Cách làm vịt nướng với chao Lá mắc mật và sa tế ngon ngất ngâyThịt vịt sẽ thêm thơm ngon và dậy mùi nếu được nướng trên bếp than hoa nhé,
Nguyên liệu vịt nướng chao
– 1 con vịt làm sạch
– 1 hũ nhỏ chao trắng
– 5 củ hành tím
– 1 củ gừng
– 2 quả chanh
– Đậu bắp, dưa leo, rau sống
– Gia vị: tiêu, muối, đường, dầu điều, sa tế, hạt nêm, bột ngọt
Cách làm vịt nướng chao ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Vịt sau khi đã sơ chế chặt thành những miếng to vừa ăn, ướp cùng 1 muỗng nước cốt chanh.
– Hành tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
– Tán nhuyễn chao, thêm vào chút đường, khuấy tan để làm giảm độ mặn của chao.
Bước 2: Cách ướp thịt vịt
– Ướp thịt vịt với hỗn hợp như sau: Cho chao vừa tán nhuyễn, hành tím băm, tỏi băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu điều, 1 muỗng cà phê sa tế, muỗng bột ngọt tất cả trộn đều cho hòa quyện. Cho thịt vịt vào hỗn hợp ướp khoảng 30 – 45 phút trong tủ mát.
Bước 3: Nướng thịt vịt
– Thịt vịt sẽ thêm thơm ngon và dậy mùi nếu được nướng trên bếp than hoa. Trong quá trình nướng, chú ý trở đều tay để thịt vịt được chín đều, tránh xảy ra tình trạng cháy xém. Khi thịt chuyển sang màu vàng bắt mắt và dậy mùi thơm thì lúc này thịt đã chín. Lúc này thịt đã sẵn sàng để thưởng thức.
Lưu ý để nướng vịt với chao ngon
– Thời gian nướng lý tưởng để thịt vịt chín là 20 phút đối thịt chặt miếng và 40 phút với vịt nguyên con.
– Ướp vịt với nước cốt chanh giúp thịt vịt mềm hơn sau khi chế biến.
– Rửa sạch vịt cùng muối để khử hết mùi hôi đặc trưng, hoặc bạn có thể thay muối bằng gừng và rượu.
– Chọn loại vịt cỏ thả vườn vì loại này chắc thịt và ít mỡ hơn vịt bầu hay vịt xiêm, giúp món ăn ngon hơn.
Cách làm vịt nướng lá móc mật
Vịt nướng lá móc mật mang đem đến hương vị độc đáo, hấp dẫn. (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu vịt nướng lá móc mật
– 1 con vịt cỏ (khoảng 1,5kg)
– 20 lá móc mật, 4-5 quả móc mật
– Gia vị: tỏi, tiêu, đường, mật ong, hành, ớt, hạt nêm, bột ngọt, muối…
Hướng dẫn cách làm vịt quay lá móc mật
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Vịt sống sau khi mua về các bạn tiến hành xát gừng, rượu và muối lên xung quanh da vịt sau đó xả lại thật sạch bằng nước lạnh. Bước này để khử mùi hôi đặc trưng của vịt.
Bước 2: Ướp thịt vịt với lá móc mật
– Bạn rửa sạch lá móc mật rồi băm nhỏ cả lá và quả móc mật.
– Hành, tỏi, ớt cũng rửa sạch và băm nhỏ tương tự, sau đó trộn đều hỗn hợp gồm móc mật, hành, tỏi, ớt đã băm nhuyễn, gia vị, tiêu và nhồi hỗn hợp này vào bụng vịt. Có thể khâu bụng vịt lại bằng chỉ khâu hoặc dùng tăm nhọn để ghim.
– Tiếp theo, bạn pha mật ong với một chút nước trắng cùng hạt nêm và muối rồi đun sôi hỗn hợp này.
Bước 3: Ngâm vịt vào nước mật ong
– Lấy con vịt đã nhồi lá móc mật ngâm trong nước mật ong khoảng 5 phút để da vịt thấm đều nước mật ong. Sau đó cho vịt vào lò quay chín, chỉnh lò ở nhiệt độ 200 độ C và nướng vịt trong vòng 25-35 phút cho đến khi chín đều.
