Nằm sâu trong một con đường nhỏ bên hông chợ Thủ Đức, TP HCM, nhưng ít khi nào vắng khách, quán bánh canh cá lóc Hiếu Thảo trở thành điểm ẩm thực hút khách người Sài Gòn ưa chuộng hương vị miền Trung.
Bạn đang đọc: Chẳng ngại đường xa đi ăn bánh canh cá lóc
Dù Sài Gòn là nơi hội tụ gần như đủ món ăn của khắp mọi miền đất nước, món bánh canh cá lóc của người miền Trung vẫn có chỗ đứng và sức hấp dẫn riêng với hương vị đặc trưng. Dân ghiền món này đa phần là giới bình dân, sinh viên các trường đại học gần đó như: Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Ngân hàng… Quán Hiểu Thảo ở Thủ Đức còn thu hút hành khách trên quốc lộ một. Có nhiều người đúng giờ quán mở cửa vào khoảng 15h là có mặt để vào ăn. Có người lặn lội đi xe máy hơn 10 km từ trung tâm thành phố chỉ vì ghiền món ăn này.
Tô bánh canh cá lóc đặc trưng của người miền Trung
Chủ quán là đôi vợ chồng trẻ vào Sài Gòn lập nghiệp từ những năm cuối thập niên 1990. Người vợ tên Thảo cho biết: “Nguyên liệu chính để làm bánh canh phải là bột gạo và cá lóc. Gạo ngâm đủ độ mới xay rồi cho vào cối giã thật nhuyễn, đến khi bột quyện chặt vào nhau, dai mà không dính tay mới là đạt. Sau đó, dàn bột vừa giã ra, cán mỏng, cắt thành từng sợi nhỏ và đem luộc cho vừa chín tới là được”.
Sợi bánh canh của món ăn này rất đặc biệt, không tròn như bánh canh miền Nam nhưng dai hơn. Cá lóc được làm sạch, luộc chín. Miếng cá được lóc hết xương, rim lên vàng ươm. Xương cá được giã nhuyễn đem nấu nước dùng. Nước dùng ngoài vị ngọt của cá còn có vị thơm của xương ống, tuy nhiên lượng xương ống thường rất ít để tránh mất mùi vị của cá. Không phải ngẫu nhiên mà cá lóc trở thành nguyên liệu chính của món ăn giản dị nhưng đậm đà hương vị miền Trung. Vì cá lóc có tính hàn, ăn vào có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe của người dân ở vùng đất quanh năm khô hạn và đầy nắng gió này.
Bánh canh cá lóc phải ăn khi còn nghi ngút khói mới đã. Khi ăn có thể cho thêm loại ớt bột thật cay của người miền Trung, một ít tiêu và nước mắm tùy theo khẩu vị của mỗi người. Mỗi tô bánh canh cá lóc ở đây có giá chỉ từ 15.000 đồng rất hợp túi t.iền của người dân trong thời bão giá.
Ngoài bánh canh cá lóc, quán Hiếu Thảo còn có các món bánh đặc trưng của miền Trung như: bánh bèo, bánh bột lọc, bánh ít, bánh nậm… làm phong phú thêm thực đơn của quán.
Một số món bánh hấp dẫn của quán:
Bánh nậm.
Bánh bèo.
Bánh ít trần.
Tìm hiểu thêm: [Chế biến] – Cơm gà Tam Kỳ
Bánh bột lọc.
Bánh bột lọc.
Theo NS
Bánh Huế giữa lòng Sài Gòn
Nhiều khi tranh thủ trong chuyến công tác gấp, tôi ghé ngang quê nhà. Ghé quê vì nhớ hình ảnh bờ ruộng chênh vênh, nhớ khói lam mong manh, nhớ mùi lá khô, nhớ tiếng hò ru em ngọt lịm, nhớ giếng nước mát lành… và đặc biệt là không thể không nhớ miếng bánh Huế đậm đà.
