Mỗi khi vào mùa mưa xưa ấy, người đi đơm cá ruộng lại nhớ về câu hát: “Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt/Con cá ngoài lờ muốn lúc lắc chui vô”.
Bạn đang đọc: Cá rô đ.âm xóc
Cá rô mắt đỏ cho ta nhiều món: Nướng, chiên giòn, kho tộ… Tuy nhiên, món đ.âm xóc, dù có chút nhọc công nhưng lắm ý vị miệt đồng. Làm sạch ruột cá, xỏ lụi ghim tre nướng cá. Ta cũng có thể kẹp cá rô bằng vỉ sắt, nướng trên bếp lửa than hồng, trở qua, lật lại cho cá chín vàng, thơm lựng. Mùi thơm tỏa lan đến cả nhà hàng xóm. Lấy hết xương cá, bóp nhuyễn đều. Vài trái me xanh, một ít rau thơm, ngò tây, é trắng. Đậu phộng rang giòn, giã vừa vừa, đôi ba trái ớt xanh, mấy tép tỏi và đường, muối, nước mắm nhĩ. Một hỗn hợp làm nên mùi vị khó tả cho món cá rô đ.âm xóc. Khi dùng món, không quên chiếc bánh tráng nướng giòn.
Vị chua của me, mùi thơm ngò tây, é trắng cộng hưởng với vị béo của đậu phộng… sẽ đem đến một ấn tượng vừa gần gũi, vừa hoài niệm những ngày đi thả lờ.
Có thể một buổi chiều yên ả, nắng nằm ngang đồi, hay khi đêm xuống, trăng gác ngọn cau, trăng nằm hiên thanh bình, bạn hữu cụng ly rượu gạo cay nồng, đối ẩm câu văn chương hay gõ nhịp đàn bolero bập bùng lay trăng mà thêm ý vị món cá rô đ.âm xóc nghĩa tình.
Cá rô đồng béo ngậy
Không phải là đặc sản riêng có nhưng Thừa Thiên Huế cũng tự hào với câu: “Gạo de An Cựu, cá rô bàu Choàng”.
Đêm tháng Tám âm lich, Huế mưa rả rích. Buổi sáng vừa tới cơ quan đã nghe anh bạn trẻ trầm trồ: “Cá rô nổi đầy đồng, chú ơi”. Hắn ở quê, làng Thanh Thủy Chánh, nằm ở ven đô Huế. Ừ nhớ rồi, mùa màng cũng đã xong xuôi, thóc khén và rơm khô, đây đã là thời điểm “nước nhảy lên bờ”. Những cánh đồng ven Huế ngập tràn một màu nước nổi.
Tìm hiểu thêm: Cách làm hồng treo gió kiểu Nhật tại nhà đơn giản, đảm bảo 100% thành công
>>>>>Xem thêm: Cách làm nước sâm đơn giản mà bổ dưỡng tại nhà
Cá rô chiên giòn, món khoái khẩu với nhiều người. Ảnh: Võ Nhân
Ai đó còn chưa tường tận, chứ nông dân thứ thiệt thì mùa thu cũng là mùa cá rô bắt đầu “tới tầm” đủ độ ngon. Nắng hạn kéo dài hàng mấy tháng trời, các mương rãnh và ngay cả ruộng đồng đều cạn nước, có nơi đất đai còn nứt nẻ nên cá rô đồng khôn ngoan biết tìm đến những nơi có mực nước sâu quanh đó như các đám ruộng sâu hay bàu, đìa để lánh nạn. Chờ lúc mùa mưa đến, như những trận mưa lớn mấy ngày qua ở Huế, nước lênh láng tràn đồng, cá rô lại từng đàn lũ lượt lội ngược dòng nước để trở lại ruộng đồng tìm mồi và làm ổ đẻ.
Đủ đầy thức ăn mới sau một vụ lúa, những con cá rô đồng lúc này mập ú, thịt chắc và thơm ngon hơn bao giờ hết. Không phải là đặc sản riêng có nhưng Thừa Thiên Huế cũng tự hào với câu: “Gạo de An Cựu, cá rô bàu Choàng”. Bàu Choàng nằm ở phía trước đình làng trên Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, nghe bảo cùng chung ông tổ với làng Thanh Thủy Chánh của anh bạn trẻ của tôi, chỉ cách nhau có một cánh đồng.
Món ăn được chế biến từ cá rô đồng nhiều vô kể và đều rất ngon. Bình dị và dân dã là cá rô kho, kho rim, kho khô, kho tộ; cá rô nấu canh cải, canh mướp đắng, canh bầu, canh rau; cá rô om chuối, cá rô nướng, cá rô chiên xù… Mấy năm gần đây, nhiều quán ăn ở Huế món cá rô chiên xù, giá rẻ mà lại ngon. Cá rô nhỏ để nguyên cả đầu đem chiên giòn, thơm lừng, nhai nghe rồm rộm, beo béo, ăn kèm với loại môn ngọt, chấm nước mắm gừng, và tất nhiên có thêm tí cay nữa, bảo đảm ăn mãi không chán. Thằng con trai tôi học ở Sài Gòn đặc biệt khoái khẩu món này, hẹn về Huế ba cho đi ăn món cá rô chiên.
Gần đây ở Huế thấy xuất hiện món bánh canh cá rô Thủy Dương. Cũng như cá lóc, cá rô đồng sau khi làm sạch, ướp với nước mắm, đường, tiêu, hạt nêm… Để một lúc cho cá ngấm, rồi đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho cá vào đảo đều, tiếp đến cho nước vào vừa ngập mặt cá và nấu chín. Cá chín vớt ra, gỡ lấy phần thịt, phần xương giã nhuyễn và lọc để lấy vị ngọt cho nước dùng. Miếng thịt cá rô không to bằng cá lóc nhưng nồi bánh canh cá rô có trứng vàng trông hấp dẫn và nhìn thật bắt mắt. Cá rô đồng béo ngậy, thịt lại mát và lành tính. Bánh canh cá rô do thế là sự bổ sung thú vị, khiến cho món bánh canh Huế thêm phần đa dạng, làm xao xuyến bao người.