vàng đẹp, không bị thâm. Thành phẩm cà ri gà sẽ đẹp và bắt mắt hơn.
Bước 2: Làm sốt cà ri: Làm nóng chảo, cho 5ml dầu vào. Chờ dầu nóng thì đổ cà ri, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm vào và trộn đều tay. Cho 2/3 lượng hành lá băm và gà vào xào đều. Khi gà hơi săn thịt, cho 2gr muối và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm còn lại vào đảo đều để gia vị thấm vào sốt cà ri và thịt gà. Thường xuyên rưới nước sốt lên thịt để gà đậm đà, thấm vị.
Dùng lửa riu riu làm cà ri gà để nước sốt không bị cạn quá nhanh và gà cũng chín đều hơn. Dùng đùi gà tỏi làm cà ri gà để bạn dễ nấu, đồng thời đùi gà tỏi ngắn, nhỏ, ăn sẽ vừa miệng và thấm gia vị dễ hơn. Nếu thích bạn có thể cho nửa củ hành tây đã cắt lát cho vào xào cùng để ngọt nước sốt cà ri. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm nước cốt dừa nếu thích ăn cà ri béo nhé!
Bước 3: Khi thấy thịt gà săn lại thì cho cà rốt, khoai tây và đảo cùng cà ri gà. Thêm vào 6ml rượu và tiếp tục đảo đều tay đến khi thịt gà, cà rốt và khoai tây chín hẳn.
Khi cho khoai vào thì đảo cà ri gà nhẹ tay hơn để tránh làm vỡ khoai.
Bước 4: Cho nước vào, đảo đều, chuyển lửa lớn và hầm cà ri đến khi cà ri gà kẹo và sệt lại. Nếm xem cà ri gà đã vừa ăn chưa và nêm thêm nếu cần.
Đậy nắp nồi/ chảo để hầm chín cà ri gà được nhanh hơn.
Bước 5: Cho cà ri gà ra đĩa/ tô. Rắc lên phần hành băm còn lại rồi rưới sốt cà ri lên cho chín hành. Cà ri gà có thể dùng với bún, bánh mì, cơm đều được. Tuy nhiên do cà ri gà rất giàu năng lượng và ăn dễ no nên bạn dùng với ít cơm thôi để tránh bị đầy bụng nhé!
Ngoài thịt gà, bạn có thể cho mề, trứng và huyết gà vào nấu cà ri gà để món ăn thêm ngon. Hãy thử và sáng tạo thật nhiều món ăn ngon trong căn bếp nhà mình bạn nhé!
Theo Quatangcuocsong
Nấu cà ri gà chưa bao giờ đơn giản mà ngon đến vậy
Với công thức này bạn sẽ có nồi cà ri thơm phức, ăn chuẩn vị.
Nguyên liệu làm cà ri gà:
– 2kg gà
– 1 trái dừa khô nạo
– 2 củ khoai lang vàng tầm 300g
– 1 củ khoai môn tầm 300g
– 3 cây sả to
– 4 tép tỏi,2 củ hành tím
– 1 củ hành tây
– 2 hủ cary dầu
– 5 nhánh lá cà ri (không có thì có thể bỏ qua)
– 1 gói bột nghệ và lá cary khô
– 1 bịch sữa tươi không đường 220ml
– Gia vị
Cách làm cà ri gà:
Sơ chế:
– Gà chặt miếng vừa ăn , sau đó ướp với 2 hũ cà ri dầu, lá cà ri khô và 2 muỗng cafe bột nghệ, 2 tép tỏi và 1 củ hành đ.ập dập băm nhỏ.
– Khoai lang và khoai môn gọt vỏ cắt khối vừa ăn.
– Dừa khô cho vô 1 xíu nước nóng vắt lấy 1 chén nước cốt đặc, và nước dão (nước dão canh sao vừa đủ nấu ngập gà và khoai, ăn với bún thì nhiều nước, ăn với bánh mì thì nước sệt hơn).
– Sả đ.ập dập bó lại
– Phần hành tỏi còn lại cũng đ.ập dập băm nhuyễn.
– Hành tây cắt múi cau.
Chế biến:
– Cho dầu vô chảo đun nóng cho sả vào chiên sơ qua cho dậy mùi thơm vớt ra cho vô nồi nước dừa dão.
– Phi thơm hành tỏi cho gà vô xào săn và thật thơm với 1 nhánh lá cary rồi cho gà vô nồi nước dừa dão nấu lên.
– Cho luôn 2 loại khoai vào chảo vừa xào gà chiên sơ lên với 1 nhánh lá cary cho xém mặt và thơm hơn khi nấu tránh khoai bị bể nát.
– Khoai môn lâu chín hơn nên cho vào trước,khi gà gần mềm thì cho khoai lang vào.
– Nêm nếm nồi cary: lá cà ri tươi 3 nhánh, đường,hạt nêm và muối.
– Khi gà và khoai mềm cho thêm hành tây, sữa tươi và nước cốt dừa vào, sôi nhẹ lại tắt bếp.
Lưu ý :
– Có thể bỏ qua sữa tươi nếu không có, tăng lượng dừa khô lên cho béo ngon
– Nếu muốn nồi nước sệt hơn có thể múc 1 ít khoai trong nồi ra chén tán nhuyễn rồi cho vô, nồi nước sẽ sệt và rất thơm béo.
– Khi cho cốt dừa vô rồi chỉ để nồi sôi nhẹ rồi tắt bếp, khi hâm nóng lại cũng vậy. Không nấu sôi quá mạnh sẽ bị lợn cợn.
Theo Emdep.vn