Đây là một đặc sản hiếm có chỉ xuất hiện mỗi năm một lần, trước kia chả ai ăn thì nay đã trở thành đặc sản phố thị với giá trị cao, được nhiều người tìm mua.
Với những người dân vùng cao thì có lẽ nụ hoa gừng là thứ vô cùng quen thuộc đối với họ. Nó thường được bà con hái về để cho gia súc ăn hoặc được mang đi chế biến thành các món ăn thường ngày. Chính vì thế mà người thành phố ít được biết về nụ hoa gừng cũng như có ý định tìm hiểu về nó.
Nụ hoa gừng mọc ra từ phần củ gừng, có phần cuống hoa dài từ 10-15cm, màu xanh lục. Trung bình mỗi một củ gừng có khả năng mọc ra từ 8-10 nụ hoa khác nhau, thậm chí có củ còn mọc ra được nhiều hơn. Loại củ này được trồng rất phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác nhau, trong đó phổ biến hơn cả ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Hàng năm cứ vào tháng 7 đến tháng 9 âm lịch sẽ là thời điểm nụ hoa gừng đạt được mức phát triển mong đợi và có thể thu hoạch được. Bởi nếu để lâu quá sẽ khiến nụ hoa nở hoàn toàn, cây hoa trở nên già đi khiến nhiều xơ hơn và không còn hương vị thơm ngon được nữa.
Nụ hoa gừng thường sẽ được hái vào buổi sáng sớm, khi này nụ hoa sẽ đạt chất lượng tốt nhất. Khi thu hái người dân sẽ dùng dao nhỏ hoặc kéo để cắt từ phần cuống trở lên cho đến ngọn, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển tiếp theo của củ gừng.
Nụ hoa gừng sau khi thu hái sẽ được bán cho thương lái với mức giá từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg. Tức là nếu chăm chỉ thu hái được 10kg nụ hoa hàng ngày có thể giúp mang về thu nhập từ 200.000 đến 250.000 đồng cho bà con. Thương lái sẽ mang bán lại cho người dân thành phố có nhu cầu tìm mua với mức giá từ 60.000 đến 70.000 đồng/kg.
Nhiều người chuyên bán nụ hoa gừng cho biết, sau khi hái loại rau này về sẽ có mùi rất thơm, chỉ cần đem về rửa sạch, sau đó bóc lớp vỏ ngoài để tránh xơ, rồi thái mỏng theo các miếng vừa ăn là đã có thể đem chế biến cùng với thịt bò hoặc cùng với các loại thực phẩm khác sẽ vô cùng hấp dẫn.
Nhiều người sau khi thưởng thức nụ hoa gừng thường ví chúng giống như măng ngọt, không chỉ giòn ngon mà còn rất thơm và bổ dưỡng, có thể được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như món xào, món canh, món cháo,…
Tuy nhiên lại có nhiều người cho rằng nụ hoa gừng rất khó ăn, nhiều xơ và vị cay nồng như đang ăn cả một củ gừng lớn. Điều này khiến cho loại rau này ngày nay trở nên ít có sức hút hơn so với trước đây do không phải ai cũng chấp nhận được hương vị của hoa gừng.
Thế nhưng dù sao đi chăng nữa, nụ hoa gừng vẫn là một đặc sản theo mùa rất được chú ý, với hương vị ngon ngọt lạ miệng sẽ rất thích hợp để sử dụng khi mà thời tiết dần trở nên lạnh đi.
Bữa tối đơn giản chỉ với 2 món nhanh gọn mà ngon
Nếu chưa biết ăn gì, bạn có thể tham khảo mâm cơm thanh đạm cho những ngày hè nóng nực dưới đây.
Thực đơn cơm tối gồm có các món:
Canh cá giò nấu lá me non
Rau lang xào thịt bò
Tráng miệng: thanh long
1. Canh cá giò nấu lá me non
Nguyên liệu: 400g cá giò, 1 tô lá me non, 1/2 trái ớt sừng, 3 củ hành tím, 3 đầu hành lá, 1/2 củ tỏi, 1 muỗng mắm, muối, dầu ăn, bột ngọt, ớt xiêm xanh, đường (tùy sở thích), lá húng quế, rau tần dày (lá húng chanh), ngổ, ngò gai, rau răm, hành lá.
Cách chế biến:
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ để ráo.
Cá giò làm sạch ruột, rửa với nước muối pha loãng rồi rửa lại cho sạch sẽ để ráo.
Giã dập hành tím, đầu hành lá, ớt sừng (nếu ăn cay nên dùng ớt xiêm xanh mùi vị sẽ thơm ngon đặc trưng hơn) và một ít muối, ướp với cá giò để 15-30 phút cho thấm gia vị.
Nấu nồi nước sôi để sẵn trong quá trình chờ chao sơ cá.
Làm nóng chảo cho 2 muỗng dầu ăn và tỏi giã nhỏ vào phi cho dậy mùi thơm, rồi cho cá và gia vị đã ướp vào chao sơ qua. Tiếp theo cho cá vào nồi nước đang sôi, và vớt thật sạch nếu có. Khi cá vừa chín tới thì thả lá me non vào. Nấu thêm 5 phút nữa rồi nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Cắt nhỏ các loại rau mùi thả vào, tắt bếp. Vậy là đã có món canh cá rất thơm ngon với hương vị mộc mạc dân dã. Múc canh ra tô, món canh này dọn kèm theo chén mắm mặn dầm ớt xiêm.
2. Rau lang xào thịt bò
Nguyên liệu: 250g thịt bò, 300g đọt rau lang, 1 muỗng dầu hào, 2 muỗng tỏi, 1 ít tiêu xay, muối hồng, xì dầu, dầu ăn.
Cách chế biến:
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ để ráo: Đọt rau lang ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại cho sạch, để ráo nước. Thịt bò ướp với 1/2 muỗng tỏi giã nhỏ, 1/4 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng dầu hào, 1 ít dầu ăn, 1/2 muỗng xì dầu, trộn đều để 15 phút cho thấm.
Làm nóng chảo cho dầu ăn và tỏi còn lại vào, phi cho dậy mùi thơm, cho thịt bò đã ướp gia vị vào xào đảo đều tay với lửa lớn.
Trên một bếp khác nấu sôi nước cho 1 ít muối vào. Tiếp theo thả đọt rau lang vào luộc chín tới rồi vớt ra cho vào chảo thịt bò đang xào. Đảo đều tay và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, cho đọt rau lang xào thịt bò ra dĩa, kèm chén xì dầu dầm ớt.
Trong rau lang có nhiều thành phần vitamin và khoáng chất, giàu chất chống oxy hoá, hỗ trợ phòng chống ung thư, tim mạch, giúp làm đẹp da, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ loãng xương… Tuy nhiên không nên ăn rau lang khi bụng đói vì có thể bị giảm đường huyết nguy hiểm cho sức khỏe. Vì trong rau lang chứa khá nhiều canxi cũng không nên ăn thường xuyên sẽ dễ gây ra bệnh sỏi thận.
3. Tráng miệng: thanh long
Chúc các bạn có bữa cơm ngon miệng bên gia đình!