Mỳ Quảng là cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam và trở thành món ăn đặc trưng của cả miền Trung và luôn có mặt trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người dân nơi đây dùng để tiếp đãi khách.
Bạn đang đọc: Chấm phá mỳ ghẹ xứ Quảng
Mì quảng ghẹ được ăn kèm với rau sống và bánh tráng, người sành anh thì thêm vài quả ớt xanh, vị cay của ớt hoà quyện với độ đậm đà của nước nhân mì. Ảnh: Võ Việt
Không cầu kỳ, tỉ mẩn như bún thang xứ Bắc, hủ tíu miền Nam, mỳ ghẹ xứ Quảng đơn giản mộc mạc, nhưng đượm vị và để lại dấu ấn khó quên trong lòng thực khách như chính cái tên của nó.
Không biết từ bao giờ, nhắc đến Quảng Nam là nhớ đến món mỳ Quảng. Cũng chính vì thế mà du khách mỗi khi đặt chân đến mảnh đất này bao giờ cũng phải tìm ăn một tô mỳ Quảng. Ngoài thưởng thức hương vị đặc trưng, còn như in dấu bước chân đã từng đặt tới mảnh đất đơn sơ đầy nắng gió này.
Xuất phát từ món ăn của địa phương nghèo, mỳ Quảng cũng như những loại bún, phở khác được người dân xay gạo tráng bánh và thái sợi to theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2 mm.
Một điều làm nên sự khác biệt là có thể có những người Bắc chưa bao giờ tự nấu phở, người Nam chưa bao giờ nấu hủ tíu, nhưng tại Quảng Nam nhà nhà, người người đều nấu mỳ Quảng. Dù chưa ngon, chưa tròn vị như quán chuyên nghiệp, nhưng món ăn này đã đi vào lòng người, vào từng bữa cơm gia đình và góp phần tạo nên sự ấm cúng mỗi khi sum vầy.
Cũng vì thế mà món ăn này được biến tấu ngày một đa dạng hơn chứ không đi theo một nguyên tắc nào. Vị đậm đà, thanh thanh, ngọt mát và sự hòa quyện giữa nhiều nguyên liệu khác nhau khiến cho bát mỳ Quảng mang màu sắc đặc trưng.
Thay vì thịt lợn, người miền biển có thể dùng nguyên liệu tôm cua cá, người trên núi là gà vịt… nhưng vị vẫn thơm ngon và đặc biệt vẫn tạo nên nét riêng của món mỳ Quảng. Nhưng đặc trưng hơn cả là mỳ Quảng ghẹ.
Chị Hạ Quốc Hoài – Việt kiều sau 20 năm từ Mỹ trở về Việt Nam gặp lại bạn thân cũng đã tìm về mảnh đất này để thưởng thức món ăn vọng cố hương này.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Hoài cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nên dù đi xa vẫn không quên được mùi vị t.uổi thơ. Bên Mỹ cái gì cũng có, hội người Việt chúng tôi thi thoảng cũng tụ tập để nấu cho nhau ăn những món ăn để nhớ về quê hương.”
Dù vậy, món ăn vẫn không thể tròn vị như được ngồi tại quán lá nơi quê nhà bẻ miếng bánh đa cháy xém, rắc vài hạt lạc và miếng ớt xanh kèm miếng chanh giấy thơm ngát mũi làm tan chảy cả vị giác.
Những tô mì ghẹ với nhiều màu sắc bắt mắt của gia vị là bí quyết làm nên độ ngon của thương hiệu mì quảng ghẹ. Ảnh: Võ Việt
Hơn nữa, ăn mỳ Quảng phải có đủ rau gia vị đi kèm như rau muống chẻ, rau thơm, húng chó trộn lẫn chút búp chuối non tạo ra một bát mỳ hoàn hảo đủ cả vị thơm, bùi, mặn, chát.
Không giống với những địa phương khác, Quảng Nam đã lựa chọn con ghẹ để biến tấu cho món mỳ nơi đây và tạo nên bản sắc riêng mang tính chất vùng miền.
Các bà các chị bán quán hàng ngày thức dậy từ lúc gà chưa gáy để đi lựa từng con tôm, con ghẹ của ngư dân nơi dòng sông Trường Giang.
Khi tìm được những món hàng ưng ý cũng là lúc mặt trời bắt đầu rạng, các bà, các chị lại bắt tay vào nấu cho mình những nồi nước dùng đặc biệt tuỳ theo khẩu vị và bí quyết riêng của từng quán.
Tuy nhiên, thông thường ghẹ sau khi mua về được làm sạch và giã nhuyễn cùng tôm lột vỏ và chút thịt lợn xay để tạo nên một hỗn hợp gọi chung là nước lèo sền sệt, vàng óng và thơm nức mũi.
Theo bà Huỳnh Thị Nhi – chủ cửa hàng mỳ Quảng ghẹ trên Quốc lộ 1A, để có một tô mỳ ngon thì trước tiên nguyên liệu phải tươi. Do đó, chọn ghẹ là khâu vô cùng quan trọng.