Mới đây cũng vậy, nhân chuyến đi công tác Huế, tôi tạt về quê. Tôi gọi điện thoại cho chị họ: “Em ghé về một lát thôi. Chị làm cho em mấy chục bánh nậm, bánh gói và bánh bột lọc nhé. Ăn không hết, em mang theo ăn từ từ.” Chị họ từ tốn: “Ừ, em về đi, chị làm liền. Hai tiếng nữa em về là có bánh nóng hổi”. Mượn được chiếc xe của đồng nghiệp, tôi một mình lái xe về quê. Lối đi thơm mùi rơm rạ. Bầu trời xanh trong. Gió mát lành. Vừa đi tôi vừa tưởng tượng đến rổ bánh bốc khói nghi ngút…
Bánh bột lọc (Ảnh: quehuong.vn)
Chiều qua, lang thang giữa Sài Gòn chật chội, bỗng dưng thấy nhớ quê, nhớ bàn tay làm bánh thoăn thoắt của chị họ và thèm ăn bánh Huế kinh khủng! Tôi quyết định không chen lấn giữa phố xá đông đúc nữa mà rẽ vào một con đường nhỏ, cố nhớ lời giới thiệu của cô bạn đồng nghiệp, hỏi thăm loanh quanh để tìm quán Huế.
Quán mới mở, nhỏ nhắn, sạch sẽ, nằm khiêm tốn trên con đường nhỏ. Nếu không rành đường chắc sẽ khó tìm thấy. Nhưng có khi như vậy mới thú vị! Sài Gòn là thế, cứ đi tìm, cứ lang thang, tình cờ sẽ có vài thứ để bạn chọn lựa, vài thứ hợp khẩu vị và vài thứ mà lâu nay bạn cất công tìm mà không thấy.
Là quán Huế nên bánh cũng “rất Huế”. Bánh bột lọc nhỏ bằng hai ngón tay, bột trong và dai, nhân tôm thịt xào đậm đà. Bánh nậm mỏng mảnh với một lớp bột gạo có nhân tôm, đậu giã nhuyễn. Bánh gói mềm mại, nhân là hỗn hợp đậu xanh, nấm, tiêu, hành, tỏi, ớt. Giống bánh chị họ làm quá! Giống phong vị quê nhà quá! Tôi ngạc nhiên khi nước chấm làm cũng giống. Nước chấm cay cay, thơm mùi nước mắm kho, có vị ngọt của đường, vị thanh thanh của tỏi giã nhuyễn và chắc chắn là vị cay của ớt cao sản. Còn một điều giống nữa: bánh cũng được đặt nóng hổi trong lòng chiếc rỗ khum. Bạn phải tự tay bóc lớp lá bên ngoài để khám phá vị ngon của từng loại bánh.
>>>>>Xem thêm: Trốn lạnh trong ngõ Tạm Thương cùng nem rán
Bánh nậm (Ảnh: chichoe.com)
Thưởng thức bánh và nhớ quê dù cô chủ quán nói giọng miền Nam đặc sệt. Khi tính t.iền, tôi tò mò hỏi: “Bánh do chị làm ư?”. Cô chủ quán cười hiền lành: “Thưa không ạ, chị họ em ở quê làm rồi gửi về Sài Gòn cho em bán.” “Vậy chị cũng gốc Huế à?” “Vâng ạ. Anh cũng Huế à?” Tôi chợt nhớ ra mình không nói giọng Huế, lâu quá rồi chưa nói tiếng quê mình. Tôi cười: “Dạ đúng. Em ở làng Sình. Chị ở mô?”. “Dạ thưa, em ở gần Vĩ Dạ anh tề”, tiếng trả lời ngọt lịm khiến tim tôi ngân lên những giai điệu yêu thương.
Tôi rời quán. Trời đột ngột đổ mưa. Lòng tôi thầm mong cho quán đông khách và khi có dịp, nhất định tôi sẽ quay lại để gặp cô chủ đồng hương, ăn miếng bánh đậm đà hương vị quê nhà.
Doãn
Monngonsaigon.com