Để bữa cơm tối trở nên trọn vị hơn thì làm sao có thể bỏ qua sự xuất hiện của các món ăn hấp dẫn được các bạn nhỉ? Ngoài các món chiên, món kho,… quen thuộc thì hôm nay hãy cùng vào bếp trổ tài thực hiện món xào – rau dớn xào tỏi siêu đưa cơm để đem đến sự bất ngờ cho người thân của mình nhé!
Bạn đang đọc: Cách làm rau dớn xào tỏi thơm ngon lạ miệng nhất định phải thử ngay
Nguyên liệu làm Rau dớn xào tỏi
Rau dớn 400 gr
Tỏi 3 tép
Dầu ăn 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít ( Hạt nêm/ muối/ đường/ bột ngọt)
Rau dớn là gì? Cách chọn mua rau dớn
Rau dớn (thái quyết) là loại rau đặc trưng của vùng rừng núi. Thông thường, rau dớn sẽ phát triển mạnh mẽ ở các ngách đá hoặc khe núi. Đặc biệt, rau dớn ngoài là món ăn hấp dẫn thì còn có thể giúp chữa bệnh nữa đấy!Rau dớn tươi ngon là rau dớn có màu tươi xanh, không bị chuyển vàng. Ngoài ra, phần ngọn có hình dạng hơi cuộn tròn.Bên cạnh đó, khi dùng tay chạm vào thì thấy rau dớn có độ giòn, không quá mềm nhũn hoặc có nhiều vết sâu đục lạ thường.Bạn nên hạn chế mua rau dớn đã quá dập úng, héo úa, đồng thời còn tỏa ra mùi hôi tanh nồng nặc bởi đó có thể là rau dớn đã bị phun quá nhiều thuốc, không được phát triển tự nhiên.
Cách chế biến Rau dớn xào tỏi
1
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, với 400gr rau dớn mua về bạn nhặt bỏ các phần héo úa, dập úng đi rồi d.ùng d.ao c.ắt thành từng khúc vừa ăn.
Đồng thời, bạn tiến hành ngâm rau dớn cùng nước muối pha loãng từ 3 – 5 phút. Sau đó, đem rửa lại vài lần với nước sạch, để ráo. Cuối cùng, tỏi bạn lột vỏ rồi chỉ cần băm nhuyễn là được.
2
Làm rau dớn xào tỏi
Chuẩn bị nguyên liệu xong, bạn bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn đun với lửa vừa. Dầu lăn tăn sôi bạn cho 3 tép tỏi băm nhuyễn vào phi thơm.
Kế đến, bạn thêm toàn bộ phần rau dớn đã ráo vào, đồng thời tăng lên lửa lớn, dùng đũa nhanh tay xào đều khoảng 3 phút.
Sau đó, bạn tiến hành nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 1/2 muỗng cà phê đường vào, tiếp tục đảo đều trong vòng 3 phút.
Thấy rau dớn vừa chín tới thì bạn nêm nếm vừa ăn, rồi tắt bếp, cho ra dĩa là hoàn thành.
Tìm hiểu thêm: Nấu các món ăn đơn giản cho ngày mưa lạnh
3
Thành phẩm
Rau dớn xào tỏi tuy chỉ là món xào đơn giản thế nhưng độ bắt cơm thì lại cực kì to lớn khiến ai cũng ngỡ ngàng.
Ngay từ giây phút đầu tiên, màu xanh bắt mắt của rau dớn cùng hương thơm từ tỏi liên tục lan tỏa thật kích thích. Rau dớn thì vẫn giòn, ngọt vẹn nguyên như ban đầu. Có thêm chén nước tương dằm ớt để chấm nữa quả là hết sảy đó nha!
Xem ngay chảo nhôm chống dí
Đặc sản núi rừng Đắk Nông
Bao đời nay, mỗi khi đi rừng hay lên nương rẫy, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn không quên hái về một số loại rau như đọt mây, măng, lá bép, cà đắng, rau dớn… để bổ sung vào bữa ăn của gia đình.
