Chả ram tôm đất – từ món ăn dân dã đến đặc sản Bình Định

Những ngày Tết Nguyên đán, phần lớn các gia đình ở Bình Định đều chuẩn bị sẵn món chả ram tôm đất trong nhà để cúng tổ tiên và chiêu đãi khách đến viếng thăm.

Không biết từ bao giờ, chả ram tôm đất đã trở thành một trong những món ăn đặc sản của vùng “đất võ trời văn” Bình Định.

Chả ram tôm đất – từ món ăn dân dã đến đặc sản Bình Định

Nguyên liệu chính để làm chả ram tôm đất của người Bình Định là tôm đất tươi sống

Tuy gọi là đặc sản nhưng món ăn này lại rất đỗi bình dân và gần gũi với người dân Bình Định, từ thành thị đến nông thôn, từ quán cóc vỉa hè cho đến nhà hàng sang trọng đều có. Đặc biệt, trong các ngày giỗ hoặc Tết Nguyên đán, hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị sẵn món này để cúng gia tiên và chiêu đãi khách.

Nguyên liệu chính làm nên món chả ram tôm đất ở Bình Định khá đơn giản, chỉ gồm tôm đất, thịt ba chỉ và bánh tráng. Tuy nguyên liệu chỉ có vậy nhưng nhờ sự khéo léo trong khâu pha trộn, gói, nướng hoặc chiên, đã tạo nên sự khác biệt của chả ram tôm đất so với các vùng khác.

Chả ram tôm đất truyền thống xưa của người Bình Định thường được làm theo cách băm nhỏ thịt ba chỉ cùng tôm đất tươi và ít hành, ớt, gia vị, rồi xào chín. Sau đó dùng muỗng cà phê xúc nguyên liệu này bỏ vào bánh tráng gạo mỏng được cắt nhỏ thành hình tam giác, rồi cuốn lại như têm trầu, to bằng ngón tay. Gói tới đâu, chả ram được xiên vào que tre tới đó, chừng 5 – 6 miếng chả cho một que là đủ.

Chả ram tôm đất – từ món ăn dân dã đến đặc sản Bình Định

Quy trình chế biến chả ram tôm đất của người Bình Định

Các que chả ram xiên sau đó được mang đi phơi nắng khoảng một, hai buổi. Món này được thưởng thức bằng cách nướng hoặc chiên giòn. Khi nướng, phải thoa dầu phụng lên các miếng chả, nướng cho đến khi bay mùi thơm nồng, chả vàng giòn thì ăn được. Chính nhờ dầu phụng mà vị thơm ngon của chả ram càng thêm phần đặc sắc.

Chiên chả ram cũng là một nghệ thuật để chả vừa chín giòn tới mà không bị cháy. Cụ thể, cho chảo lên bếp lửa, khi chảo nóng thì cho dầu ăn vào. Để chả ram có thể giòn lâu thì nặn vào dầu vài giọt chanh. Sau đó, dùng đũa gắp chả ram thả nhẹ nhàng vào trong dầu, trở đều các mặt đến khi thấy chả vàng thì gắp ra đĩa có lót 1 lớp giấy hút dầu.

Chả ram tôm đất muốn ngon phải thưởng thức khi còn nóng sau khi nướng hoặc chiên rồi cuộn ăn kèm cùng với rau sống. Miếng chả ram vàng óng giòn tan ăn kèm với rau sống tươi xanh, cuốn cùng với miếng bánh tráng, sau đó chấm với nước mắm ớt tỏi.

Chả ram tôm đất – từ món ăn dân dã đến đặc sản Bình Định

Chả ram tôm đất còn được ăn kèm với rau và thịt luộc

Cắn một miếng bánh tráng cuốn chả ram cùng rau sống, ngay lập tức chúng ta cảm nhận được tiếng lách tách của lớp vỏ giòn rụm vỡ ra từ miếng chả, đầu lưỡi chạm ngay vị ngọt béo của tôm, thịt mỡ, rồi vị cay nồng của nước mắm, vị thanh mát của rau sống. Tất cả hòa quyện với nhau kích thích từng điểm vị giác. Đối với khách phương xa, thử mùi vị này một lần có lẽ sẽ nhớ mãi đến món ăn đặc sản Bình Định mà lại rất đỗi bình dị.

