[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

Một nồi đậu phụ nấu cùng ớt chuông, thịt nạc, nấm hương vừa nhanh gọn mà lại đủ dinh dưỡng cho bữa cơm cả nhà.

Bạn đang đọc: [Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

Nguyên liệu:

– 1 hộp đậu tươi
– 200g thịt nạc vai
– 1 nửa quả ớt chuông đỏ
– 1 nửa quả ớt chuông xanh
– Nấm hương vài cái
– Gừng, hành khô, sa tế
– Gia vị vừa đủ

Cách làm:

– Đậu phụ tươi cắt miếng vuông 2 x 2cm.

– Thịt nạc vai ướp với chút hành khô băm nhỏ, gia vị, để 15 phút cho ngấm.

– Nấm hương ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, thái nhỏ.

– Ớt chuông thái hạt lựu.

– Gừng thái sợi chỉ.

– Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn, cho hành khô băm nhỏ vào, phi thơm.

– Cho thịt nạc vai đã ướp vào, để lửa lớn, đảo nhanh tay cho thịt không ra nước

– Cho nấm hương, ớt chuông, gừng, sa tế vào xào cùng.

– Nêm gia vị vừa ăn.

– Sau cùng cho đậu phụ tươi đã cắt miếng nhỏ vào, xóc đều cho ngấm gia vị.

– Bắc chảo xuống, xúc ra đĩa, bày chút hành hoa. Dùng nóng.

[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

Nguyên liệu.

[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

Các bước chế biến.

Theo NS

Nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa

Người đầu bếp khi chế biến món ăn phải trải qua một quá trình, đó được gọi là “quá trình chế biến. “Nấu” chính là việc cho thêm những loại gia vị cần thiết, sử dụng các cách chế biến thực phẩm khác nhau tạo ra một món ăn ngon. Ý nghĩa của việc làm này, chính là một mặt làm mất đi vị tanh và vị nồng của dầu mỡ. Một mặt khác, là tăng thêm mĩ vị, khiến cho những hương vị riêng lẻ của món ăn kết hợp với nhau một cách hài hoà tạo ra một loại thực phẩm tổng hợp mà ta quen gọi là “món ăn”.

Nét chủ đạo của các món ăn Trung Quốc bao gồm có bốn đặc điểm chính, đó là sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cách bày biện.

[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

Người ta nói đồ ăn Trung Quốc rất cầu kỳ, có lẽ cũng là chính bởi do yêu cầu chặt chẽ của bốn quy định trên. Khi chế biến món ăn, người đầu bếp phải làm sao cho món ăn có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày sao cho thật thu hút và ấn tượng.

Người ta ăn, chủ yếu là thưởng thức hương vị, bởi vậy, có thể nói rằng, hương vị của món ăn là điều quan trọng nhất. Nói thì như vậy, thế nhưng dù hương vị món ăn có ngon tới đâu, nhưng màu sắc không đẹp, hương thơm không có và cách trình bày thiếu mỹ quan, thì món ăn đó không thể được gọi là đạt yêu cầu.

Chính vì có những quy tắc khắt khe trong việc chế biến món ăn như vậy, cho nên, ta có thể nói rằng, việc chế biến món ăn của người Trung Quốc chính là một môn nghệ thuật, chả trách mà mọi người thường gọi những người đầu bếp có kỹ thuật cao tay là “Mỹ thực nghệ thuật gia”, có nghĩa là người đầu bếp tài ba.

Tìm hiểu thêm: Phở chay

[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

Cách chế biến món ăn của người Trung Quốc thì nhiều vô kể, có tới mười mấy cách chế biến như hầm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng….Điểm then chốt trong việc chế biến món ăn là nắm vững được độ lửa, chính là việc chỉnh lửa to, nhỏ sao cho phù hợp, và thời gian nấu là dài hay ngắn. Nắm được nguyên tắc này, cũng có thể coii là một nghệ thuật mà không phải ai cũng biết.

Hương vị món ăn của người Trung Quốc rất nhiều, ngoài những vị chua, cay, mặn, ngọt ra, còn có một số vị thuốc cũng có thể chế biến thành món ăn, ví dụ như hải sâm, thuốc bắc…Tất cả đã được tạo thành lịch sử văn hoá ẩm thực mấy nghìn năm của nhân dân Trung Hoa.

Các món ăn Trung Quốc nhiều và mỗi vùng lại có hương vị riêng, ta khó có thể thống kê ra một con số chính xác được. Ngoài các món ăn được chế biến từ các loại thịt, rau tươi và cá ra, cũng có “sơn hào hải vị”. Người Trung Quốc có một món ăn rất đặc biệt, đó là món “Phật bật tường”. Món ăn này được chế biến từ hơn mười tám loại nguyên liệu khác nhau. Khi chế biến xong, hương thơm ngào ngạt. Người ta bảo, Phật thì không ăn thịt, thế nhưng hương thơm của món ăn này đã là cho Phật cũng không nhịn nổi bèn “bật” qua tường để nếm món ăn. Cách ví von này nhằm nói lên sự tinh xảo của món ăn Trung Hoa.

[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

Trung Quốc có rất nhiều dân tộc khác nhau, cho nên thói quen sinh hoạt cũng như sản vật của các vùng này không giống nhau. Chính bởi thế mà hương vị món ăn của mỗi vùng cũng có sự khác biệt nhất định. Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: người phương Nam thì thích ăn ngọt, khi nấu ăn cho khá nhiều đường. Người phương Bắc lại thích ăn mặn, khi nấu ăn thì không thể thiếu muối. Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam lại thích ăn cay. Người Sơn Đông thích ăn chua, khi nấu ăn thường cho rất nhiều dấm. Bởi vậy, lịch sử Trung Quốc có câu “Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Sơn chua”, chính là chỉ thói quen ăn uống của các vùng này.

Các vùng đất khác nhau thì đương nhiên là hương vị món ăn cũng không giống nhau, dần dần tạo thành danh mục món ăn riêng của mỗi vùng. Trong đó, nổi tiếng nhất là đồ ăn tỉnh Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Giang Tô và Bắc Kinh. Mỗi địa danh trên đều có một hương vị món ăn mang phong vị của quê hương mình. Ví dụ như người Tứ Xuyên thích đồ ăn cay, người Sơn Đông lại thích đồ ăn tươi và ít dầu mỡ. Người Quảng Đông lại thích ăn đồ ăn nhạt. Trình bày đẹp mắt và cầu kỳ nhất có lẽ là đặc trưng của người Giang Tô.Còn người Bắc Kinh lại vô cùng yêu thích những món ăn giòn, có bơ, hương vị thơm được chế biến từ đồa ăn tươi.

Mỗi một món ăn nổi tiếng như vậy, đều phải do đích thân người đầu bếp tài ba chế biến. Ví dụ như người Sơn Đông có món “cá Hoàng Hà chua ngọt”, Món “Đậu phụ bà Ma” hay còn gọi là “Đậu phụ Tứ Xuyên”,canh nhúng cay Tứ Xuyên, Vịt quay Quảng Đông, Canh cá Giang Tô, Vịt quay Bắc Kinh.

[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

Những địa danh được coi là “tiêu điểm ẩm thực” của Trung Quốc này vốn đã có từ lâu rồi, nhưng ngày nay, Trung Quốc còn có thêm bốn địa danh nữa cũng rất nổi tiếng, đó là Phúc Kiến, Triết Giang, An Huy và cuối cùng là Hồ Nam.

Ngày nay, ở các thành phố lớn của Trung Quốc, chúng ta đều có thể thưởng thức những món ăn trên. Nhưng ở phương Bắc, có một số món ăn mà ta phải tới tận vùng đất đó mới có thể thưởng thức được. Ví dụ như ở phương Bắc, ta rất khó có thể ăn món “Long hổ đấu”, muốn ăn, ta phải tới tận Quảng Đông. Bởi vì, nguyên liệu để chế biến “Long hổ đấu” chính là thịt rắn và thịt gấu, mà loại thực phẩm này thì ngươi phía Đông và người phía Bắc không dám ăn.

[Chế biến]- Đậu phụ Tứ Xuyên ngon miệng, đủ chất

>>>>>Xem thêm: Tự làm lạc bọc đường giòn tan nhâm nhi lúc rảnh rỗi

Có tìm hiểu mới thấy, văn hoá ẩm thực của Trung Quốc thật đáng ngưỡng mộ. Những món ăn này, dường như vượt cả không gian để đem nền văn hoá ẩm thực của quê hương mình tới các vùng đất trên thế giới.

Theo Tạp chí món ngon

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *