Bần là một trong những loại trái được người dân miền Tây xem là “của Trời cho”, với vị chua vốn có đã tạo nên nguồn cảm hứng cho ra nhiều món ăn miền Tây độc đáo.Các món ăn miền Tây độc đáo được nấu từ trái bần
Trái bần.
Canh chua bần
Ảnh minh họa: @arian_quynh.
Trong các món ăn miền Tây, canh chua bần được cho là món ăn thượng hạng và có tên t.uổi nhất. Chính vì tính chất chua của bần mà nó luôn được người dân miền Tây thích dùng để nấu canh chua. Khác với me, dùng trái bần nấu sẽ cho ra vị chua thanh và mùi thơm rất khác biệt. Nấu canh chua quả bần rất đơn giản. Chọn những trái bần chín và to nhất đem đi rửa sạch, bỏ vỏ lấy phần thịt bên trong. Khi nước sôi, bỏ trực tiếp bần vào. Sau đó bỏ cá và nêm gia vị. Cá chín rồi thì cho thêm các loại rau vào. Bạn nên dùng rau muống, rau nhút, bông s.úng, bạc hà để món ăn được chuẩn vị hơn. Bên cạnh đó, thêm vào ít lát dứa và cà chua sẽ giúp nồi canh đẹp mắt hơn.
Ảnh minh họa.
Cá kho bần
Ảnh minh họa.
Nhắc đến canh chua bần thì phải kèm theo món cá kho bần huyền thoại, loại cá dùng để kho với bần thường là cá lóc và cá bông lau. Đây là món hao cơm nhất, đến những vị khách khó chiều cũng phải mủi lòng trước vị đậm đà mà chua nhẹ của cá kho. Cá kho bần sẽ có hương vị chua chua, thịt cá ngọt và đậm vị, ăn cùng rau luộc sẽ vô cùng bắt vị.
Lẩu bần chua
Lẩu bần chua là một trong những món ăn được lòng thực khách phương xa mỗi khi đến miền Tây sông nước. Lẩu bần thường nấu cùng với cá tra, vị cá beo béo ăn cùng nước lẩu chua chua thanh vị. Tuỳ vào mỗi mùa, bạn có thể thay cá tra bằng các loại cá khác như basa, diêu hồng hay cá ngát. Thậm chí có thể dùng ba ba hay cua đồng để nấu với bần đều có vị ngon không cưỡng nổi.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, các loại rau ăn kèm với lẩu bần còn có bông so đũa, bắp chuối bào sợi, bông s.úng… Đặc biệt, bông điên điển không thể thiếu đối với món lẩu bần này. Cách nấu lẩu bần giống như cách nấu canh chua trái bần. Khác ở chỗ lẩu bần ăn ngon nhất phải dọn lên bếp, ăn tới đâu cho cá, rau vào đến đấy. Nóng hổi bừng bừng, bốc khói đến tận cuối bữa ăn. Bún ăn kèm cũng phải lựa bún sợi nhỏ mới đúng chuẩn dân miền Tây.
Gỏi bông bần
Ảnh minh họa: baobaclieu.
Ảnh minh họa.
Gỏi bông bần được chế biến bằng cách, người dân miền Tây hái búp bông bần hoặc bông vừa hé nở về tách ra, lấy cánh bỏ cùi và trái nhỏ bên trong. Sau đó đem ngâm nước muối, để ráo rồi dùng trộn gỏi với thịt heo hay hải sản đều ngon. Nêm thêm chanh, đường và các gia vị khác. Vị gỏi chuẩn phải đủ vị chua, vị ngọt thì mới đủ níu lòng du khách mỗi khi về miền Tây.
Chuột đồng xào đọt bần
Ảnh minh họa.
Nghe tên có vẻ hơi đáng sợ nhưng đây lại là món ăn được người dân miền Tây yêu thích. Thịt chuột dai ngọt, ăn cùng với đọt bần có vị chua nhẹ chát chát, tưởng chừng khó nuốt lại hoà quyện bất ngờ, ngon đến khó cưỡng. Thịt chuột sau khi làm sạch, ướp với chút gia vị như hành tím và ớt băm nhuyễn, chút muối, đường, tiêu… cho thấm. Sau đó nấu chín lên rồi cho đọt bần vào xào đều đến khi đọt bần ngã màu nâu sẫm lại.
Bần dầm mắm
Bần chấm mắm. Ảnh minh họa: tomimarkets.
Món bần dầm mắm quen thuộc, trong đó bần vốn có vị chua dằm cùng với mắm tạo nên món ăn vô cùng bắt cơm. Trái bần dầm mắm phải là trái chín, thêm chút nước mắm, ớt, đường… Vị chua của trái bần không ngắt như me và hắt như chanh mà nó có vị chua thanh nhẹ. Bần dầm mắm làm nước chấm khi ăn rau muống hay đọt rau lang luộc rất bắt cơm.
Cách làm khô rắn thơm ngon
Khô rắn là một món đặc sản của miền Tây với hương vị lạ miệng, bắt vị và làm mồi hết sẩy. Cùng học ngay cách làm món khô rắn thơm ngon, ăn là ghiền ngay tại nhà qua bài viết sau đây nhé.
Nguyên liệu làm món khô rắn
600g thịt rắn trâu
1 muỗng canh mai quế lộ
Gia vị: Tương ớt, đường phèn, muối, bột ngọt
Cách làm món khô rắn
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn đem thịt rắn rửa với nước muối loãng để khử mùi tanh, rồi dùng kéo cắt bỏ phần xương sống và xương sườn. Tiếp theo, bạn cắt thịt rắn ra làm đôi và tạo hình tùy thích.
Ướp thịt rắn
Cho thịt rắn đã sơ chế vào trong thau, thêm vào 1 muỗng canh rượu mai quế lộ, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường phèn, 1 muỗng canh bột ngọt và 1 muỗng canh tương ớt. Trộn đều hỗn hợp và ướp trong 2 tiếng để thịt rắn ngấm hết gia vị.
Nếu bạn có tủ lạnh thì để trong ngăn mát qua đêm rồi sang ngày hôm sau phơi nắng, làm cách này thì thịt khô rắn sẽ ngon hơn. Trước khi phơi thì bạn tạo hình cho món khô tùy thích vì sau khi phơi thịt rắn sẽ khô lại với hình dạng mà bạn tạo.
Phơi khô và hoàn thành
Bạn xếp thịt rắn lên khay và mang ra ngoài nắng phơi trong 3 đến 4 tiếng, thịt rắn hơi khô là hoàn thành. Bạn có thể đem nướng hay chiên lên thưởng thức rồi đấy.
Khô rắn khô rang, sau khi nướng hay chiên sẽ có mùi vị ngọt và cay hòa quyện với vị mằn mặn hết sức lạ miệng. Bạn có thể dùng làm mồi nhậu hoặc ăn chơi đều được.
Bên trên là cách làm món khô rắn đơn giản, thơm ngon tại nhà, chỉ vài công đoạn là bạn có ngay món ăn chơi hoặc làm mồi nhậu cho ông xã lai rai, Cơm Ngon 16 chúc các bạn thực hiện món khô rắn này thành công ngay lần đầu nhé.