Về xứ võ “đừng quên” thưởng thức đặc sản bánh dây Bồng Sơn

Về Bình Định, ngoài bánh hỏi cháo lòng, bánh ít lá gai, bún song thằn… nhưng nếu du khách “bỏ quên” món ăn độc đáo bánh dây Bồng Sơn của người dân xứ dừa huyện Hoài Nhơn thì quả thật là một thiếu sót.

Chả ram tôm đất – từ món ăn dân dã đến đặc sản Bình Định

Bánh dây Bồng Sơn là món ăn dân dã mang hương vị đặc biệt.

Bánh dây Bồng Sơn là món ăn dân dã, đã có từ lâu đời ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) với cách chế biến rất đặc biệt và cũng rất kỳ công, mang lại hương vị riêng rất khó quên cho ai từng một lần thưởng thức.

Thoạt nhìn các công đoạn làm bánh dây có vẻ đơn giản, nhưng để bánh thơm, dai. Đặc biệt là bánh có màu vàng nhạt không phải dùng bột màu là điều không dễ dàng và rất kỳ công.

Chả ram tôm đất – từ món ăn dân dã đến đặc sản Bình Định

Vị giòn thơm của đậu phộng càng làm món bánh dây thêm hấp dẫn thực khách.

Những người làm bánh dây lâu năm ở Bồng Sơn cho biết, để bánh ngon thì phải dùng gạo lúa cũ, tức gạo xay từ lúa được thu hoạch từ nhiều tháng trước. Với loại gạo này, sợi bánh sẽ có độ dẻo, dai đặc trưng.

Công đoạn làm bánh khá kỳ công, gạo đem ngâm nước sạch rồi phơi cho khô, sau đó ngâm với nước tro củi khoảng 6 tiếng. Lưu ý phải là tro củi lọc sạch để không dễ lẫn tạp chất. Nhờ nước tro mà bánh dây mới có màu vàng đặc trưng cũng như độ dai mà không phải dùng hàn the và để được lâu hơn.

Chả ram tôm đất – từ món ăn dân dã đến đặc sản Bình Định

Màu vàng nhạt của bánh là do ngâm với nước tro củi.

Tiếp theo, gạo sau khi ngâm nước tro sẽ được đem xay thành bột và hấp chín. Đặc biệt, trong quá trình hấp, người làm phải liên tục dùng tay khuấy để bột chín đều, không bị cháy khét.

Khi bột chín đều và ráo nước thì đem ra nhào bột thật dẻo mịn, rồi cắt thành miếng nhỏ cho vào khuôn ép thành những vỉ bánh gồm nhiều sợi bún nhỏ. Những vỉ bánh này lại được đem đi hấp cách thủy cho chín đều. Lúc này, sợi bún có màu vàng nhạt tự nhiên và đẹp mắt. Vì vậy, người dân địa phương còn gọi bánh dây là bún nước tro.

Chả ram tôm đất – từ món ăn dân dã đến đặc sản Bình Định

Bánh dây ăn kèm rau sống.

Bánh dây Bồng Sơn ăn hơi dai, vị thơm giòn của đậu phộng được ăn kèm với rau sống. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, các gia vị như ớt, chanh, tỏi cộng thêm chút đường tạo nên vị ngọt thanh.

Và tôi đã nghe “quảng cáo” nhiều lần về đặc sản bánh dây Bồng Sơn, nhưng chưa có dịp thưởng thức. Sau nhiều lần lỡ hẹn, tôi được anh bạn “thổ địa” ở Bồng Sơn mời gọi: “ăn cho biết bánh dây Bồng Sơn”. Quả thật không quá khi nói rằng, ai đó đã từng ăn bánh dây thì sẽ còn ghé lại Bồng Sơn để tận hưởng hết sự tuyệt vời đặc sản ở xứ võ Bình Định nói chung và xứ dừa Hoài Nhơn nói riêng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *