Các món ăn đặc sắc của Bến Tre và Bình Thuận vào khách sạn 5 sao ở TPHCM

Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) vừa phối hợp với khách sạn Grand Saigon phối hợp tổ chức giới thiệu các món ăn đặc sắc đến từ Bến Tre và Bình Thuận.

Các món ăn đặc sắc của Bến Tre và Bình Thuận vào khách sạn 5 sao ở TPHCM

Cơm trái dừa Bến Tre

3 món ăn đặc sắc được giới thiệu lần này gồm: hủ tiếu gà đen, cơm trái dừa (Bến Tre) và bún cá dằm Bình Thuận. Đây là lần thứ 7 chương trình được thực hiện, giới thiệu và quảng bá cho du khách trên 30 món ăn đặc sản các vùng miền mà VITA và khách sạn Grand Saigon phối hợp tổ chức.

Các món ăn đặc sắc của Bến Tre và Bình Thuận vào khách sạn 5 sao ở TPHCM

Buổi giới thiệu các món ăn đặc sắc của Bến Tre và Bình Thuận

Tại buổi giới thiệu, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch VITA, phát biểu: “Ẩm thực vốn là thế mạnh của Việt Nam, được nhiều người quan tâm, yêu thích. Mặc dù vậy, để ẩm thực Việt Nam được du khách trên toàn thế giới biết đến, chúng ta còn nhiều việc phải làm. Bên cạnh việc nghiên cứu, gìn giữ nét đặc trưng của ẩm thực ở mỗi địa phương, công tác truyền thông, phổ biến cũng cần được chú trọng để tiếp cận nhiều hơn đến với cộng đồng xã hội”.

Các món ăn đặc sắc của Bến Tre và Bình Thuận vào khách sạn 5 sao ở TPHCM

Bún cá dằm Bình Thuận

Các món ăn đặc sắc của Bến Tre và Bình Thuận vào khách sạn 5 sao ở TPHCM

Hủ tiếu gà đen Bến Tre

Hiện nay, món ăn Việt tuy rất đa dạng nhưng vẫn chiếm thị phần nhỏ trong thực đơn ở các khách sạn quốc tế. Tại TPHCM, khách sạn Grand Saigon đã có các món đặc sản của nhiều vùng miền như: súp lươn Nghệ An, hủ tíu Bắp Chìa Đắk Lắk, hủ tíu Mỹ Tho, cháo lòng Gò Công nổi tiếng của T.iền Giang, hủ tíu Mỹ Lồng nổi tiếng Bến Tre, món bún sườn hoa thanh long, phở bê, bún thả Bình Thuận, phở bê Tây Ninh, bánh canh Bến Có của Trà Vinh…

Cơm trái dừa- Món ăn cung đình Huế

Muốn làm thứ cơm này phải dùng loại gạo ngon nấu với nước dừa nạo. Cơm sau khi nấu chín được trộn với thập cẩm như lạp xường, tôm, đậu petit-pois, thịt heo và chả Huế.

Các món ăn đặc sắc của Bến Tre và Bình Thuận vào khách sạn 5 sao ở TPHCM

Trước khi ăn dùng trái dừa xiêm (dừa nạo) vạt miệng đổ nước ra (nước dùng để nấu cơm), cho cơm thập cẩm trộn sẵn vào trái dừa. Sau đó đem hấp cách thủy, cho nóng lên, khói bốc nghi ngút. Khi ăn dùng nĩa, xúc trực tiếp vào trái dừa, ăn với nước chấm tương ớt. Khi hấp cách thủy, cơm dừa vẫn để nguyên trong trái dừa, nhằm làm tăng độ thơm và cả chất béo của cơm.

Trong cung đình, cơm trái dừa được hấp cách thủy bằng loại dừa xiêm có trái thật nhỏ, chứa khoảng 1 bát cơm nhỏ. Khi món ăn này ra khỏi cung đình, trở thành phổ biến, người ta chọn trái dừa xiêm lớn hơn vì ngoài mục đích thưởng thức ra, còn dùng để ăn cho đủ no.

Cơm trái dừa được nêm nếm vừa ăn trước khi đem đi hấp, do đó khi ăn không phải dùng thêm nước chấm. Ngoài ra nếu khách không muốn ăn cơm dừa thập cẩm, có thể yêu cầu tiệm cho vào cơm những món ăn mà mình ưa thích như lạp xường, tôm, thịt heo hoặc chả Huế.

Ăn từng muỗng nhỏ, nhai chậm rãi để thưởng thức được mùi vị của món ăn cung đình này. Nó có mùi thơm của nước dừa xiêm, ngọt, béo, hạt cơm bóng mượt. Cái thú khi ăn cơm trái dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *