Điểm khác của phở trộn so với phở xào là không bị nhiều dầu mỡ và vẫn giữ được độ dẻo, dai của bánh phở!
Bạn đang đọc: [Chế biến]-Phở trộn xốt me chua
Nguyên liệu:
– 1kg phở
– 500gr thịt bò
– 300gr giá đỗ
– Me khô
– Rau kinh giới, tỏi
– Bơ, dầu ăn
Cách làm:
Trước tiên, các bạn ngâm 2 thìa me khô với 1 bát nước ấm.
Ướp thịt bò với một chút muối và dầu ăn.
Tiếp theo là xé tơi sợi phở ra nhé!
Luộc giá. Các bạn nên cho giá vào từ khi nước còn lạnh và khi nước vừa sôi một cái thì tắt bếp luôn.
Giờ thì lọc lấy nước me!
Phi thơm tỏi với 1 thìa bơ nhỏ rồi đổ nước me đã lọc vào.
Tìm hiểu thêm: Học cách làm món ăn vặt cho cả gia đình thưởng thức lúc xế chiều
Các bạn chú ý: nêm thêm muối và đường cho vừa ăn nhé! Nếu muốn sợi phở sau khi trộn được bóng đẹp thì các bạn nên hòa một chút bột ngô vào để tạo độ sánh cho nước xốt.
Khi nước xốt sôi được khoảng 1″ thì tắt bếp và cho nhanh bánh phở vào trộn đều.
Sau đó, các bạn xào chín thịt bò nhé!
Cho một ít giá luộc vào bát.
Rồi cho tiếp phở đã trộn, rau kinh giới, thịt bò xào lên trên là xong!
Sẽ ngon hơn nếu có thêm một chút lạc rang đấy các bạn ạ!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo PLXH
Chả tôm Thanh Hóa
Ẩm thực Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng với món nem chua thơm giòn mà còn được biết đến với rất nhiều món ăn dân dã mà ngon miệng.
Trong số những đặc sản của xứ Thanh, có một món ăn chưa được nhiều người biết đến. Đó là món chả tôm.
>>>>>Xem thêm: Cách làm món rau muống xào chao vừa ngon vừa lạ !
Các quán chả tôm ở thành phố Thanh Hóa mở cửa từ đầu giờ chiều nhưng hàng nào cũng đông khách, đến chừng 6 giờ đã hết. Hôm nào muộn cũng chỉ chừng 7 giờ. Chả tôm được làm rất công phu và đòi hỏi người làm phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận. Gọi là chả tôm vì nguyên liệu chủ yếu để làm chả là tôm. Tôm được chọn làm chả phải là tôm bột, phải tươi, đem rửa sạch hoặc đem đồ lên bóc hết phần vỏ cứng. Khi tôm đã ráo nước đem băm thật nhỏ mịn rồi phi hành mỡ xào cho dậy mùi.
Món chả tôm không thể thiếu gia vị đi kèm. Gia vị của chả tôm cũng cần đúng độ, mỗi gia vị làm nên hương vị riêng. Gấc để làm tăng độ ngọt đậm đà và tạo hương vị cùng tôm còn tạo nên màu sắc hấp dẫn của chả. Hạt tiêu làm tăng vị thơm, cay, nóng. Mì chính vừa để làm mềm, vừa tăng độ ngọt cho chả. Tất cả các nguyên liệu trộn lẫn cho vào cối giã nhuyễn cho hòa vào nhau tạo thành một thứ bột dẻo và có màu đỏ tươi thật bắt mắt. Bột tôm sau đó được gói bên ngoài bằng bánh phở. Bánh phở được chọn là loại dày và dai vừa phải.
Bánh phở được gấp mép một cách khéo léo, chiều ngang chừng 4cm, bột tôm được trải đều ở trên bánh rồi cuộn lại như cách cuốn chả thông thường. Cứ như vậy, lúc nào có khách, người bán chả mới đem ra nướng.
Khâu nướng cũng công phu không kém. Than để nướng chả phải là than hoa, tốt nhất là than sa mộc, tránh chọn than lim dễ độc và phải quạt than trong cái ang bằng đất nung.
Chả tôm thường được ăn kèm với rau sống và bún. Rau ghém ăn với chả phải chọn thứ rau hòa hợp với chả và khẩu vị khách sành ăn. Rau ăn với chả là rau diếp, xà lách, khế, hành, tía tô, rau húng dổi, húng quế, mùi tàu, rau ngổ.
Công đoạn cuối cùng trong cách làm chả tôm là pha nước chấm. Nước chấm được hòa chế một cách tài tình đặc biệt. Món chả tôm trở nên độc đáo một phần chính là nhờ nước chấm này. Đó là sự hài hòa giữa vị ngọt, vị chua, vị cay và vị mặn. Phải pha sao cho nước mắm không mặn, giấm bỗng vừa tầm. Dấm được ngâm bằng quả dứa nên có vị chua dịu và thơm. Nước chấm cũng không thể thiếu đường, tỏi, ớt tươi, chanh và gừng. Ăn cùng chả tôm còn có dưa góp mà chủ yếu là đu đủ, xoài giòn và quả sung.
Món chả tôm thành phẩm phải có màu vàng ruộm, vị thơm béo hấp dẫn, độ nóng giòn vừa phải. Trong một buổi chiều thu se se lạnh thưởng thức chả tôm thì không còn gì bằng. Các bạn đừng bỏ qua món ăn ngọn miệng này nếu có dịp đến xứ Thanh nhé.
Theo mực tím