Đà Nẵng không chỉ là địa chỉ thanh bình, thân thiện và nhiều cảnh đẹp để du khách rong chơi khi có dịp du lịch đến đất này, mà ở đây còn nhiều món ăn độc đáo, khác lạ, khó có thể bỏ qua.
Có thể điểm qua một vài địa chỉ, vốn được Đà Nẵng giới thiệu cho quan khách trong dịp tổ chức sự kiện APEC 2017.
Mì quảng bà Mua (19 Trần Bình Trọng, Q. Hải Châu)
Mỳ Quảng – Món “vua” của người dân nông thôn Quảng Nam -Đà Nẵng giờ đã trở thành đặc sản mang tính vùng miền. Món ngon đầu tiên phải nhắc đến. Và quán Bà Mua là một trong những địa chỉ mới, hấp dẫn.
Quán có nhiều loại mì quảng: lươn, gà, bò, cá lóc…Rau sống rất ngon, mỗi người được cho kèm dĩa rau nhiều loại: cải con, giá, bắp chuối, cải mầm….tươi xanh. Theo người quản lý, nguyên liệu chế biến món mì ở đây độc đáo nhờ dùng dầu phụng thiên nhiên và 100% gà ta được mang từ quê lên.
Đến nay, mì quảng bà Mua đã có 4 cơ sở ở Đà Nẵng, giá mỗi tô từ 30.000 đồng – 50.000 đồng.
Bánh cuốn thịt heo cũng là một trong những món ăn khoái khẩu không chỉ riêng người dân địa phương. Từng thớ thịt mỏng, cuống với cả bánh ướt, rau sống thơm nồng, chấm với mắm nêm (còn gọi là mắm cái) rất đượm. Ăm một miếng sẽ nhớ rất lâu. Hiện món này tương đối phổ biến tại Đà Nẵng.
Giữa Đà Nẵng sôi động, quán cà phê “Không gian xưa” như một dấu lặng, là nơi các đại biểu APEC ngoài việc thư giãn còn có thể biết thêm về kiến trúc cổ VN.
Xây dựng trên khu đất 5.000 mét vuông, quán có nhiều tiểu cảnh đẹp, thoáng mát, có sân đình, cây đa, giếng nước, có cây thiên tuế khoảng 600 t.uổi thuộc loại già nhất VN.
Đặc biệt trong quán có nhiều căn nhà cổ làm từ gỗ quý được phục dựng gần như nguyên bản. Những cây quạt cổ, đèn cổ có t.uổi đời gần trăm năm, đặc biệt có bộ bàn cổ t.uổi đời hơn 200 năm vẫn được lưu giữ tại đây.
Quán ông Tạ (113A Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu)
Quán khai trương từ năm 2009, mở cửa từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm.
Món bún chả cá tại đây được đ.ánh giá chất lượng khá tốt. Quán khá nổi tiếng, được nhiều khách du lịch biết đến. Nước bún thanh, ngọt. Rau nhà tự trồng, chả cá tự làm.
Ngoài bún chả cá, quán còn có món bún cá thu, cá ngừ, chả ram cũng ngon không kém. mỗi tô từ 25.000-40.000 đồng. Đặc biệt, món bún ông Tạ tuy giá khá cao (75.000 đồng) nhưng bạn sẽ “xanh mặt” vì tô ngồn ngộn đủ loại cá.
Chủ quán tiết lộ: “Chả cá chúng tôi tự làm, thành phần gồm 80% cá đỏ, 10% cá thu và 10% cá lạc”.
Nhà hàng phì lũ (225 Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu)
Thành lập từ năm 1973, nhà hàng Phì Lũ nổi tiếng với món cơm gà. Do chủ là người Hoa nên đã kết hợp công thức nấu nướng Hoa-Việt làm nên món cơm gà đặc biệt hơn so với nơi khác. Cơm gà 68.000 đồng/dĩa.
Ẩm thực Đà Nẵng qua những góc nhìn mới lạ
Đà Nẵng sẽ tôn vinh giá trị ẩm thực địa phương thông qua chương trình chủ đề “Ẩm thực Đà Nẵng – Hương vị và ký ức” trong khuôn khổ “Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng 2022”, diễn ra từ 25 đến 26/11.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho hay, “Ẩm thực Đà Nẵng – Hương vị và ký ức” diễn ra trong 2 ngày, từ 25 đến 26/11 tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Chương trình là tổ hợp nhiều hoạt động đa dạng và hấp dẫn về chủ đề văn hóa ẩm thực truyền thống.
Mỳ Quảng – một trong những đặc sản địa phương của xứ Quảng sẽ được tôn vinh tại “Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2022”. Ảnh: Đoàn Lê
Đầu tiên là triển lãm ảnh “Ẩm thực phố Đà Nẵng” giới thiệu 68 hình ảnh gồm 3 chủ đề: Không gian văn hoá ẩm thực Đà Nẵng xưa và nay; nét đẹp văn hóa ẩm thực Đà Nẵng; ẩm thực phố Đà Nẵng. Triển lãm giúp người dân và du khách hiểu thêm về những hoạt động liên quan đến văn hóa ẩm thực tại thành phố Đà Nẵng qua những góc nhìn mới lạ, hấp dẫn nhưng mang đậm tính nhân văn. Văn hóa ẩm thực Đà Nẵng không chỉ hiện diện trong những nhà hàng, quán ăn mà còn hiện diện ở trong từng con đường, góc phố, trên vỉa hè và cả những gánh hàng rong lưu động.
Song song với sự kiện trên là hoạt động trải nghiệm “Không gian văn hóa ẩm thực Đà Nẵng” gồm 12 gian hàng trải nghiệm thực tế và giới thiệu các món ăn truyền thống của người Đà Nẵng, gồm: Nước mắm Nam Ô, bánh khô mè, bánh tráng Túy Loan, mì quảng Túy Loan, mì quảng Phú Chiêm, bánh tráng cuốn thịt heo, cá nục cuốn bánh tráng, bún chả cá, bún mắm, gỏi cá Nam Ô, cháo chờ Nam Ô, bánh đúc… Công chúng có thể thưởng thức và trải nghiệm thực tế quy trình chế biến một số món ăn ẩm thực truyền thống.
Cũng trong khuôn khổ chương trình là tọa đàm “Mì Quảng và câu chuyện văn hóa ẩm thực” vào sáng 26/11 nhằm chia sẻ, trao đổi về những giá trị văn hóa đặc trưng của ẩm thực xứ Quảng Nam – Đà Nẵng; nguồn gốc và ý nghĩa của mì Quảng. Bên cạnh đó, là sự chia sẻ của nhũng người con đất Quảng mà gia đình có nhiều đời mưu sinh bằng gánh mì Quảng, đến nay họ vẫn tiếp tục duy trì gánh mì như là một sự tiếp nối truyền thống và lan tỏa giá trị của món mì Quảng đến với bạn bè khắp nơi.
Đồng thời, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức cuộc thi sáng tạo video clip “Món chi ngon rứa?” trên mạng xã hội TikTok của Bảo tàng Đà Nẵng nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho những người yêu thích văn hóa ẩm thực Đà Nẵng; truyền cảm hứng, sự yêu thích văn hóa ẩm thực với cộng đồng, nhất là trong giới trẻ.
Tại “Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng” sẽ diễn ra lễ tiếp nhận hiến tặng hiện vật nhằm tri ân sự đóng góp, cống hiến của 9 cá nhân trong việc hiến tặng 27 tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Đà Nẵng. Ngoài ra còn có lễ tôn vinh nghệ nhân, người thực hành có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tại Đà Nẵng. Công chúng được tham gia vào các hoạt động trình diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian truyền thống xứ Quảng.
“Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng” là một trong những sự kiện văn hóa nổi bật, mang tính thường niên được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào tháng 11 hằng năm nhân kỷ niệm Ngày di sản văn hóa Việt Nam 23/11, nằm trong danh mục các hoạt động văn hóa – lễ hội hai bên bờ sông Hàn do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành. Chương trình nhằm hướng đến tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa đến gần với công chúng; góp phần nâng cao trách nhiệm của toàn thể cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc nói chung, của thành phố Đà Nẵng nói riêng.