Bí quyết cách nấu chè trôi nước không bị cứng lại ngon mịn, béo ngậy của bạn là gì? Chè trôi nước là món chè khá quen thuộc với tất cả chúng ta, nhất là trong những dịp lễ hay tết đoàn viên.
Bạn đang đọc: Cách nấu chè trôi nước không bị cứng từ bột mì, khoai lang, đậu đỏ
Đặc biệt, thưởng thức món chè này trong những chiều đông giá lạnh càng mang đến cảm giác ấm áp khó quên. Muốn nấu chè trôi nước ngon ngọt mà không bị cứng thì cần phải có công thức nữa đấy các bạn nhé. Hãy cùng tham khảo cách nấu chè trôi nước thơm ngon tại nhà cực kì đơn giản với ngay đi thôi!
1. Cách làm chè trôi nước nhân đậu đỏ không bị cứng mà ngọt thơm mềm
Các công đoạn trong cách nấu chè trôi nước kiểu truyền thống không bị cứng có hơi tốn một chút thời gian. Nhưng khi món chè này được hoàn thành, bảo đảm mọi thành viên trong gia đình bạn đều sẽ rất thích thú cho mà xem. Không chỉ ngày lễ, mà dịp cuối tuần, cả gia đình có thể quây quần bên nhau, chế biến món tráng miệng này để cùng nhau thưởng thức.
Chè trôi nước dẻo ngon, béo mịn cho tết đoàn viên thêm ý nghĩa. Ảnh: internet.
1.1. Nguyên liệu nấu chè trôi nước nhân đậu đỏ không bị cứng
100 gram bột gạo nếp
110 gram đậu đỏ
50 ml nước đun sôi
30 ml nước lạnh
15 gram dừa nạo
Bột men tạo màu đỏ
30 gram đường trắng
Dụng cụ: phới dẹp, tô, nồi, màng thực phẩm
1.2. Hướng dẫn cách nấu chè trôi nước nhân đậu đỏ không bị cứng tại nhà
1.2.1. Trộn bột làm vỏ bánh trôi nước
Trong một cái tô lớn, bạn rây từ từ bột gạo nếp vào cho mịn.Thêm nước nấu sôi vào khuấy chung với tô bột.Thêm nước lạnh vào trộn tiếp với hỗn hợp bột gạo nếp đang chín bằng phới dẹp.Sau đó, dùng tay trực tiếp nhào hỗn hợp bột bánh cho dẻo và không còn dính.Bạn ngắt riêng một khối bột nhỏ, cho bột men tạo màu đỏ vào nhào cùng để tạo hình.Dùng màng thực phẩm bọc riêng khối bột màu đỏ, và bột trắng này.Để bột làm bánh trôi nước nghỉ khoảng 20 phút.
Trộn bột làm vỏ cho bánh trôi nước. Ảnh: internet.
1.2.2. Cách làm nhân đậu đỏ và nặn bột nấu chè trôi nước không bị cứng
Chuẩn bị nhân đậu đỏ: đậu đỏ luộc chín rồi nghiền nhuyễn.Sau đó trộn cùng với dừa nạo sấy và đường trắng, trộn thật đều.Lấy nhân đậu đỏ ra, ngắt thành từng khối nhỏ, vo tròn.Bột vỏ bánh trôi nước nghỉ đủ thời gian, bạn lấy ra ngắt từng khối bột trắng, vo tròn, rồi ấn dẹt.Đặt viên nhân đậu đỏ vào giữa, miết miếng bột vỏ bên ngoài cho kín lại, thực hiện khéo léo để bao nhân không bị hở ra ngoài.Lặp lại thao tác cho đến hết bột vỏ bánh và nhân đậu đỏ.Bạn nhớ chừa lại một ít bột trắng để cho công đoạn tạo hình tiếp theo.
Nặn viên bánh trôi nước nhân đậu đỏ. Ảnh: internet.