Đọt mây, lá nhíp là một trong những đặc sản rừng nổi tiếng tại Đắk Nông.
Có lẽ, ấn tượng nhất là phải nói đến đọt mây, khó tìm, khó thấy hơn măng, nhưng mùa nào cũng có. ồng bào thường lấy phần đọt có gai về làm thức ăn, khi bóc hết lớp vỏ cứng bên ngoài sẽ lộ ra phần thân non bên trong màu trắng nõn nà. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc, xào hoặc nướng than. Cầu kì hơn thì dùng đọt mây để chế biến nhiều món như xào thịt bò, nấu canh thụt, gỏi… ặc biệt, các món ăn này không chỉ có mặt trong bữa ăn hàng ngày mà còn được trân trọng thưởng thức trong những lễ hội truyền thống. Song hành với đọt mây là lá bép hay còn gọi rau nhíp mọc nhiều ở bìa rừng, nơi ẩm thấp nên mỗi khi đi nương rẫy hay lên rừng, bà con hái về dùng. Lá bép non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh, khi nấu chín có vị dẻo, ngọt và bùi, thường dùng để nấu canh thụt chung với đọt mây, hay xào với các thực phẩm khác…
>>>>>Xem thêm: [Chế biến] – Thịt luộc trộn lá chanh
Những đặc sản rừng như lá nhíp đọt mây được bày bán tại chợ Gia Nghĩa
Không chỉ thơm ngon, lá bép còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khỏe. Một loại rau đặc trưng, được ưa chuộng và không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào là cà đắng.
Quả cà đắng có hình dạng giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. ồng bào thường nấu cà đắng chung với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu phụ hoặc um với lươn, ếch…Ngày xưa, cà đắng mọc nhiều, nhưng nay đã ít đi, nên đồng bào lại mang giống về trồng xung quanh nhà cho tiện dùng.
iều đáng nói là giờ đây, những món ăn dân dã ấy nghiễm nhiên trở thành “đặc sản” có mặt ở không ít nhà hàng, quán ăn, thu hút thực khách thưởng thức. Vì vậy, hiện có không ít người xem việc đi tìm hái đọt mây, lá bép, cà đắng là “nghề” để cải thiện cuộc sống. Ông Y M’Lưm, ở bon Jăng Plây 3, xã Trường Xuân (ắk Song) cho biết: “Vào những lúc nông nhàn, tôi thường vào các cánh rừng sâu ở Nâm Nung hái đọt mây về bán. Phần ngọn bán cho các thương lái, phần thân già thì dùng làm lạt buộc và đan một số vật dụng trong gia đình như gùi, rổ, rá…Ngày trước, rừng còn nhiều, có ngày tôi hái gần 20kg đọt mây,
nhưng hiện nay không còn nhiều như trước”. Còn chị Thị Mơ ở cùng bon cũng nói: “Những ngày không lên nương rẫy, tôi cùng con gái vào rừng hái lá bép, đi xa một chút, nhưng lại có đồng ra, đồng vào. Lá bép mang ra chợ người ta mua nhiều lắm, nên có lúc hái về cũng không dám ăn, để dành bán kiếm thêm chút ít”.
Theo đồng bào thì đọt mây, lá bép còn là một vị thuốc hữu hiệu chống lại bệnh sốt rét, tiểu đường, giảm béo. Nói về điều này, già làng Y Dơn ở bon Bu Kol, phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) cho biết thêm: “Nhờ ăn đọt mây, lá bép mà chúng tôi ít mắc bệnh sốt rét đấy. Vì vậy, ngày trước, mỗi khi đi rừng, lên nương rẫy về, bà con thường hái đọt mây, lá bép về dùng, vừa có cái ăn, vừa để chữa một số loại bệnh thông thường”. Theo Báo Đăk Nông