Bông điên điển giòn giòn, có vị hơi nhẩn, hậu ngọt khá ngon. Ngoài ra bông điên điển còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần…
Bạn đang đọc: [Chế biến]-Ăn kiêng với bông điên điển
Bánh khọt bông điên điển Nguyên liệu: (4 phần ăn): 300g bột gạo, 2 quả trứng gà, 120ml nước cốt dừa, 2 muỗng bột nghệ, 2 tép hành lá, 50g đậu xanh cà, 150g tôm bạc, 50g bông điên điển, gia vị. Cách làm: Trộn bột gạo, nước cốt dừa, trứng gà, hành lá, bột nghệ, gia vị. Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ. Làm nóng khuôn bánh khọt, thoa dầu hoặc mỡ vào khuôn, múc bột đã trộn vào. Sau đó cho đậu xanh, tôm, bông điên điển lên trên. Ăn kèm nước mắm chua ngọt, rau thơm. Món ăn cung cấp 1.290calo, đạm 68,5mg, béo 51,9mg, đường 136,7mg, canxi 1.299mg, sắt 13mg.
Tôm xào bông điên điển Nguyên liệu: (4 phần ăn): 300g tôm, 300g bông điên điển, 100g hành tây, 50g cần tàu. Cách làm: Tôm hấp chín sơ, lột vỏ, ướp gia vị. Hành tây cắt múi cau. Cần tàu cắt khúc. Xào hành tây, cần tàu, tôm, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho bông điên điển vào xóc đều.Món ăn cung cấp 234calo, đạm 18,7mg, béo 1,1mg, đường 37,3mg, canxi 1.135mg, sắt 3,4mg.
Tìm hiểu thêm: Nhà hàng Probeef khuyến mại đặc biệt nhân dịp 20/10
Lẩu cá linh bông điên điển Nguyên liệu: (4 phần ăn): 500g xương cá chẻm hoặc xương heo. 300g bông điên điển, 300g cá linh, 200g lá me non (lá giang), gia vị. Cách làm: Nấu nước dùng: nấu xương với 700ml nước. Cá linh làm sạch. Lá me hoặc lá giang rửa sạch, vò nhẹ. Cho lá me vào nước dùng, nêm gia vị vừa ăn. Nước dùng sôi, cho cá linh, bông điên điển vào. Món này ăn kèm bún.
Món ăn cung cấp 620calo, đạm 35,4mg, béo 52,5mg, đường 12,47mg, canxi 28mg, sắt 0,7mg.
Theo SGTT
Cá hồng tẩm sấy khô
Cá hồng là một trong những giống cá nước mặn khá quen thuộc với người dân miền biển Việt Nam. Chúng sống vùng gần đáy và gần khu vực nhiều đá, rặng đá ở đáy biển, nhiều nhất là từ Thừa Thiên – Huế đến Phan Thiết.
>>>>>Xem thêm: Cà tím chiên giòn rụm
Ảnh: Thanh Hảo
Đặc biệt, cá hồng ở đầm Ô Loan ngon có tiếng. Ngư dân thường đ.ánh bắt cá hồng bằng lưới, hay câu giăng. Nhiều dân câu miệt Phú Yên còn khẳng định rằng rất dễ câu dính cá hồng ở chân cầu cảng hoặc các vách đá đứng và thường là chỗ nước sâu. Thời điểm câu đẹp nhất vào lúc thuỷ triều thay đổi. Do cá hồng là con cá săn mồi sống nên người ta dùng cá chạch đồng bằng ngón tay hay các loại cá chuối, lóc… nhỏ gần bằng ngón chân cái để làm mồi câu rất nhạy.
Thịt cá hồng tươi là ngon nhất vì giàu dưỡng chất và có thể chế biến thành nhiều món ngon như cá hồng hấp chanh, cá hồng xốt tiêu đen, cá hồng nướng vừng… Gần đây, dân biển miệt Phú Yên – Nha Trang còn nghĩ ra cách chế biến cá hồng tẩm gia vị sấy khô cho vào túi rút chân không như là một món ăn nhanh hoặc để nhâm nhi, dành cho khách du lịch. Miếng khô cá hồng nướng thơm mùi cá, mềm ngọt mang hương vị biển, cũng đỡ tiếc nuối cho ai chưa có dịp thưởng thức món cá hồng nguyên thuỷ.
Theo SGTT