1.2.3. Tạo hình chú heo đ.ánh yêu cho bánh trôi nước nhân đậu đỏ mềm dai
Bạn lấy khối bột màu đỏ ra, nặn thành các miếng tam giác, hình ovan nhỏ như trong hình.Bạn đính các miếng bột nhỏ này lên viên bánh trôi để tạo hình tai và mũi heo.Với phần bột đỏ còn lại, và bột trắng đã chừa ở bước trước, bạn lần lượt lăn chúng thành các que bột tròn dài.Kế đến, bạn xoắn các thanh bột này xen kẽ với nhau.Cắt hỗn hợp bột xoắn ốc 2 màu thành các khúc nhỏ vừa bằng viên bánh trôi đã nặn trước đó. Sau đó, vo tròn chúng lại là xong.
Tạo hình heo con ngộ nghĩnh cho bánh trôi nước. Ảnh: internet.
1.2.4. Cách nấu chè trôi nước nhân đậu đỏ hình thú không bị cứng
Bắc nồi nước đun sôi, thả nhẹ nhàng các viên bột bánh trôi đã tạo hình vào nồi nước luộc.Cho gừng thái lát vào nước luộc bánh để tạo vị thơm.Nấu đến khi bánh trôi nổi lên mặt nước là bánh chín.Bạn vớt bánh trôi nước ra và cho vào chén, nêm thêm ít đường rồi thưởng thức, đảm bảo hương vị sẽ rất tuyệt.
Chè trôi nước nhân đậu đỏ của t.uổi thơ sẽ ùa về đầy thương nhớ. Ảnh: internet.
2. Cách nấu chè trôi nước không bị cứng từ bột mì, khoai lang
2.1. Chuẩn bị các nguyên liệu nấu chè trôi nước
Phần vỏ bánh trôi nước:
2 củ khoai lang màu vàng
2 củ khoai lang màu tím
150 gram bột mì
50 gram mè rang chín (mè trắng hay đen đều được)
Phần nhân bánh trôi nước:
300 gram đậu xanh đã đãi vỏÍt nước cốt dừa1 chén cơm dừa nạo100 gram đậu phộng rang
Phần nấu nước đường: 100 gram đường nâu, 1/2 củ gừng tươi thái lát.
Thành phần chính dùng nấu chè trôi nước ngon. Ảnh: internet.
2.2. Hướng dẫn cách nấu chè trôi nước từ bột mì, khoai lang tại nhà không bị cứng
2.2.1. Trộn bột mì làm vỏ bánh trôi nước không bị cứng
Bạn rửa nước sạch 2 loại khoai lang, rồi cho vào nồi luộc chín.Sau đó, vớt khoai ra, đợi hơi nguội thì lột bỏ phần vỏ bên ngoài.Để riêng khoai lang vàng, tím ở 2 tô khác nhau, dùng muỗng tán nhuyễn khoai.Chia bột mì thành 2 phần bằng nhau. Lấy mỗi phần bột mì trộn chung với 2 tô khoai lang đã nghiền nhuyễn cho hòa quyện.Bọc màng thực phẩm để 2 khối bột này nghỉ khoảng 20 phút.Trong lúc đó, bạn sên nhân đậu xanh là vừa đúng lúc.
Trộn bột mì làm vỏ cho bánh trôi nước. Ảnh: internet.
2.2.2. Cách sên đậu xanh làm nhân bánh trôi nước không bị cứng
Ngâm đậu xanh đã đãi vỏ vào thau nước lạnh, ngâm ít nhất nửa tiếng cho hạt nở mềm.Lấy máy sinh tố ra, cho đậu xanh đã ngâm mềm và phơi ráo nước vào xay nhuyễn thành bột.Cho ít muối ăn vào tô, rồi đổ bột đậu xanh vừa xay vào trộn đều.Đổ đậu xanh vào chảo, sên cho dẻo mịn với ít nước cốt dừa, nêm nếm cho vừa vị.Tắt bếp, cho cơm dừa nạo và đậu phộng rang đ.ập nhuyễn vào trộn với đậu xanh cho giòn và tăng độ ngọt.Chia nhân đậu xanh thành các khối nhỏ bằng nhau, rồi vo tròn, xếp ở dĩa riêng.
Sên đậu xanh, rồi trộn với cơm dừa, đậu phộng làm nhân bánh trôi. Ảnh: internet.
