Trong cái lạnh của những ngày cuối năm, chợt thấy nhớ cái vị ngọt, dai, beo béo của thịt vịt hòa lẫn với hương thơm của gừng, mùi tàu, cùng với cái vị hăng của măng khô như đang thấm dần vào vị giác.
Bạn đang đọc: [Chế biến]-Bún măng vịt
Bún măng vịt ăn kèm với vài lát chanh tươi, rau muống chẻ sợi, bắp chuối thái rối và chén mắm gừng pha đặc sẽ là món lý tưởng để cả nhà quây quần bên bàn ăn và thưởng thức.
Nguyên liệu chính là vịt và măng khô. bạn có thể chọn một trong ba loại măng: măng tươi, măng khô thường hay măng khô lưỡi lợn. Mỗi loại măng đều được sơ chế khác nhau trước khi nấu.
Măng tươi
Tùy loại măng, nên chọn măng có độ dài khoảng 30 cm trở lại. Cắt ngang làm hai, chia măng ra làm hai phần gốc và ngọn. Phần ngọn xắt dọc thành lát mỏng, phần gốc, tùy lớn nhỏ để chẻ làm hai hoặc làm bốn rồi cắt ngang thành miếng mỏng. Măng tươi tùy loại có vị đắng ít nhiều, có thể gây cảm giác say nhẹ hoặc ngứa miệng nếu không ngâm và luộc kỹ trước khi nấu.
Pha 2 muỗng cà phê muối với 1 lít nước lạnh, ngâm măng đã cắt lát mỏng trong nước muối chừng hai giờ, vớt ra xả nước cho sạch, rồi luộc khoảng 10 phút sau khi nước sôi, vớt ra một miếng nhấm thử không còn thấy đắng mà có vị ngọt nhẹ thì vớt ra, xả lại nước lạnh, để ráo. Chất lượng măng sẽ quyết định chất lượng món ăn.
Măng khô lưỡi lợn
Ngâm, rửa sạch măng với chút nước ấm, rồi luộc măng trong nồi ngập nước. Khi nước sôi rồi, tắt bếp, đậy nắp nồi, để ngâm măng trong nồi nước nóng từ 8 đến 10 giờ.
Sau khi ngâm măng, rửa xả lại, dùng tay xé thử măng, nếu thấy măng tách thành miếng dễ dàng nhưng phải hơi cứng để khi nấu với thịt là vừa. Măng lưỡi lợn xé miếng cỡ ngón tay sẽ ngon hơn là d.ùng d.ao c.ắt.
Măng khô thường
Chỉ cần luộc qua rồi ngâm trong nước luộc khoảng một giờ là có thể xé nhỏ ra được.
Nguyên liệu:
– Nửa con vịt
– Nửa gói măng khô
– 1 muỗng dầu ăn
– 1 tép tỏi băm
– 3 nhánh hành, thái nhỏ
– 1 ít gừng tươi
– 300g bún tươi sợi nhỏ
– 3 củ hành, cắt nhỏ
– Rau răm, mùi tàu cắt nhỏ
– 1 muỗng hành phi
– Chanh, ớt, nước mắm, tiêu, đường
– Nửa bát mắm gừng
Cách làm:
– Cho nước, vịt, hành và gừng thái mỏng vào nồi lớn, đun sôi trên lửa lớn, vớt bọt. Giảm nhiệt, cho 1 ít muối và đường vào nấu trong 20-25 phút.
– Vớt vịt ra khỏi nồi, làm nguội bằng nước đá. Cắt thịt vịt thành miếng lớn. Lọc nước dùng qua vải rây, trút lại vào nồi đun sôi, nêm thêm nước mắm vừa ăn.
– Ngâm măng vào nước ấm qua một đêm trước cho nở. Xé sợi, luộc 3 lần, để ráo. Đun nóng chảo, cho dầu, tỏi và hành vào phi thơm, cho măng vào xào trong 5 phút. Nêm mắm và tiêu vừa ăn.
