Với món bánh ướt, tuyệt nhất là khi được ăn lúc bánh vừa ra lò. Từng chiếc bánh mềm mịn, nóng hổi, chấm ngay vào bát nước mắm đậm đà quả là một trải nghiệm ẩm thực khó gì sánh bằng.
Với món bánh ướt, tuyệt nhất là khi bạn được dùng lúc chúng vừa ra lò.
Hôm hay, yeutre.vn sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh ướt tại nhà với chiếc chảo chống dính quen thuộc nhé! Nào cùng xăn tay áo vào bếp thôi!
Nguyên liệu (dành cho 4 người dùng)
1. Phần bột:
1 bát bột gạo1 bát bột năng (Lưu ý: bột năng giúp bánh dai hơn nên nếu không thích bạn có thể giảm lượng bột năng và tăng lượng bột gạo miễn sao cả hai loại bột đều đong thành 2 bát)
3 bát nước lọc để pha bột
2/3 bát nước lọc để ….3 muỗng canh dầu ăn
1/3 muỗng cà phê muối.
2. Phần nhân:
200gr thịt nạc băm1 củ hành tím băm nhuyễn phơi khô một nắng
1 củ sắn băm nhuyễn phơi khô một nắng
100gr tôm đất rửa sạch, lột vỏ và băm nhuyễn
2 tai nấm mộc nhĩ rửa sạch, ngâm nước và băm nhuyễn hoặc thái sợi nhuyễn
Gia vị: hạt nêm, muối.
3. Dụng cụ:
Chảo chống dính
Giấy bạc có đường kính lớn hơn khuôn chảo
Thực hiện:
1. Pha bột:
Pha bột tráng bánh ướt cần qua khâu lắng nước để bột bớt chua.
Đem cả hai loại bột trộn thật đều với nhau trước khi cho nước vào khuấy đều một lần nữa. Khi thấy bột hòa đều trong nước, bạn để bột lắng xuống. Sau nửa tiếng, dùng một thố vừa chắt bỏ nước trên phần bột. Kế đến, đong lại lượng nước sạch tương đương lượng nước đã chắt từ bột và đem trộn đều với bột. Tiếp tục để bột lắng xuống và lặp lại công đoạn chắt nước.
Sau khoảng 4-5 lần chắt nước như vậy, bạn có thể dùng bột đem tráng. Cách khác, bạn đem bột ngâm bột suốt ngày và nhớ thay nước liên tục để bột được ngon và trong hơn. Đối với bột tráng bánh pha sẵn, bạn cũng làm tương tự để bột không bị chua.
Khi có được phần bột như ý, bạn cho thêm ít muối và dầu ăn vào thố bột để chuẩn bị tráng bánh.
2. Xào nhân
Xào nhân cuốn bánh ướt
Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị cho phần nhân xào trên lửa lớn với dầu nóng đã phi hành thơm đến khi tất cả nguyên liệu đều chín.
3. Tráng bánh:
Tráng bột đều mặt chảo
– Làm nóng chảo chống dính. Múc bột khoảng gần đầy môi tròn cỡ vừa đổ vào chảo, nhanh tay nghiêng mặt chảo để bột tràn đều trên mặt chảo một lớp thật mỏng. Sau đó đậy vung lại.
Úp bánh trong chảo lên mặt giấy bạc, đợi nguội, cho nhân vào và cuốn bánh
– Khoảng 15 giây, bánh chín, bạn nhanh tay nhấc chảo ra ngoài, úp chảo lên miếng giấy bạc đã trải sẵn trên mâm. Đợi khi bánh hơi nguội, bạn cho nhân vào và cuốn bánh. Trong lúc đợi bánh nguội, bạn có thể đổ thêm bánh mới.
Bánh cuốn đều tay lúc nguội sẽ đẹp mắt hơn
Lưu ý, nếu bánh úp lại không rơi ra khỏi chảo, bạn tiếp tục cho lên bếp, đậy nắp vung để bánh chín thêm.
Với lượng bột đã chuẩn bị, bạn cần khoảng nửa tiếng đến 45 phút để hoàn thành một mẻ bánh mời cả nhà.
Bánh cuốn đúng điệu ăn kèm với giò lụa, nem, rau và nước mắm chấm.