2.2.3. Cách nấu chè trôi nước làm từ bột mì không bị cứng
Chia 2 khối bột lớn màu vàng, tím này thành các khúc bột nhỏ vừa ăn, rồi vo thành viên tròn.Lấy từng viên bột vỏ bánh lên tay, ấn dẹp, rồi cho từng viên nhân đậu xanh vào giữa bột, miết kín mép vỏ bánh lại sao cho bao trọn phần nhân.Tiếp tục thực hiện bước này cho đến khi hết nguyên liệu.Cuối cùng, bạn luộc bánh trôi nước khoảng 20 – 25 phút cho chín, nổi lên mặt nước thì ủ thêm 1 – 2 phút nữa, vớt ra và thưởng thức chè trôi nước tự làm thơm ngon.
Chè trôi nước làm từ bột mì, khoai lang thơm ngon. Ảnh: internet.
2.2.4. Cách nấu nước đường gừng ăn với bánh trôi nước
Bạn lấy ít nước luộc bánh trôi, bật bếp nấu tiếp với lửa vừa.Thêm đường nâu vào khuấy đều.Đợi đường tan và sôi sủi bọt, bạn cho gừng tươi vào nấu cùng.Nêm nếm nước đường cho vừa vị rồi tắt bếp, múc ra chén ăn cùng bánh trôi.3. Cách bảo quản bột làm bánh nấu chè trôi nước trong tủ lạnh không bị cứng
3.1. Cách bảo quản bột khô nấu chè trôi nước
Bạn bảo quản bột nếp khô như thế nào? Bột của bạn có bị vật nặng đè lên hay không? Bạn có để bột ở nơi khô thoáng không? Trong quá trình vận chuyển bột có thể bị đè nặng, nén chặt bởi các yếu tố bên ngoài.
Do đó, khi bạn mua bột về thì cần làm tơi bột trước khi làm bánh hoặc cất đi nhé! Bạn đổ bột sau khi mua về vào một hộp sạch, khô có nắp đậy, dùng thìa đảo nhẹ, đều cho bột tơi lên. Đậy kín lắp hộp lại và để lên cao, chỗ khô thoáng.
Bảo quản bột nếp khô trong lọ đậy kín. Ảnh: internet.
Trước khi làm bánh bạn đổ bột trong hộp ra 1 bát to, dùng thìa đảo đều lần nữa cho bột tơi, không bị vón cục. Và sau đấy là trộn bột với các nguyên liệu cần thiết rồi nhào bột với nước cho thật dẻo mịn để bắt đầu cho một công thức bánh trôi bánh chay bất kì.
3.2. Cách bảo quản bột ướt nấu chè trôi nước trong tủ lạnh
Bột bánh trôi ướt là bột được xay từ gạo nếp đã ngâm nước cho mềm. Bột dẻo, mịn thành một khối. Bột ướt này bạn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhé. Trước khi cho vào tủ lạnh thì bạn phải dùng nilong bọc kín bột lại để bột không bị khô. Với loại bột này thời gian bảo quản sẽ được ngắn hơn bột khô (khoảng 3 – 4 ngày). Bởi bột được làm từ gạo đã ngâm qua nước nên sẽ nhanh bị lên men và bị chua.
Sau thời gian bảo quản trong tủ lạnh bột sẽ bị cứng lại. Khi bạn muốn làm bánh bạn phải để bột ra ngoài trước khoảng 15 – 20 phút, sau đó bạn nhào lại bột với 1 chút nước ấm. Nếu bột vẫn khô thì bạn cho thêm nước vào nhào đến khi bột quyện dẻo lại, không dính tay là được. Bạn chú ý là phải cho từ từ nước ấm vào nhào bột thôi nhé!
Bảo quản bột ướt trong tủ lạnh. Ảnh: internet.
3.3. Cách bảo quản chè trôi nước tự làm trong tủ lạnh qua đêm không bị cứng
Chè trôi nước nấu xong tốt hơn hết bạn nên dùng trong ngày, nếu không dùng hết bạn có thể đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được 2 – 3 ngày. Khi dùng thì mang ra hâm nóng lại.
Vậy là Yeutre.vn vừa hướng dẫn cho bạn xong cách nấu chè trôi nước không bị cứng từ bột mì , khoai lang và đậu đỏ vừa đơn giản lại vừa ngon mịn rồi nhé. Với phần bánh dẻo dai hòa quyện cùng nhân bên trong béo ngọt đã tạo nên nét đặc trưng riêng của chè trôi nước Việt. Những viên nếp trắng tròn, cuốn bên trong là đậu xanh hay đậu đỏ bùi bùi, ăn cùng với nước đường ngòn ngọt và mùi thơm thơm của mè rang, chan thêm một ít nước cốt dừa để thêm chút vị beo béo thì còn gì bằng.
