Bạn có thấy loại bánh này rất thú vị và hấp dẫn không? Hãy cùng mình thực hiện cách làm warabi mochi Nhật Bản để đổi món cho bữa ăn của gia đình thân yêu nhé! Giờ chúng ta đi đến khâu chuẩn bị nguyên liệu cho bánh warabi mochi thôi nào.
1. Nguyên liệu làm bánh warabi mochi:
– 100g bột làm warabi mochi (hoặc có thể thay thế bằng bột khoai tây/bột sắn (nhưng chất lượng sẽ không ngon bằng).
– 80g đường cát.
– 400ml nước.
– 30g bột đậu tương.
– Siro đường nâu.
2. Cách làm bánh warabi mochi Nhật Bản:
– Bước 1: Đầu tiên các bạn cho 50 gram bột Warabimochi vào nồi cùng 10 gram đường. Khuấy nhẹ cho bột và đường trộn lẫn vào nhau. Tiếp tục cho 150 ml nước lọc sạch và 150 ml sữa đậu nành nguyên chất vào nồi. Sau đó ta khuấy đều lên cho các nguyên liệu quyện vào nhau để được một hỗn hợp đồng nhất.
– Bước 2: Bật bếp ở lửa vừa, vừa đun vừa dùng muôi khuấy hỗn hợp tới khi hỗn hợp bột sôi và đặc lại thì chuyển sang lửa nhỏ và khuấy thêm một lúc nữa. Khi thấy bột đã dính, keo đặc lại thì tắt bếp. Xúc bột ra bát tô.
– Bước 3: Tranh thủ lúc bột còn đang nóng, nhúng thìa vào nước cho ướt sau đó dùng thìa xúc bột thành từng miếng to vừa ăn và thả vào nước lọc nguội. Lần lượt làm vậy cho tới khi hết bột. Khi bột đã nguội, mùng tấm vớt inox vớt bột lên và trút hết nước đi.
– Bước 4: Sau khi chờ cho mochi nguội, d.ùng d.ao c.ắt thành các khối vuông vừa ăn nhé.
Warabi mochi sẽ ngon hơn nếu bạn cho vào tủ lạnh khoảng 20 – 30 phút trước khi ăn. Khi ăn chúng ta có thể cho thêm siro đường để tạo vị đậm đà nhé. Sau một tuần làm việc mệt mõi, bạn hãy thử làm món bánh warabi mochi để tự thưởng cho bản thân nhé.
Tuy là khá phức tạp nhưng mà thành quả thu được cực kì xứng đáng đấy, món bánh warabi mochi này sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Chúc các bạn thành công với cách làm warabi mochi Nhật Bản nhé. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong các chương trình sắp tới.
Say lòng tô bún bò gia truyền ba đời tại “quận 1” của Bình Dương
Nằm khép mình bên con đường Nguyễn Trãi, gần Đại lộ Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một, tiệm bún bò Vũ Khánh những giờ mở bán lúc nào cũng đông thực khách ghé thăm bởi họ lưu luyến cái hương vị đã truyền từ ba thế hệ đến nay vẫn “nhất vị đắm say”.
Bún bò Vũ Khánh, một trong những tiệm bún bò Huế nổi tiếng ở Bình Dương bởi hương vị được nấu theo bí quyết gia truyền qua ba thế hệ.
Theo lời kể của cô Khánh, chủ tiệm bún bò, quán của cô tính đến nay đã được 30 năm t.uổi. Nhà cô vốn gốc ở Bình Dương, từ rất lâu, bà ngoại cô có một người bạn ở Huế vào chơi, sau người đó đi định cư nước ngoài nên để lại công thức nấu bún bò chuẩn vị Huế cho bà ngoại.