– Sau khi vịt đã chín, bạn đun nóng một chiếc chảo lớn bên trong có chưa lượng dầu ăn sao cho lượng dầu ăn phải ngập con vịt. Sau đó bỏ vịt vào chảo chiên giòn, lật vịt liên tục để vịt có màu vàng đều và đẹp. Chiên vịt trong khoảng 5 phút cho đến khi da vịt ngả sang màu vàng rộm đẹp mắt thì vớt ra để vào đĩa có lót giấy thấm dầu để làm giảm lượng dầu còn bám trên da vịt.
Bước 4: Thưởng thức
– Sau khi thịt nguội bớt, bạn chặt thịt vịt ra thành những miếng vừa ăn, lấy lá móc mật rải đều lên vịt và thưởng thức ngay. Lưu ý: không chặt vịt khi còn nóng vì khi đó thịt vịt dễ vỡ nát.
– Yêu cầu thịt vịt nướng lá móc mật: Thịt vịt có màu vàng sậm đẹp mắt, thịt dai ngon và có hương thơm đặc trưng của lá móc mật.
Cách làm vịt nướng sa tế
Món vịt nướng sa tế cực hấp dẫn. (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu vịt nướng sa tế
– 500gr thịt vịt
– 2 muỗng cà phê sa tế
– 2 muỗng cà phê mắm ruốc
– 2 muỗng cà phê tỏi
– 1/2 muỗng cà phê đường trắng
– 1 muỗng cà phê ngò rí
– 3 muỗng cà phê chao
– 10ml dầu ăn
Cách làm vịt nướng sa tế
Bước 1: Sơ chế vịt
– Thịt vịt mua về rửa sơ qua nước rồi cho vịt vào ngâm với 1 ít muối pha loãng và 1 ít rượu trắng trong khoảng 10 phút để khử mùi hôi. Sau đó vớt vịt ra xả sạch lại với nước, để ráo và chặt thịt vịt thành miếng vừa ăn.
Bước 2 : Ướp thịt vịt
– Cho thịt vịt đã chặt vào một cái âu lớn và ướp với hỗn hợp gồm: 2 muỗng cà phê sa tế, 1 muỗng cà phê mắm ruốc, 2 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1/2 muỗng cà phê đường trắng. Ướp vịt trong khoảng 30 phút cho thấm đều gia vị.
Bước 3: Nướng thịt vịt với sa tế
– Xếp thịt vịt đã ướp lên khay và cho vịt vào lò nướng hoặc nướng trên bếp than hoa (để lửa nhỏ) đến khi vịt chín vàng, tỏa mùi thơm là được.
– Nhiệt độ lý tưởng của lò vào khoảng 180-200 độ, nướng trong vòng 30-45 phút. Lưu ý, khi sử dụng bếp than hoa cứ cách 10 phút 1 lần thì quét dầu ăn lên bề mặt thịt vịt để thịt nướng không bị khô.
– Đợi thịt nguội bớt, bạn chặt thịt thành miếng vừa ăn và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Lưu ý để chọn mua vịt ngon
– Để làm vịt nướng ngon, bạn nên mua vịt sống về tự làm, tránh mua thịt đông lạnh trong siêu thị.
– Chọn vịt cỏ hoặc vịt nuôi thả tự nhiên vì loại này chắc thịt, ít mỡ, có vị ngọt tự nhiên.
– Khi mua vịt, lưu ý chọn những con có kích thước từ 1,2 – 1,5kg, mua vịt trưởng thành đã có đủ lông để không mất nhiều thời gian sơ chế, vịt đực có thịt ngon hơn vịt cái.
– Không mua vịt quá non (thịt nhão) hoặc quá già (thịt dai, ít ngọt).
Cách làm vịt nướng chao, lá móc mật, sa tế ngon tuyệt mà Cet.edu.vn vừa chia sẻ hy vọng sẽ giúp mâm cơm của gia đình bạn thêm phong phú và hấp dẫn. Miếng thịt vịt ướp gia vị giòn giòn, thơm nức, đậm đà sẽ đ.ánh thức mọi giác quan của người thưởng thức. Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm vịt nướng tại nhà.
18 món ngon từ vịt không thể bỏ qua – ăn là nghiền
Vịt là một loại gia cầm ở nước ta, được dùng để chế biến nhiều món ngon từ vịt và hấp dẫn. Để giải đáp thắc mắc thịt vịt nấu gì ngon nhất, sau đây Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu xin tổng hợp và chia sẻ các món ngon từ vịt giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn cho thực đơn món ngon mỗi ngày của mình.
Vịt được dùng chế biến nên nhiều món ăn. Ảnh: Internet
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g Protein nhiều hơn so với thịt bò, heo, dê, cá và trứng. Hàm lượng các chất như Canxi, Phốt Pho, Sắt, Vitamin (B1, B2, A, D, E), Acide Nicotic, … cũng rất cao có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Thịt vịt hỗ trợ chữa bệnh gì?
Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn Protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Những món ngon từ vịt có khả năng phòng chống, hỗ trợ chữa những bệnh như sau:
Người bị thiếu m.áu, suy nhược cơ thểĐau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phù nề tiểu ítTăng huyết áp, bị mất ngủ hay quênHen suyễn, thiếu máu
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm: “Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị”.
Tổng hợp các món ngon từ vịt
Vịt om sấu
Bằng vị chua thanh của sấu, béo của thịt vịt, bùi của khoai sọ, cách làm vịt om sấu khoai sọ đã khiến biết bao nhiêu người từng thưởng thức qua phải mê mẩn và tìm kiếm công thức chế biến với mong muốn thực hiện ngay tại nhà.
Vịt om sấu khoai sọ khiến nhiều người mê mẩn. Ảnh: Internet
Vịt om sấu là một món ăn ngon, chi tiết nguyên liệu và cách làm bạn có thể tham khảo trong bài viết Hướng dẫn làm món vịt om sấu thơm ngon cho ngày hè do Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu chia sẻ.
Vịt kho sả
Bữa cơm sẽ trở nên thật đầm ấm với cách làm vịt kho sả thơm ngon hấp dẫn. Với vị cay cay thơm nồng từ sả, ớt sẽ khiến vị giác của bạn trở nên thú vị hơn khi dùng món ăn này trong các bữa cơm gia đình.
Vịt kho sả là món ăn rất quen thuộc trong các bữa cơm gia đình. Ảnh: Internet
Cà ri vịt xiêm
Cà ri vịt xiêm là một món ăn ngon, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Với sự kết hợp của vị ngọt thanh từ khoai tây, vị nồng thơm của hành tây quyện với thịt vịt đậm đà, nước dừa béo ngậy và mùi thơm của cà ri, sả sẽ tạo nên một món ăn rất hấp dẫn và lạ miệng.
Cà ri vịt xiêm hấp dẫn và lạ miệng. Ảnh: Internet
Vịt hầm bia
Không quá đơn điệu như các món vịt luộc, hấp, quay… vịt hầm bia là một biến tấu mới lạ và hấp dẫn hơn hẳn. Cách làm vịt hầm bia không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi một chút khéo léo và thời gian. Để món ăn được thơm ngon mà không có mùi tanh thì khâu sơ chế đòi hỏi người nấu phải hết sức tỉ mỉ và cẩn thận.
Vịt hầm bia là món ngon dễ chế biến. Ảnh: Internet
Vịt xào cay
Để thực hiện món ăn này, thịt vịt cần quay sẵn trước rồi mới đem về chế biến. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ có ngay một món vịt xào cay vô cùng hấp dẫn và thơm ngon. Vị ngọt của thịt vịt hòa quyện với vị cay nồng của ớt cùng hương thơm đặc trưng của nước xốt dầu hào chắc chắn sẽ khiến bạn phải mê mẩn.