2 cách nấu chè khoai dẻo nước cốt dừa béo thơm ngon khó cưỡng
Chè khoai dẻo với từng viên chè nhỏ dai nhẹ, bùi vị từ các loại khoai ăn kèm cùng nước cốt dừa sánh mịn, ngọt béo tạo nên một món chè cực kỳ thơm ngon.
Cùng vào bếp để tham khảo 2 công thức nấu món chè khoai dẻo cực kỳ đơn giản để chiêu đãi cả nhà nhé.
1. Chè khoai dẻo nước cốt dừa
Nguyên liệu làm Chè khoai dẻo nước cốt dừa
Bột mì đa dụng 7 muỗng canh (bột mì số 11)
Bột trà xanh 1.5 muỗng canh
Khoai lang tím 2 củ
Khoai lang vàng 1 củ
Nước cốt dừa 350 ml
Sữa đặc 2 muỗng canh
Đường 3.5 muỗng canh
Mè trắng rang 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Vỉ hấp, tô, muỗng, nồi, ly, …
Cách chế biến Chè khoai dẻo nước cốt dừa
1
Sơ chế và hấp khoai lang
Rửa sơ khoai lang tím và vàng để loại bỏ bụi đất, sau đó gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch lại với nước.
Tiếp theo, cắt khoai thành nhiều khoanh tròn có độ dày khoảng 1 lóng tay nhỏ.
Đặt nồi lên bếp cho nước vào khoảng 1/4 nồi, đặt vỉ hấp vào rồi cho khoai lang lên trên, đậy nắp kín và hấp khoai trong 15 phút trên lửa vừa cho chín mềm.
Sau khi hấp chín, bạn cho 2 loại khoai vào 2 tô riêng biệt.
2
Vo viên khoai
Để làm những viên bột màu tím: bạn dùng nĩa tán nhuyễn khoai lang tím, sau đó cho vào thêm 2 muỗng canh bột mì, 1/2 muỗng canh đường. Dùng tay nhào trộn đến khi các nguyên liệu hòa quyện đều thành khối dẻo mịn.
Làm tương tự như trên bạn bạn sử dụng định lượng bột mì, đường và thay bằng khoang lang vàng để có những viên bột màu vàng nhé.
Để làm những viên bột màu xanh lá, bạn cho vào tô 1.5 muỗng canh bột trà xanh, 1.5 muỗng canh đường, 2 muỗng canh bột mì rồi trộn đều. Sau đó, bạn cho vào thêm 1/3 chén nước lọc và dùng tay trộn đều đến khi tạo thành khối bột dẻo mịn.
Kế tiếp, chia 3 loại bột thành nhiều phần nhỏ có kích thước vừa ăn rồi vo tròn.
3
Luộc các loại viên
Đun sôi 1 nồi nước trên lửa vừa, luộc lần lượt từng loại viên bột đến khi các viên nổi lên trên mặt nước là chín.
Kế đến, vớt các viên cho vào tô nước lạnh và ngâm khoảng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo. Làm tương tự với các viên bột còn lại.
4
Nấu nước cốt dừa và hoàn thành
Cho vào nồi nhỏ 350ml nước cốt dừa, 1/2 chén nước lọc, 2 muỗng canh sữa đặc. Khuấy đều hỗn hợp trên lửa vừa đến khi sôi thì tắt bếp.
Tìm hiểu thêm: Nhìn qua tưởng chuối chín, ăn mới biết lại là món mặn “vạn người mê”, ai cũng có thể học làm theo liền
5
Thành phẩm
Chè khoai dẻo bắt mắt với nhiều màu sắc xanh, vàng, tím, trắng. Từng viên bột khoai dẻo nhẹ, bên trong thì mềm bùi ăn kèm cùng nước cốt dừa béo ngọt, thơm mùi mè rang. Món chè này quả thực là 1 sự lựa chọn không thể chối từ cho mùa hè nóng nực!
Cùng Điện máy XANH tham khảo thêm công thức nấu chè khoai dẻo nhé, Với công thức này sẽ mang đến cho bạn 1 hương vị khác khi trải nghiệm. Thử nấu ngay nhé!
