Cánh gà giòn với lớp nước sốt me phủ bên ngoài ăn hơi chua chua, ngọt ngọt và có vị cay nhẹ rất hấp dẫn là món ăn mặn vô cùng đưa cơm mà chắc chắn là cả gia đình bạn sẽ thích lắm đấy!
Bạn đang đọc: [Chế biến]- Cánh gà sốt me – chua ngọt ngon cơm
Nguyên liệu:
3 – 4 cánh gà
1 nhúm me nhỏ (me dùng nấu canh chua)
1 thìa tương ớt
1 thìa cà phê nước mắm
2 thìa cà phê đường
3 thìa cà phê bột năng
1 thìa cà phê muối
Tỏi, tiêu
Dưa leo ăn kèm.
Cách làm:
Cánh gà mua về rửa sạch, nhổ lại một lần cho sạch lông, dùng dao chặt làm đôi.
Trụng sơ cánh gà qua nước sôi rồi đổ ra bát, dùng nĩa châm lên mình cánh gà để ướp gia vị cho nhanh thấm.
Ướp thịt với ít muối, tiêu, đường, trộn đều, bạn nên ướp ít gia vị ở cánh gà. Đậy màng bọc thực phẩm cho kín rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng từ 2 – 3 tiếng.
Vắt me cho ra bát, châm vào tí nước sôi, dùng thìa dầm cho me tan.
Pha 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa tương ớt, trộn đều để đường tan (nếu không ăn cay bạn có thể không dùng tương ớt).
Đổ bột năng ra dĩa, lăn cánh gà qua bột năng để bột bám đều khắp cánh gà.
Làm nóng dầu ăn trong chảo, chiên cánh gà ngập dầu, lửa lớn, thỉnh thoảng trở đều hai mặt để cánh gà vàng đều.
Cánh gà vàng vớt ra rổ để ráo dầu
Đun nóng 2 thìa cà phê dầu ăn trong chảo, phi tỏi thơm.
Tìm hiểu thêm: Cách nấu súp cua để bán kinh doanh giá rẻ, thơm ngon
Nhanh tay đổ nước sốt me đã làm ở bước 2 vào nồi, đun lửa lớn đến khi nước sốt quyện sánh lại thì bạn nêm nếm sốt có vị hơi chua chua, ngọt ngọt là được.
Tiếp theo đổ cánh gà vào, dùng đũa đảo đều đến khi cánh gà bám đều nước sốt me.
Tắt bếp, lấy cánh gà ra dĩa dùng nóng với cơm và dưa leo ăn kèm.
Với món này bạn chỉ cần thêm một món canh hoặc rau luộc đơn giản là có bữa tối ngon mà đủ chất cho cả nhà rồi!
Theo PNO
Điểm mặt các món cuốn ở Sài Gòn
Điểm chung duy nhất của các món này là đều phải “nhờ” đến nước mắm chấm chua ngọt nhé.
Gỏi cuốn
Nhắc đến món cuốn thì ngay lập tức người ta sẽ nghĩ đến gỏi cuốn. Đây là món đại trà nhất của các hàng ăn vặt học sinh vì tính chất dễ làm – dễ ăn và dễ bán vì giá cả cũng như sự tiện lợi của nó. Trung bình một cuốn gỏi có giá dao động từ 2K đến 4K với đầy đủ: rau xanh – bún tươi – thịt nạc và tôm luộc. Để đ.ánh giá một cuốn gỏi ngon, người ta dựa vào rất nhiều thứ, như là: bánh tráng cuốn phải mềm dẻo, không quá mỏng (sẽ bị đổ nhân) mà cũng không quá dầy (cứng vỏ), bánh tươi ngon, rau sạch và xanh, thịt nạc có chút mỡ, tôm phải tươi và lột sạch vỏ ngoài trước khi cho vào cuốn. Nước chấm của gỏi cuốn khá là đa dạng, bạn có thể dùng với tương đen, mắm nêm và cả nước mắm chua ngọt.
Bì cuốn
Bì cuốn là món cuốn thứ 2 trong những món cuốn được nhiều teen quan tâm ở Sài thành. Bì cuốn khác với gỏi cuốn ở chỗ nó không có bún và cũng chẳng có tôm tươi thịt nạc gì sất. Bì cuốn khá “gọn” với rau và bì (da) heo, thêm một ít thịt thái sợi trộn lẫn là ta đã có những cuốn bì ngon tuyệt. Bì cuốn ngon cũng được đ.ánh giá qua vỏ bánh tráng, nhân cuốn: bì thịt vừa ăn, không độn quá nhiều bì, thịt phải là loại thịt ba rọi nửa nạc nửa mỡ, rau bì cuốn chỉ có salad và rau thơm (không dùng giá đỗ). Một cuốn bì có giá nhỉnh hơn gỏi cuốn một chút, trung bình từ 3K đến 6K/ cuốn, tùy hàng – tùy chất lượng.
Chả giò
Chả giò thuộc một “trường phái” rất khác là phải chiên lên sau khi cuốn. Nhân chả giò có nhiều loại, đa số là thịt heo hoặc một số nơi còn sử dụng nhân chính là tôm, cua, cá, rau củ (chay). Thường thì nhân chả giò sẽ được làm trước, người ta trộn một hỗn hợp nhân gồm: nhân chính (thịt heo, thịt cá, tôm nguyên con hoặc cắt nhỏ) và gia vị cùng các loại rau củ đi cùng (công thức tùy quán mà ra). Một cuốn chả giò có thể nhỏ bằng ngón tay cái hoặc có thể to hơn nhiều lần tùy nơi. Và cũng theo đó, giá t.iền được quy định…
Trung bình chả giò có giá từ 3K đến 10K – tùy vào size và chất lượng nhân bên trong của nó.
Bánh cống
Bánh cống là một đặc sản của Sóc Trăng nhưng những năm gần đây cũng phát triển khá mạnh ở Sài Gòn. Bánh có màu sậm sau khi chiên và một mùi thơm cực kỳ cuốn hút. Điểm hấp dẫn nhất của bánh là một con tôm cuộn tròn nằm trên mặt che phủ nhân đậu xanh bên trong . Bánh không quá nhiều nên không quá béo ngậy. Đặc biệt bánh ăn với cải xanh, bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá – tất cả các loại rau đều giúp tôn thêm hương vị cho bánh.
Bánh cống ngày xưa có giá 2K nhưng bây giờ thì đã lên 10K đến14K/ cái. Thường bánh được cắt ra nhiều miếng (4, 6 hoặc 8) rồi cuốn chung với rau, chấm mắm cay cay.
>>>>>Xem thêm: Món thạch găng mát lịm giải nhiệt ngày nắng nóng
Các loại món cuốn ở Sài Gòn.
Theo Bưu Điện Việt Nam