Món vịt xào cay khiến ai cũng phải mê mẩn. Ảnh: Internet
Vịt xốt vang
Thịt vịt luôn có mùi tanh đặc trưng rất khó để khử sạch, cách chế biến hợp lý nhất chính là dùng các gia vị có vị cay nồng đặc biệt để lấn át mùi. Độc đáo và lạ miệng nhất phải kể đến xốt vang. Vịt xốt vang béo ngậy, thịt mềm, ngọt nước, hòa quyện cùng phần xốt sánh đặc, màu vàng nâu hấp dẫn, thơm lừng dễ dàng hạ gục bất kỳ ai.
Vịt xốt vang thơm lừng, hấp dẫn. Ảnh: Internet
Vịt nướng chao
Vịt nướng vốn dĩ là một món ăn bổ dưỡng và vô cùng ngon miệng. Khi cho thêm chút chao vào ướp và rưới lên khi nướng, miếng thịt vịt lại càng trở nên hấp dẫn hơn.
Vịt quay Bắc Kinh
Vịt quay Bắc Kinh là một món ăn đặc sản nổi tiếng từ Đông Bắc – Trung Quốc với đặc trưng là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm thơm ngon, hấp dẫn. Đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích.
Vịt quay Bắc Kinh được rất nhiều người yêu thích. Ảnh: Internet
Vịt nướng riềng mẻ
Vịt nướng riềng mẻ là một món ăn có hương vị rất đặc biệt. Nếu được nếm thử món ăn này, chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ bởi nguyên liệu giản dị, không hề cầu kỳ nhưng món ăn lại rất thơm ngon và hấp dẫn.
Vịt nướng riềng mẻ hấp dẫn dễ làm. Ảnh: Internet
Vịt kho gừng
Đĩa vịt kho gừng nóng hổi, phần thịt chín mềm thoang thoảng vị cay nồng của gừng sẽ khiến bạn thích mê khi thưởng thức.
Vịt kho gừng thơm ngon hấp dẫn. Ảnh: Internet
Chi tiết nguyên liệu và cách làm bạn có thể tham khảo trong bài viết: Hướng dẫn làm vịt kho gừng
Vịt rô ti nước dừa
Vịt rô ti nước dừa là món ăn rất hấp dẫn và đưa cơm. Với cách làm đơn giản chỉ cần xử lý sạch mùi hôi của thịt vịt rồi ướp cùng hỗn hợp gia vị và xốt tạo mùi thơm hấp dẫn, sau đó chiên sơ cho thịt săn lại rồi rót thêm nước dừa, đun đến cạn là bạn đã có ngay một món ăn vô cùng thơm ngon, khó cưỡng.
Đổi gió với món vịt rô ti nước dừa thơm lừng, béo ngậy. Ảnh: Internet
Thịt vịt đút lò
Thịt vịt trước khi đút lò đã được chiên rán nên lớp da vịt săn lại rất ngon. Sau đó đem nướng trong lò khiến phần thịt mềm, ngậy và thơm nức hương vị của các loại gia vị đi kèm. Cách làm thịt vịt đút lò này chắc chắn sẽ giúp cho thực đơn của bạn thêm đa dạng, không kém phần hấp dẫn và lạ miệng.
Món vịt đút lò lạ miệng và hấp dẫn. Ảnh: Internet
Măng nhồi thịt vịt
Món măng nhồi thịt vịt có sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tạo nên nét độc đáo đặc trưng của món ăn. Vị chua của măng, vị ngọt của vịt, vị cay của ớt, vị nồng của rau… Cả thế giới ẩm thực như hòa quyện trong món ăn kích thích vị giác của người thưởng thức.
Món măng nhồi thịt vịt kích thích vị giác người thưởng thức. Ảnh: Internet
Vịt kho măng
Vịt kho măng là món ăn kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của thịt vịt và vị chua nhẹ của măng. Món ăn tạo cho người dùng cảm giác thật thú vị khi thưởng thức.
Vịt kho măng đậm đà đưa cơm. Ảnh: Internet
Vịt nấu chao
Vịt nấu chao là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây. Món ăn này thường được chế biến vào những dịp cuối tuần gia đình, bạn bè sum họp. Nếu đã từng thưởng thức qua, chắc hẳn bạn sẽ khó lòng quên được hương thơm đặc trưng của chao hòa cùng vị bùi của khoai môn và vị béo ngậy của từng miếng thịt vịt. Món ăn này thường được dùng kèm với cơm nóng hoặc bún và các loại rau sống ăn kèm tùy theo sở thích cá nhân.