2. Chè khoai dẻo bột báng nước cốt dừa
Nguyên liệu làm Chè khoai dẻo bột báng nước cốt dừa
Khoai lang tím 1 kg
Gừng cắt lát 1 củ
Bột năng 330 gr
Bột gạo 70 gr
Bột cốt dừa 50 gr
Bột khoai 50 gr
Bột báng 50 gr
Bột sắn dai nhiều màu 100 gr
Ống vani 1 ống
Đường phèn 300 gr
Muối 2 muỗng cà phê
Đá viên 1 ít
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chè khoai dẻo bột báng nước cốt dừa
1
Làm viên khoai dẻo
Khoai lang tím bạn mua về rửa sạch vỏ bên ngoài, sau đó bạn cho khoai vào nồi rồi đổ nước vào sao cho ngập bề mặt của khoai.
Tiếp theo bạn thêm 1 muỗng cà phê muối rồi luộc trên lửa vừa khoảng 30 phút sau đó vớt ra gọt bỏ vỏ. Cuối cùng bạn tán nhuyễn khoai nhân lúc còn nóng.
2
Trộn bột và tạo hình khoai dẻo
Cho 330gr bột năng và 70gr bột gạo vào khoai đã nghiền, trộn đều khi khoai còn nóng.
Cho thêm 1 chén nước nóng (khoảng 100ml) vào trộn chung, nhồi khoảng 30 phút cho tới khi bột dẻo dai và không còn dính tay là đạt.
Tiếp theo bạn chia nhỏ thành từng phần bột, lăn bột thành sợi dài rồi cắt nhỏ và vo thành những viên tròn, bạn nên phủ một ít bột năng lên các viên khoai để tránh khoai bị dính lại với nhau.
3
Luộc viên khoai dẻo
Đặt nồi chứa 500ml nước lên bếp, bật lửa to rồi cho hết số khoai đã tạo hình vào nồi luộc khoảng 10 phút. Sau 10 phút thấy khoai dẻo dần trong lên và nổi lên mặt nước là khoai đã chín.
Chuẩn bị sẵn 1 tô nước đá lạnh, khi vớt khoai ra thì bạn cho ngay vào tô nước đá, ngâm khoai trong khoảng 10 phút.
4
Sơ chế bột báng, bột khoai, bột sắn dai đủ màu
Bạn cho 100gr bột sắn dai vào tô rồi ngâm 20 phút trong nước ấm cho bột nở. Bột khoai và bột báng bạn cũng ngâm với nước ấm 20 phút cho bột nở.
Tiếp theo bạn cho nồi lên bếp rồi luộc bột khoai và bột báng khoảng 5 phút kể từ lúc nước sôi, sau khi thấy bột nổi lên thì vớt bột ra rửa sạch để ráo.
5
Nấu chè
Bạn cho nồi lên bếp rồi đổ vào 1 lít nước và nấu sôi trên lửa vừa, sau khi sôi bạn cho vào nồi 300gr đường phèn nấu cho đến khi đường tan ra.
Sau đó bạn tiếp tục cho viên khoai dẻo, bột khoai, bột báng, bột sắn dai vào và tiếp tục nấu 10 phút cho bột nổi, cắn thử thấy dai mềm lên là chín.
Tiếp theo bạn pha 50gr bột cốt dừa với 250ml nước, rồi đổ 250ml nước cốt dừa vào nấu sôi 5 phút, bỏ gừng cắt lát vào và nấu thêm 5 phút nữa.
Để tạo mùi thơm cho chè, bạn đổ ống vani vào và khuấy đều. Sau đó bạn có thể nêm nếm lại độ ngọt cho vừa khẩu vị của bạn rồi tắt bếp.
6
Thành phẩm
Món chè khoai dẻo bột báng nước cốt dừa sau khi hoàn thành thì bạn sẽ có được một món chè vô cùng thơm ngon, vị ngọt dịu của đường và vị béo của nước dừa cùng với khoai dẻo sẽ làm cho bạn và mọi người sẽ mê đắm ngay lập tức.
>>>>>Xem thêm: Cuối tuần nấu được 5 món cực ngon lại dễ này chẳng nhà hàng nào theo kịp, đầu bếp cũng chào thua