– Cho bún vào bát, xếp thịt vịt, măng, hành phi, rau răm, mùi tàu và hành lá lên trên. Rưới nước dùng ngập tô, rắc thêm tiêu. Ăn kèm mắm gừng, chanh tươi xắt múi, ớt và một đĩa rau sống.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Ngôi sao
Vị đắng măng rừng
Khi những món ngon miền xuôi không còn đủ sức để níu chân thực khách cũng là lúc những hương vị đại ngàn lạ và ngon được lên ngôi.
Nhắc đến hương vị đại ngàn, không giống với suy nghĩ của nhiều người chỉ bao gồm thịt thú rừng hay các loài động vật được đồng bào nuôi thả rong. Hương vị đại ngàn còn ẩn chứa ngay trong những món ăn giản đơn nhất là rau rừng, trong đó măng rừng với vị đắng đặc trưng được xem là món ăn cơ bản của người dân vùng cao, và cũng là món ăn làm say lòng biết bao thực khách miền xuôi.
Những đọt măng rừng – Ảnh: 72giothachthucsucben.com
Đồng bào vùng cao có thể ăn măng rừng quanh năm. Mùa măng thì đây là món ăn thường trực trong bữa cơm gia đình. Hết mùa thì có măng khô dự trữ. Thiếu măng, bữa cơm núi rừng như nhạt nhẽo, thiếu đi dư vị của bữa cơm vùng cao. Măng rừng có đến cả chục loại, cách chế biến theo đó cũng được thiên biến vạn hóa. Phổ biến và dân dã nhất nhưng lại là món ăn có hương vị riêng nhất là măng rừng luộc chấm muối ớt. Sau vị đắng lạ lẫm với những ai lần đầu thưởng thức là vị ngọt mát, tê tê cay nồng của ớt thóc nơi miền sơn cước.
Nếu du khách chỉ thích vị đắng nhạt dịu cho biết mùi măng rừng thì người dân bản địa lại thích cái đắng chát chúa tưởng chừng lịm người của những đọt măng đắng nhất. Theo kinh nghiệm của người dân vùng cao Tây Bắc, măng đắng nhất là những đọt mọc giữa hai đợt mưa.
Tìm hiểu thêm: Cách làm đậu phộng chiên cay ngon hơn cả quán nhậu
Đi thu hoạch măng – Ảnh: chudu24.com
Thông thường để chế biến cho khách du lịch măng phải qua giai đoạn khử đắng nhưng người dân vùng cao lại có những cách ăn rất khác biệt. Măng sau khi đào về được ăn sống hoặc bóc vỏ nướng, luộc tùy thích. Vị đắng tưởng chừng không thể đắng hơn những lại là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Với những ai sau đôi ba lần thử vị đắng của măng rừng lại thành ra quen và vấn vương với cảm giác đắng tê tê của măng từ lúc nào không hay. Thú vị nhất của những gắp măng rừng là sau vị đắng lạ lẫm, vị cay suýt soa của ớt rừng lại là cảm giác ngọt giọng rất thú vị nơi đầu lưỡi.
Măng rừng đắng nhưng có sức hấp dẫn với đông đảo thực khách có lẽ còn bởi người dân vùng cao có bí quyết riêng ở gia vị chấm khác lạ. Độc đáo và ấn tượng nhất phải kể đến là chẩm chéo. Gia vị của người Thái này là hỗn hợp của muối, ớt, riềng, hạt tiêu rừng, lá chua chát, lá tỏi , lá mỳ chính… Khi ăn, vị đắng, chát của măng mất dần thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ.
>>>>>Xem thêm: Nhìn tưởng sả hóa ra nó là đặc sản của 1 tỉnh, xào với thịt bò ngon cực
Măng được bán khắp các phiên chợ vùng cao – Ảnh: tintuc.xalo.com
Nếu có thể bỏ lại bao bộn bề của công việc để lên những vùng đất “rừng vàng” nơi địa đầu Tổ Quốc, du khách nhớ đừng bỏ qua cơ hội tận hưởng hương vị đại ngàn mà đặc biệt là vị đắng lạ, ngọt hậu của những đọt măng rừng nhé. Chắc chắn du khách sẽ có ấn tượng khó quên về ẩm thực vùng cao độc đáo những không kém phần tinh tế.
Theo tapchiamthuc