Sau tìm tòi, chế biến lại theo công thức “mới” hơn, tiệm bún bò Vũ Khánh đã ra đời và cho đến nay, công thức, cách nấu vẫn như xưa. Đặc trưng của bún bò Huế là có huyết và vị rất cay, nên để phù hợp với thực khách người miền Nam, nhà cô đã giảm vị cay lại và không dùng huyết. Tuy nhiên, để hương vị bún bò “chuẩn Huế”, nhà cô chỉ sử dụng mắm ruốc được đặt từ Huế gửi vào để không phụ lòng thực khách đã tin yêu thương hiệu bún bò Vũ Khánh.
Điểm nhấn ở bún bò Vũ Khánh là phần nước dùng được ninh từ xương bò trong 9 giờ. Còn rau ăn kèm và thịt thì luôn tươi mới.
Sau khi trò chuyện cùng cô chủ, tôi liền gọi ngay một tô bún bò phần để no bụng phần để trải nghiệm thực tế độ ngon của nó. Chưa gắp vội đũa nào, tôi đã thấy mát cả mắt bởi bản hòa tấu màu sắc từ các nguyên liệu thực phẩm. Nào là sắc cam của sả phi, sắc nâu của thịt bò, sắc trắng của hành tây và chả quế hay sắc xanh của rau ăn kèm. Nhiêu đó thôi đã đủ làm tôi xiêu lòng trước “vẻ đẹp” của tô bún.
Không thể chờ lâu, tôi dùng đũa gắp bún, thịt, rau ăn kèm rồi xì xụp húp dăm ba muỗng nước dùng nóng hổi để cảm nhận sự hòa quyện của chúng. Thật sự, phần thịt bắp bò vừa mềm vừa giòn, chả quế thì thơm ngon, còn phần linh hồn của tô bún là nước dùng (theo cô chủ được ninh từ xương bò trong 9 giờ) quả thật là sợi dây nối hoàn hảo để níu chân du khách nhớ về bún bò Vũ Khánh.
“Bản hòa tấu” sắc màu thực phẩm lung linh trong tô bún bò như mời gọi thực khách mau mau thưởng thức.
Có một điểm mà tôi thích ở nơi đây là phần rau ăn kèm. Nào là rau muống bào sợi, rau thơm các loại được rửa rất sạch sẽ, điều này cho thấy cái tâm kinh doanh của chủ quán, mang đến không chỉ sự ngon miệng mà còn là vệ sinh an toàn cho thực khách. “Bún bò là món ruột khoái khẩu của tôi. Tuy ở Bình Dương quán bún bò không thiếu nhưng hơn chục năm nay tôi chỉ thưởng thức bún bò ở mỗi tiệm này bởi món ăn ngon, cô chủ thì lại nhiệt tình với khách”, anh Tư, một thực khách đang dùng bữa tại quán chia sẻ.
Để bảo đảm phòng dịch, quán bố trí các dãy bàn ăn có khoảng cách xa nhau, trên bàn thì luôn có bình sát khuẩn tay.
Được biết, giờ mở cửa của quán là từ 5:00 đến 10:00 hằng ngày với thực đơn ngoài bún bò còn có bún giò heo, phở… “Tuy nhiên, mọi người nhớ ghé thưởng thức sớm vì nhiều khi chỉ mới dọn vài giờ là hết sạch. Có những người từ xa ghé đến mà cô không phục vụ được cũng thấy chút áy náy”, cô Khánh cho biết thêm. Về giá bán, mỗi tô bún bò có mức giá là 45.000 đồng, với những ai ăn “mạnh” có thể gọi tô đặc biệt với giá bán là 70.000 – 80.000 đồng.
Tiết trời Bình Dương những ngày cuối năm se lạnh, nếu có dịp mời mọi người cùng đến thăm tỉnh Bình Dương, ghé ngang Thủ Dầu Một và thưởng thức một tô bún bò Vũ Khánh nóng hổi. Tin chắc rằng, mọi người cũng sẽ có một trải nghiệm ẩm thực thú vị giống như tôi về một món bún nổi tiếng của miền Trung.