Để đúng điệu với món ăn này, bạn có thể chuẩn bị thêm giò lụa, chả nem, nem chua, giá luộc và rau sống cùng bát nước mắm chấm.
Làm bánh cuốn bằng chảo chống chính như thế này không khó. Bí quyết cho bánh ngon là kỹ năng tráng bánh thật đều và mỏng. Điều này cần làm nhiều lần bạn sẽ thạo.
Chúc bạn thành công!
Bánh ướt chấm mắm sò đặc sản nức tiếng của Phú Yên
Bánh ướt chấm mắm sò Phú Yên là một trong những món đặc sản nức tiếng được nhiều người công nhận là món ngon của vùng đất này.
Bánh ướt chấm mắm sò đặc sản nức tiếng của Phú Yên
Món bánh ướt:
Tuỳ theo mỗi vùng miền mà bánh ướt có tên gọi, cách chế biến và cách ăn khác nhau. Riêng cách chế biến có thể gần giống nhau, còn cách ăn thì không hẳn vậy vì gu ẩm thực và sản vật có được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau.
Ví dụ, vùng phía Bắc người ta gọi bánh ướt là bánh cuốn, bánh này thích hợp cuốn với nhân thịt, nhân tôm hoặc trứng ăn với nước chấm ngọt dịu cùng rau sống.
Người dân thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) gọi loại bánh này là bánh quấn, ăn kèm với thịt lợn đồi nướng phải nói là ngon thật.
Người xứ Nghệ gọi là bánh mướt, ăn với canh gà, lòng heo.
Trở vào trong nữa, người Phú Yên, Bình Định rặt xứ Nẫu gọi là bánh ướt.
Món bánh ướt Phú Yên:
Ở đây, bánh ướt có nguồn gốc từ cách làm bánh tráng. Ngày xưa, người làm bánh tráng thấy bánh mới tráng nóng hổi, trắng ngần ngon lành bèn ăn nóng chứ không đem phơi.
Thấy ngon, có lý, rồi dần dà bánh tráng nóng thành tên bánh ướt, tức bánh còn ướt chứ chưa được phơi khô thành bánh tráng.
Và không biết từ khi nào, bánh ướt có “duyên nợ” với người nơi đây, thoát ra khỏi bữa ăn gia đình, được dùng đãi khách gần xa và vươn lên thành đặc sản của người Phú Yên.
Món bánh ướt Phú Yên
Cách làm món bánh ướt Phú Yên:
Bánh làm bằng bột gạo, tráng chín vớt ra trắng ngần mịn màng. Có người giàu tưởng tượng, ví tấm bánh ướt như làn da thiếu nữ xứ lạnh, mát mẻ dịu dàng đến nỗi chỉ nhìn thôi cũng đủ động lòng.
Các động tác tay mở nắp nồi bánh, cầm que nan dẹt vót thật mỏng vớt bánh, tay kia thoăn thoắt múc bột tráng đều trên làn khói nghi ngút kịp cho khách dùng mới thấy hết sự điệu nghệ của người đổ bánh.
Rồi khéo tay gấp chiếc bánh làm tư, dùng cái muỗng nhỏ múc hẹ đã phi dầu trong tô thoa đều lên chiếc bánh. Loại rau hẹ trồng ở quê tươi tốt xanh mướt nên hương thơm đậm đà.
Món bánh ướt chấm mắm sò Phú Yên:
Nước chấm bánh ướt đa dạng nhưng ngon và đậm đà nhất là các loại mắm gia truyền như mắm cá cơm, cá sặc, cá mành; tuyệt nhất là các loại mắm sò, mắm dắt.
Hai loại mắm này được ngư dân Phú Yên chính hiệu chế biến từ con sò, con dắt (một loại như con hến) sống dưới đầm Ô Loan – đầm cho sản vật ngon đáo để.
Tiếng ngon của loại mắm này vang xa tận các thành phố lớn và tới cả bên trời Tây.
Việt kiều về quê mua mắm sò, mắm dắt bỏ keo gói kỹ năm bảy lớp bao, vấn băng keo vít kín cho vào vali… xuất ngoại làm món quà quý.
Mắm sò Phú Yên