Món cơm nị có màu vàng rất đẹp mắt của bột nghệ, mùi thơm của cà ri, vị đặc trưng của lá tía tô và vị ngọt của tôm mực rất hấp dẫn khiến ai đã từng thưởng thức dù chỉ 1 lần cũng không thể nào quên.
Bạn đang đọc: [Chế biến]- Cơm nị – món ngon của người Chăm
Nguyên liệu:
200g gạo
300g tôm
1 con mực
Lá tía tô
Bột nghệ
3 nụ đinh hương
3 tai hoa hồi
1 miếng quế bằng ngón tay trỏ
1 hũ cà ri dầu
Gia vị
50g bơ mặn
150ml nước cốt dừa.
Cách làm:
Gạo vo sạch và để ráo khoảng 2 tiếng.
Tôm bỏ đầu, lột vỏ, chừa đuôi, chẻ đôi lấy chỉ lưng.
Mực khía nhẹ vài đường chéo song song…
… rồi cắt miếng vừa ăn.
Hành tím băm nhỏ khoảng 2 muỗng café.
Lá tía tô rửa sạch, thái sợi
Cho một ít dầu vào chảo, phi thơm chỗ hành băm rồi đổ mực và tôm vào xào chín.
Sau đó trút ra tô để riêng.
Tìm hiểu thêm: Ngày mưa gió làm cơm trộn thịt bò kiểu Hàn đơn giản, ngon hơn ngoài tiệm
Đun chảy 50g bơ, cho chỗ hành tím còn lại vào đảo đều rồi thêm hoa hồi, đinh hương và quế vào xào chung.
Cho tiếp gạo đã để ráo vào xào cùng.
Rắc 2 muỗng café bột nghệ, 1 muỗng café đường, 1 muỗng café muối, 1 muỗng café hạt nêm, 2 muỗng canh cà ri dầu vào và đảo đều.
Khi thấy các hạt gạo đã được trộn đều gia vị và có màu vàng đều bạn đổ gạo vào nồi, thêm nước và nấu chín như nấu cơm bình thường, chú ý đừng cho quá nhiều nước kẻo nhão cơm sẽ không ngon.
Khi cơm gần chín, bạn cho nước cốt dừa vào.
Đảo cơm thật đều, nấu tiếp đến khi chín,
Khi ăn rắc tía tô lên và ăn kèm với tôm mực xào.
Món cơm nị có màu vàng rất đẹp mắt của bột nghệ, mùi thơm của cà ri, vị đặc trưng của lá tía tô và vị ngọt của tôm mực rất hấp dẫn; đó là lý do vì sao tôm và mực không ướp gì cả mà chỉ xào với hành tím băm.
Cơm nị hay cơm nghệ là một món ăn khá dễ nấu của người Chăm, có nhiều cách nấu cơm nị, bạn hãy cùng thử món cơm nị thơm ngon với nhà mình nhé!
Theo PNO
Dân dã bánh Chăm
Từ thị xã Châu Đốc qua cầu Cồn Tiên là đến khu vực cầu Mương Chà (ấp Hà Bao 2, Đa Phước, An Phú, An Giang), chúng tôi như lạc vào xứ sở “Ngàn lẻ một đêm”. Huyền bí với các cô gái Chăm tha thướt trong chiếc “ao tunic” (áo dài), duyên dáng với chiếc “mượt camay” (nón nữ). Thú vị với các chàng trai Chăm trong trang phục “ao karung” (áo dài nam), quấn “khanh báy” (xà rông), đội “mượt” (nón, hình ống cụt).
Huyện An Phú có đông đúc đồng bào Chăm cư ngụ. Đến đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy thiếu phụ Chăm, choàng khăn “tah co” kín mái tóc và chiếc áo dài trùm kín chân ngồi bán những chiếc bánh màu vàng mỡ gà có hình dáng lạ lùng. Đó là bánh “ha nàm căn”. Để có bánh này, người ta dùng bột mì trộn với hột vịt đ.ánh thật đều tay cùng đường thốt nốt. Bột bánh sẵn sàng, trên bếp lửa cháy đỏ rực là những cái chảo nhôm dày, đường kính khoảng 20 cm. Chảo nóng, phết lớp dầu trước khi chế hỗn hợp bột trên vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Khoảng 5 phút sau, bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm. Chỉ với 2.000 đồng/chiếc, cắn, nhai, nghe vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.
>>>>>Xem thêm: Bữa tối chán cơm, mẹ đảm trổ tài làm ngay mì xào gà “ngon mất lưỡi”
Bánh “ha nàm căn” – Ảnh: Phương Kiều
Cũng với ngần ấy t.iền, có thể thưởng thức bánh “cô ăm”, được làm bằng bột gạo xay nhuyễn trộn với đường thốt nốt, cho vô chảo đã thoa lớp dầu ăn, nướng như nướng bánh “ha nàm căn”. Trong vòng 5 phút, bánh chín, có màu trắng, vị ngọt dịu mà không béo.
Thưởng thức bánh Chăm dân dã để gợi nhớ thời ấu thơ của mình với những chiếc bánh quê của người Kinh ở miền Tây Nam Bộ. Bởi vì “ha nàm căn” là bánh bông lan, “cô ăm” là bánh bò nướng. Bánh Chăm dân dã giống bánh của người Kinh nhưng hình dáng có đôi chút khác biệt, đặc biệt là người Chăm sử dụng đường thốt nốt – một đặc sản nổi tiếng của vùng Thất Sơn, chứ không dùng đường cát trắng.
Phương Kiều
Theo TNO