Đa phần những con ghẹ để nấu mỳ thường cỡ vừa để đủ độ thơm của thịt vì nhỏ quá thịt sẽ tanh mà to thì vỏ sẽ cứng. Sau khi chọn được nguyên liệu sẽ tách mai, bỏ yếm và ướp gia vị để thật thấm cho bát mỳ không bị nhạt nhẽo.
Khâu tiếp theo là phi hành thơm và đổ lẫn thịt ghẹ vào đảo săn, sau đó chia đôi một nửa để nấu nước dùng, còn nửa kia làm nhân trộn mỳ. Với mỳ Quảng, sợi mỳ phải mềm thơm, tô nước dùng lượng nước xâm xấp, nhưng phải tròn vị béo ngậy và đậm đà.
Nhìn vào tô mỳ Quảng ghẹ có thể cảm nhận được hết vẻ mộc mạc, nhưng cũng đầy tinh tế. Màu vàng của mỳ, màu xanh của rau, màu trắng của thịt ghẹ quyện lẫn chút đỏ của ớt tạo nên một bức tranh vô cùng bắt mắt, hút hồn thực khách và kích thích vị giác đến tột cùng. Dù vậy, để phục vụ đông đảo mọi người nên mỳ Quảng ghẹ chỉ dao động từ 25.000-35.000 đồng/bát tuỳ theo quán.
Cũng bởi là món ăn đặc trưng của địa phương nên không biết từ bao giờ mỳ Quảng đã len lỏi mọi ngóc ngách xứ Quảng Nam như một nét hấp dẫn riêng níu chân du khách mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất này.
Song khi rời khỏi nơi đây, mỳ Quảng không còn thuần túy là món ăn nữa, mà trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của một vùng đất.
Mỳ Quảng là cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam và trở thành món ăn đặc trưng của cả miền Trung và luôn có mặt trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người dân nơi đây dùng để tiếp đãi khách, bạn bè phương xa./.
Mỳ Quảng – món ăn mang tính hồn cốt của người xứ Quảng
Mỳ Quảng là thứ đồ ăn dễ làm gồm có sợi mỳ mềm mượt, trắng tinh được làm bằng thứ gạo quê thơm dẻo, đĩa rau sống xanh mướt sực nức hương thơm đồng nội, đậu phộng được rang vàng tới độ béo ngậy.è sen – tinh túy ẩm thực của người Hà Nội
Nếu như phở làm nên thương hiệu ẩm thực của Hà Nội, bún bò của xứ Huế… thì đối với người xứ Quảng (bao gồm tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), món ăn mang tính hồn cốt chắc chắn không gì khác ngoài mỳ Quảng.
Mỳ Quảng là thứ đồ ăn dễ làm gồm có sợi mỳ mềm mượt, trắng tinh được làm bằng thứ gạo quê thơm dẻo, đĩa rau sống xanh mướt sực nức hương thơm đồng nội, đậu phộng được rang vàng tới độ béo ngậy, thơm lừng. Và đương nhiên không thể thiếu chút chất đạm mặn mòi, đầy đủ dưỡng chất được chế biến tinh tế từ tôm, trứng, gà, vịt, cá hoặc ếch… tùy theo khẩu vị của từng người, hoặc đôi lúc cũng tùy theo tiết trời lúc nắng-mưa hay nóng-lạnh cho phù hợp.
Chính điều này đã tạo nên sự thú vị về món mỳ Quảng trứ danh. Đó có thể là vị ngọt tươi mang mùi biển cả của tôm, chút hương đồng gió nội của thịt ếch đồng, hay sự đậm đà quen thuộc của các loại thịt gà, vịt, cá…
Có lẽ vì thế mà nhiều du khách đến với Đà Nẵng hay Quảng Nam đều tìm cách thưởng thức cho bằng được một tô mỳ Quảng để tận hưởng cái hương vị đồng quê miền Trung đầy nắng gió./.
Miếng thịt ếch đồng vàng ruộm, béo ngậy được om trong chiếc thố nhỏ men lam tinh tế làm cho món ăn vốn đậm chất đồng quê trở nên sang trọng và hấp dẫn.
Những sợi mỳ làm bằng bột gạo mềm mịn và trắng muốt tạo nên cái hồn cốt cho món ăn nổi tiếng của người xứ Quảng.
Tìm hiểu thêm: Tôm Long Tỉnh, món đặc sản khiến vua Càn Long phải tấm tắc khen ngon
Mỳ Quảng là món ăn nổi tiếng và đậm chất đồng quê của người xứ Quảng.
Sự cộng hưởng của các loại gia vị ăn kèm như chanh, ớt và nhiều loại rau tươi tạo nên hương vị thanh mát, đậm chất đồng quê của món mỳ Quảng.
Chính cái sự mộc mạc, bình dân, đậm chất đồng quê của mỳ Quảng đã tạo nên sức hấp dẫn đến khó quên đối với không ít du khách nước ngoài mỗi khi họ có dịp đến với Đà Nẵng.
>>>>>Xem thêm: Cách làm món đậu sốt cà chua ngon khó cưỡng
Mỳ Quảng vốn là món quà bình dân của người xứ Quảng nhưng trải qua thời gian nó đã trở thành món ăn nổi tiếng đối với du khách trong và ngoài nước.