Món khổ qua thành phẩm đạt khi khổ qua còn giữ được nguyên hình và có màu xanh nhạt, thơm hương của tiêu bắc của hành mùi mà đắng ngọt
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).
Khổ qua ( hay còn gọi là mướp đắng) là loại quả có vị đắng ngọt có tác dụng tốt cho tiêu hóa và có khả năng tiêu đờm lại bổ dưỡng và dễ chế biến nên thường được ưa dùng. Khổ qua có thể chế biến thành nhiều món ngon như: khổ qua xào thịt bò, khổ qua ăn sống cùng với ruốc. Món canh khổ qua nhồi thịt được ưa dùng hơn cả.
Khổ qua chọn quả căng tròn đem rửa sạch, cắt làm đôi, dùng muôi nạo sạch phần ruột bên trong. Muốn khổ qua bớt đắng, ngâm khổ qua trong nước lạnh 10 – 15 phút. Lấy thịt nạc vai băm nhỏ có tẩm ướp hành tím và tỏi trộn cùng nấm mèo thái chỉ, trứng vịt và tiêu sọ nén chặt vào khổ qua. Tùy số lượng người ăn mà cho nước vào đun nóng rồi cho khổ qua đã nhồi thịt đun cho chín tới tra hạt nêm vừa đủ rắc thêm mùi ta, hành ta là đã được nồi canh khổ qua thơm mát đúng điệu. Món khổ qua thành phẩm đạt khi khổ qua còn giữ được nguyên hình và có màu xanh nhạt, thơm hương của tiêu bắc của hành mùi mà đắng ngọt. Người đời thích món canh khổ qua ngoài sự thơm mát thanh dịu bổ dưỡng còn hàm ý nghĩa những điều xui xẻo, buồn khổ sẽ qua đi, những may mắn tốt lành sẽ đến cho đời thêm hương sắc vui tươi.
Thực đơn cơm chiều: 3 món ít dầu mỡ
Thực đơn cơm chiều: Nem tai trộn thính, canh khổ qua nhồi thịt, dạ dày luộc.Cùng vào bếp chế biến món ăn này nhé.
Nem tai trộn thính
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Pasgo
Nguyên liệu:
Tai lợn – 2 cái khoảng 400g
Đậu xanh nguyên hạt – 50g
Gạo tẻ – 50g, gạo nếp -50g
Chanh, ớt, riềng, tỏi, lá chanh, mùi tàu, rau thơm, hành tím
Đường, hạt tiêu, nước mắm, mì chính, muối, giấm
Rau ăn kèm như đinh lăng, lá sung, húng quế, lá ổi, khế chua, chuối thái lát
Cách làm:
Tai lợn sau khi mua về rửa sạch, dùng chanh và muối hạt chà xát nhiều lần để rửa sạch. Tiếp đó cho tai vào nồi ngập nước cùng nhánh gừng đ.ập dập, hành tím, xíu muối, và thêm 1 thìa giấm.
Luộc sôi, hạ lửa nhỏ trong khoảng 15 phút là được. Tai lợn nhỏ không nên luộc lâu sẽ bị nhừ ăn mất ngon. Cần luộc chín tới để giữ được vị giòn.
Tai lợn sau khi luộc chín nên ngâm vào nước đá lạnh thêm vài lát chanh để được giòn hơn. Đồng thời, giúp tai vừa trắng vừa thơm. Khi nguội rồi vớt ra, để ráo. Sau đó, cắt thành dạng sợi mảnh.
Chuẩn bị gia vị để trộn gồm 2 thìa cà phê mì chính, 2 thìa đường, 3 thìa nước mắm, 2 thìa cà phê nước cốt chanh riềng, ớt tỏi xay nhuyễn, lá chanh thái nhỏ. Tất cả trộn đều.
Về phần thính gạo, có thể mua sẵn hoặc tự làm. Dùng gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh rang chín từng loại. Xay nhuyễn tất cả rồi rây lại một lượt để cho thính mịn.
Tỏi ớt băm nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái sợi.
Sau đó, trộn tai lợn đã thái sợi, thính và gia vị vừa chuẩn bị. Nem tai trộn thính hòa quyện vị sần sật, giòn ngon của tai cùng với vị thơm của lá chanh, riềng.
Canh khổ qua nhồi thịt
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Khổ qua: 2 trái
Thịt băm: 150g
Mộc nhĩ: 3 cái
Hành tím: 2 củ
Hành lá
Lòng trắng trứng gà: 1 cái
Nước dùng xương: 1 bát
Gia vị: hạt nêm, bột canh, dầu ăn, tiêu xay, nước mắm.
Cách làm:
Ngâm nấm mộc nhĩ với nước ấm cho nở, cắt bỏ phần góc, rửa sạch lại với nước sau đó băm nhỏ.
Khổ qua thì bạn d.ùng d.ao c.ắt làm đôi, sau đó dùng đuôi muỗng tách lấy phần ruột bên trong. Tiếp đến để khổ qua sau khi nấu bớt đi vị đắng, bạn cho khổ qua vào ngâm với nước lạnh khoảng từ 10-15 phút, vớt ra để ráo nước.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi mang đi băm nhuyễn. Hành lá cắt bỏ phần góc và lá úa, rửa sạch với nước rồi mang đi cắt nhỏ.
Cho thịt băm, nấm mộc nhĩ và lòng trắng trứng gà vào bát, dùng đũa trộn đều cho các nguyên liệu trộn lẫn vào nhau. Nêm vào bát: muỗng canh hạt nêm, một ít tiêu xay tùy theo khẩu vị của từng gia đình và cuối cùng là số hành tím băm nhỏ.
Trộn đều cho phần thịt và mộc nhĩ thấm đều gia vị, đem thịt băm đi ướp từ 15-20 phút cho thấm gia vị. Vì đây chỉ là phần nhân bên trong nên bạn không nên nêm nếm quá mặn, vừa ăn là được.
Rửa tay sạch sẽ, sau đó bạn dùng tay dồn chặt phần nhân vào trong ruột khổ qua. Dồn càng chặt thì khi nấu phần nhân sẽ không bị bung ra ngoài. Làm tương tự cho đến khi hết số khổ qua trên, phần nhân còn dư bạn có thể vo thành viên tròn nhỏ.
Bắt nồi lên bếp, phi thơm hành tím sau đó đổ phần nước dùng xương đã chuẩn bị vào nồi. Nấu đến khi sôi thì dùng muỗng vớt bỏ ván bột bên trên, nêm nếm lại cho vừa ăn.
Thả lần lượt khổ qua nhồi thịt vào nồi, đợi nước sôi lại lần nữa thù vặn nhỏ lửa, tiếp tục nấu thêm 30 phút nữa cho chín. Dùng muỗng liên tục vớt bỏ phần bọt bên trên để nước dùng sau khi nấu xong sẽ trong và đẹp mắt hơn.
Cuồi cùng, bạn nêm nếm lại một lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp. Cho hành lá cắt nhỏ vào nồi là đã có thể mang ra thưởng thức.
Dạ dày luộc
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
1 cái dạ dày
Bột mì, chanh (hoặc giấm) để sơ chế
Gừng, sả, hành để luộc
Nước lọc, đá viên
Cách làm:
Sơ chế: Rắc chút bột mì vào mặt trong dạ dày, bóp cho hết nhớt. Tiếp tục vắt chanh (hoặc sử dụng một trong các loại nước chua như giấm, mẻ hoặc nước dưa muối) bóp đều các mặt để khử mùi hôi, rửa sạch. Đun sôi nồi nước, cho dạ dày vào chần sơ vài giây, vớt ra cho vào nước lạnh, lộn mặt trái, dùng dao cạo và rửa sạch.
Cho lượng nước vào nồi sao cho ngập dạ dày, cho gừng, sả đ.ập dập, chút hạt tiêu vào, bật bếp. Khi nước sôi già, cho dạ dày vào.
Khi nước sôi khoảng 4- 5 phút, vớt dạ dày ra ngâm vào chậu nước đá, kèm chanh. Khi dạ dày nguội, đun sôi nồi nước, tiếp tục cho dạ dày vào luộc lần hai. Tùy thuộc vào dạ dày to hay nhỏ, dày hay mỏng mà thời gian luộc dao động từ 20 đến 30 phút. Sau đó, vớt dạ dày ra ngâm vào nước đá, kèm chanh. Việc hãm nhiệt giúp dạ dày giòn, nước có thêm chanh giúp dạ dày trắng hơn.
Trước khi ăn, thái mỏng và hấp lại hoặc cho vào lò vi sóng, dạ dày vẫn trắng giòn. Thêm hành chần và rau húng ăn kèm, chấm mắm tôm hoặc nước mắm hành, tỏi, ớt.
Chú ý:
Khi sơ chế, để khử mùi hôi của dạ dày sử dụng nước chua (chanh, giấm, mẻ hoặc nước muối dưa chua). Sau đó, chần sơ, cạo rửa sạch.
Không nên dùng muối hạt bóp kỹ hoặc không nên cho muối khi luộc, vì sẽ làm dạ dày co lại và dai.
Tùy thuộc vào kích thước dạ dày, thời gian luộc từ 20 – 30 phút.
Việc ngâm nước đá giúp hãm nhiệt để dạ dày giòn, vắt thêm chanh hoặc tắc (quất) giúp dạ dày trắng hơn.
Chọn dạ dày vừa phải, dày, nặng tay khoảng 650 – 800 gr, màu trắng đồng đều là dạ dày ngon.