Vịt nấu chao là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây. Ảnh: Internet
Vịt nấu giả cầy
Giả cầy là món ăn đặc sản của người dân miền Bắc, thường được dùng phổ biến trong mùa đông hay những ngày thời tiết mưa lạnh. Giả cầy được nấu từ nhiều nguyên liệu: thịt heo, thịt ngan, thịt vịt… kết hợp với các gia vị đặc trưng có tính nóng như: gừng, riềng, tỏi… đặc biệt không thể thiếu mẻ và mắm tôm.
Vịt giả cầy là món ăn rất phù hợp cho những ngày thời tiết lạnh. Ảnh: Internet
Bạn có thể tham khảo bài viết: Lạ miệng món vịt nấu giả cầy của người nam Bắc do DTBTAAu chia sẻ để nắm rõ hơn phần nguyên liệu và chi tiết từng bước làm.
Cháo vịt
Cháo vịt là món ăn Việt quen thuộc được bày bán ở nhiều nơi từ những quán vỉa hè bình dân đến hàng quán sang trọng. Cách nấu cháo vịt cỏ ngon tương đối đơn giản tuy nhiên cần sự tỉ mỉ của người nấu để đem đến hương vị thơm ngon cho người thưởng thức. Đồng thời, bạn cần nắm một số điểm lưu ý quan trọng để có món ăn ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà.
Cháo vịt là một món ăn quen thuộc ở Việt Nam. Ảnh: Internet
Cháo vịt là món ăn rất phổ biến, tuy nhiên để biết cách nấu cháo vịt ngon nhất, bạn hay tham khảo bài viết: Cách nấu cháo vịt cỏ qua 5 bước đơn giản do DTBTAAu chia sẻ nhé!
Bún vịt măng tươi
Bún măng vịt là món ăn đơn giản trong cách chế biến nhưng lại được yêu chuộng tại nhiều vùng miền của nước ta. Chút béo ngậy của thịt vịt hòa quyện cùng nước dùng ngọt thanh và vị sần sật của măng sẽ mang đến cho bạn một món ăn ngon đến khó cưỡng.
Bún vịt măng tươi ngon không thể từ chối. Ảnh: Internet
Bún vịt măng tươi là một món ăn ngon, chi tiết nguyên liệu và cách làm bạn có thể tham khảo trong bài viết: Trổ tài cùng cách nấu món bún măng vịt tại nhà do DTBTAAu chia sẻ.
Những ai không nên ăn thịt vịt
Tuy thịt vịt có khá nhiều chất dinh dưỡng, nhưng vẫn cấm kỵ với một số đối tượng vì khi ăn sẽ mang lại tác hại xấu. Theo như đông y, thịt vịt có tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Tuy nhiên những người sau đây cần nên tránh thịt vịt, gồm:
Người bị cảm: Theo y học cổ truyền, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, có thể bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu,…vnhưng bởi có tính hàn nên người đang cảm tuyệt đối không được ăn vì nó sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Người bệnh gout: Thịt vịt có chứa lượng purin cao làm tăng axit uric trong cơ thể, cho nên người bệnh gout tuyệt đối không được ăn loại thịt này.
Người mới phẫu thuật xong: Thịt vịt có chất tanh khiến vết thương lâu lành, cho nên người mới phẫu thuật xong nên kiêng thịt vịt.
Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ – xương – khớp.
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn biết được các món ngon từ vịt, đồng thời giúp bạn có thêm kiến thức về dinh dưỡng cũng như nhận biết được đối tượng nào không nên ăn thịt vịt. Để học thêm nhiều công thức nấu món ăn ngon được chế biến từ vịt hay các loại gia cầm khác. Bạn có thể điền vào form bên dưới đăng ký hoặc liên hệ số điện thoại 1800 6148 (miễn phí cước goi) để được Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu tư vấn miễn phí.