[Chế biến]-Măng khô hầm xương

Lâu nhất là công đoạn ngâm và luộc măng nhiều lần nhưng bù lại bạn sẽ có món canh ngon cho mâm cỗ hoặc bữa cơm gia đình.

Bạn đang đọc: [Chế biến]-Măng khô hầm xương

[Chế biến]-Măng khô hầm xương

Nguyên liệu:

– 200g măng khô, hoặc măng lưỡi lợn
– 400g xương lợn có lẫn xương và thịt, có thể dùng sườn non
– Nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu
– Hành lá và rau mùi thái nhỏ
– Hành hương.

Cách làm:

– Măng khô cắt bớt đoạn già, xé măng thành từng sợi vừa ăn. Ngâm măng trong nước lạnh khoảng hơn một ngày. Thỉnh thoảng thay nước ngâm măng nhiều lần, để măng ra bớt vị chua và có nước trong.

– Đun nồi nước sôi, thả măng vào luộc qua. Đổ măng lên rổ cho ráo nước.

– Xương lợn luộc sơ qua, đổ bỏ nước luộc xương.

– Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành thơm, đổ măng vào xào, thêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ muối, nửa thìa hạt nêm, tí hạt tiêu. Đun tầm 5 phút.

– Sau đó thêm xương lợn, đổ nước lạnh ngập mặt xương và măng.

– Đun sôi đến khi măng và thịt mềm, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.

– Tắt bếp, rắc hành lá, rau mùi đã thái nhỏ. Múc ra bát dùng nóng với cơm.

[Chế biến]-Măng khô hầm xương

Măng xé sợi, ngâm hơn 1 ngày cho bớt chua.

[Chế biến]-Măng khô hầm xương

Luộc qua xương rồi đổ nước luộc đầu đi.

Tìm hiểu thêm: Gia vị – nét đặc sắc trong ẩm thực của đất Thái

[Chế biến]-Măng khô hầm xương

Hầm xương và măng.

[Chế biến]-Măng khô hầm xương

Canh chín cho hành lá, rau mùi vào, tắt bếp.

Cún Khang

Theo ngôi sao

Món ngon từ măng tre gai

Năm nay mùa mưa bão về sớm. Chợ vắng bóng cá tươi. Mất điện, nhiều loại thực phẩm thường dùng cũng theo đó mà thưa thớt. Nhưng đừng quá lo lắng, buổi chợ ngày bão chỉ cần mua miếng thịt ba rọi; trong bếp nhà vẫn còn gói măng khô được cất kỹ từ năm trước đến giờ.

[Chế biến]-Măng khô hầm xương

>>>>>Xem thêm: 4 công thức bánh ăn sáng cực ngon mà không ngán


Măng tre tươi – Ảnh: Đăng Khôi

Nồi măng kho ba rọi có mặt trong hầu hết các mâm cơm của người quê tôi vào những dịp tết Nguyên đán. Ở miền Đông Nam bộ, măng tre gai được nhiều gia đình phơi khô cất trữ quanh năm, lỡ như bất chợt thèm măng mà không đúng dịp tết thì vẫn có thể kho được một nồi. Tất nhiên nồi này nho nhỏ thôi, chủ yếu giải quyết cơn thèm bất chợt, đợi đến ngày xuân sẽ làm hẳn một nồi mừng năm mới.

Thường niên độ khoảng tháng tư âm lịch trở đi, khi nắng vàng bớt gắt nhường chỗ cho vài cơn mưa báo hiệu vụ mùa, người ta hay đón sẵn dọc đường để chờ tiếng xe đạp cọc cạch của những phụ nữ về từ phía rẫy. Đó là người nội trợ trong gia đình có chồng hoặc con trai tạm gác việc đồng áng để theo nghề thời vụ: bẻ măng.

Vào những sớm tinh sương, giỏ măng mới luộc còn nóng ấm nằm chễm chệ trên yên sau xe đạp, ấy là giỏ măng được người mua hồ hởi săn đón nhất. Hai ba người cùng nhau nhấc giỏ xuống, đem cân, rôm rả bán mua trong tiếng nói cười. Khi người bán cất t.iền, thong thả xuôi về chợ, ấy là lúc người mua đem dao rổ ngồi tỉ mỉ cắt gọt, tranh thủ làm cho xong để phơi măng kịp lúc nắng lên.

Măng tre gai cắt bỏ những xơ cứng, ước lượng độ giãn nở của miếng măng sau khi kho mà tước miếng măng trước khi phơi. Tùy mỗi gia đình có người già trẻ khác nhau, hàm răng “mạnh” hay “yếu” mà quyết định tước măng sợi to hay nhỏ. Nhưng thường thì chỉ nên tước sợi vừa, bởi quá to khi kho lâu thấm, còn quá nhỏ hâm đi hâm lại nhiều ngày miếng măng bị nát mất ngon.

Tranh thủ những ngày nắng trong, nên phơi miếng măng cho thật khô giòn. Sau đó gói trong bao cất kỹ. Theo kinh nghiệm của bà tôi thì cất hai ba năm ăn vẫn ngon, khi lấy ra kho miếng măng vẫn vàng ươm như mới tắm nắng tức thì. Kho một nồi ăn dần trong mùa mưa bão thì phù hợp. Đem măng đi ngâm nước lạnh vài giờ, sau đó cực nhất là khâu luộc. Nhóm bếp củi, cứ luộc sôi rồi xả lại nước lạnh, làm như vậy khoảng ba bốn lần. Luộc kỹ măng sẽ “nhả” hết độc, cả những tạp chất bám vào khi gọt, phơi.

Thịt ba rọi mua từ buổi chợ sớm đem về rửa sạch, ướp hành tỏi, bắc lên bếp đảo đều tay. Cho nước lạnh vào kho rệu, nêm nếm. Sau đó mới trút rổ măng đã luộc, vắt ráo nước vào, chụm lửa liu riu chờ măng thấm. Cần nhớ lúc đầu nêm lạt, bởi vì nồi măng kho để dành ăn lâu, hâm đi hâm lại nước cạn sẽ mặn dần.

Mùa này vườn điều xác xơ trong bão, thay vì chờ khi điều chín, cả nhà phải xúm xít lượm dọn trái non. Rồi thì thu nhặt ngói rơi, sửa mái nhà dột, chằng chống những loại cây ăn trái sau bão còn cứu được. Nhiều gia đình dồn sức cứu lúa, hoặc chuẩn bị vụ gieo trồng mới. Vậy nên mỗi trưa hoặc buổi chiều về, đỏ bếp nấu nồi cơm, dọn kèm với ít măng kho là đã no lòng, ngon giấc…

Theo TNO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *