[Chế biến]- Rét buốt, khéo tay làm món kho

Món kho sẽ làm bữa cơm gia đình thêm ấm cúng và hấp dẫn hơn.

Bạn đang đọc: [Chế biến]- Rét buốt, khéo tay làm món kho

Măng le kho đậu phụ

Nguyên liệu:

2 bìa đậu phụ chiên
300g măng le
1 thìa cà phê boa-rô băm
2 thìa súp dầu ăn
2 thìa súp nước tương
2 thìa cà phê đường
2 thìa cà phê hạt nêm nấm

[Chế biến]- Rét buốt, khéo tay làm món kho

Cách làm:

Đậu phụ xắt quân cờ.

Măng le xắt miếng vừa ăn, luộc kĩ 2 lần, vớt ra xả nước cho nguội, để ráo.

Cho dầu ăn và đường vào nồi, bắc lên bếp làm tan đường và chờ đường chuyển sang màu nâu cánh gián, cho ít nước vào rồi cho nước tương, đường và hạt nêm nấm vào khuấy đều cho tan hết.

Cho măng và đậu phụ vào đảo đều, đậy vung, kho nhỏ lửa cho thấm. Khi măng và đậu phụ đã thấm, cho boa-rô băm vào đảo đều cho thơm, tắt bếp.

Dọn dùng với cơm nóng.

Mách nhỏ:

Măng nhiều chất xơ nhưng cũng nhiều axit cyanhydric. Nên luộc kĩ để loại bỏ chất độc này trong măng.

Gà kho lá chanh

Món này không phải mới lạ nhưng đối với bữa cơm gia đình thì món kho sẽ rất tuyệt nếu ăn cùng với cơm nóng hổi đấy!

[Chế biến]- Rét buốt, khéo tay làm món kho

Nguyên liệu:

500g thịt gà
10g lá chanh
1 thìa cà phê hành tím băm
1 thìa cà phê tỏi băm
1 thìa cà phê bột ngọt
2 thìa cà phê hạt nêm
2 thìa súp mật ong
3 thìa súp nước mắm
Dầu ăn

Cách làm:

Thịt gà rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn, ướp với mật ong, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, hành tím, để 20 phút cho thấm.

Bắc chảo, phi thơm tỏi, cho thịt gà vào đảo đều cho gà săn lại, trút một chén nước sôi vào, nêm lại gia vị, hạ lửa nhỏ kho đến khi gà chín, nước rút gần cạn là được.

Lá chanh xắt sợi cho vào nồi, trộn đều, tắt lửa.

Mách nhỏ:

Kho thịt gà ta sẽ dai ngon hơn. Lá chanh dễ bị đắng nên không nấu quá lâu. Chỉ ướp thịt với hành, không ướp tỏi có mùi không ngon.

Khổ qua nhồi kho

Khổ qua nhồi kho là món ăn chay giúp làm mát cơ thể, hương vị nồng nàn của khổ qua sẽ làm tan biến đi cơn mệt mỏi của bạn.

Nguyên liệu:

2 bìa đậu phụ non
2 quả khổ qua
1 lọn bún tàu
4 tai nấm mèo
1 thìa súp boa-rô băm
2 thìa súp nước tương
2 thìa cà phê hạt nêm nấm
2 thìa cà phê đường
1/2 thìa cà phê muối
Dầu để chiên

Tìm hiểu thêm: Ăn thoải mái mà không tăng cân: Học Food Blogger nổi tiếng cách làm hoành thánh cực ngon này!

[Chế biến]- Rét buốt, khéo tay làm món kho

Cách làm:

Đậu phụ non tán nhuyễn. Khổ qua rửa sạch, cắt khúc, nạo bỏ ruột.

Bún tàu ngâm nở, cắt khúc. Nấm mèo ngâm nở, cắt bỏ chân, vò sạch, xắt sợi.

Trộn đều đậu phụ non với boa-rô, bún tàu, nấm mèo. Nêm với 1 thìa cà phê hạt nêm nấm. Nhồi hỗn hợp này vào khổ qua.

Bắc chảo dầu nóng, thả khổ qua vào chiên nhanh cho rám mặt, vớt ra.

Cho khổ qua vào nồi, nêm nước tương, đường, muối và phần hạt nêm còn lại, kho đến khi nước kho sệt lại, khổ qua mềm và thấm gia vị là được. Dọn dùng trong bữa cơm.

Mách nhỏ:

Khổ qua không cần chiên quá kĩ sẽ bị teo và dai. Chỉ nên chiên sơ để khổ qua và nhân rám mặt, khi kho nhân không bị rơi ra ngoài.

Sườn heo kho dừa

Vị thơm ngậy của nước dừa kết hợp với những miếng sườn non sẽ tạo ra một đĩa sườn kho nước dừa đậm đà, ngọt mềm cho bữa cơm của gia đình bạn. Hãy cùng làm món ăn hấp dẫn này nhé!

Nguyên liệu:

500g sườn heo
1 quả dừa khô
10g hành lá
10g ngò
1/2 thìa cà phê hành tím băm
1/2 thìa cà phê tỏi băm
1/2 thìa cà phê ớt băm
1 thìa cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê đường
2 thìa súp nước mắm

[Chế biến]- Rét buốt, khéo tay làm món kho

Cách làm:

Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp với tỏi, hành, ớt băm, nước mắm, đường, hạt nêm khoảng 10 phút.

Dừa khô đ.ập lấy nước để riêng. Tách lấy cùi dừa, xắt miếng dọc vừa ăn.

Hành ngò rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.

Cho sườn heo vào nồi, để lửa lớn đảo nhanh tay cho săn thịt rồi châm nước dừa vào ngập, nấu sôi, hạ nhỏ lửa, ninh đến khi nước dừa còn xăm xắp thì cho cùi dừa vào nấu cho dừa thấm gia vị.

Nêm nếm lại vừa ăn, nấu đến khi nước cạn sệt, tắt bếp.

Cho món ăn ra đĩa, rắc hành lá và ngò rí lên, dùng với cơm nóng.

Mách nhỏ:

Cùi dừa không cho vào cùng với thịt sẽ bị mặn quá. Nên cho dừa vào sau, canh đến độ chín vừa ăn, vừa thấm, dừa sẽ có độ béo và ngon hơn.

Theo BĐVN

Bữa cơm gia đình ngày Tết

Với mỗi gia đình Việt, bữa cơm tối thường là thời điểm tất cả mọi thành viên được ngồi lại sau một ngày làm việc. Chính vì thế, bữa tối mang nhiều ý nghĩa về mặt gắn kết tình cảm và trách nhiệm gia đình.

Không khí Tết sẽ đến cùng những bữa cơm như vậy.

Gia đình anh Hoàng ở quận Tân Bình sống xa người thân từ nhiều năm nay. Anh chị và các cháu thường ăn tết xa nhà và chỉ có dịp hè là ra thăm ông bà.

Tuy nhiên năm nay, anh phải đi công tác đúng dịp giáp tết. “Đã lâu lắm tôi mới được ngồi ăn cơm tối bên bố mẹ và gia đình người anh trai. Dù bữa cơm cũng bình thường như mọi ngày, nhưng tôi thấy xúc động vô cùng. Những câu chuyện ngày tết, một mâm cơm đông người với nhiều thế hệ khiến tôi giật mình nhận ra hình như tụi trẻ nhà mình thiệt thòi quá”.

[Chế biến]- Rét buốt, khéo tay làm món kho

>>>>>Xem thêm: Cách nấu súp thịt bò khoai tây cho bé ngon và bổ dưỡng nhất

Trở về sau chuyến công tác, anh đặt ngay vé máy bay cho vợ cùng hai chú nhóc kháu khỉnh kịp ra đón Tết cùng cả nhà. “Tết không phải chỉ là phố phường tấp nập, quần áo mới hay món t.iền thưởng cuối năm. Với tôi, tết chính là bữa cơm tối cùng gia đình sum họp đông đủ để thấy người già còn mạnh khoẻ và con cái đang lớn lên từng ngày”, anh Hoàng giải thích.

Tưởng chừng việc tạo nên không khí gia đình vui vẻ trong mấy ngày tết không hề khó, bởi tết đã là vui rồi. Nhưng điều quan trọng nhất để có được không khí đó chính là sự đoàn tụ. Dù cho ngôi nhà của bạn có sạch sẽ, đẹp đẽ đến đâu mà bữa cơm tối chỉ có vài người thì không khí vui vẻ cũng chẳng thể nào có được.

Gia đình chị Hương ở quận 5 sống cùng bố mẹ. Anh chị đi làm cả ngày nên gia đình chỉ đông đủ trong bữa cơm tối. “Nhiều lúc cũng muốn ra tiệm ăn cho đỡ phải làm, nhưng càng gần tết đúng là càng muốn về nhà ăn cơm cùng ông bà và tụi nhỏ”, chị Hương tâm sự.

Càng gần tết, những bữa cơm gia đình lại ấm hơn bởi đề tài xuân. Từ giá cả hàng hoá cho đến những dự định cho mấy ngày tết, tất cả đều có một không khí riêng đặc biệt ấm áp. “Những mệt mỏi công việc tan biến ngay khi cùng cả nhà bàn bạc chuẩn bị tết. Những bữa cơm như vậy không cần gì nhiều mà vẫn thấy đầy đủ”, một độc giả chia sẻ.

Những ngày tết là thời điểm vui nhất của t.rẻ e.m. Các em vừa được nghỉ ngơi và vui chơi thoải mái, vừa được bố mẹ, ông bà mừng t.uổi, được mặc quần áo đẹp. Nhưng bố mẹ cũng nên giúp con cái mình dần dần hiểu được giá trị của ngày tết không phải chỉ là vật chất mà quan trọng hơn là giá trị tinh thần.

“Vợ chồng tôi đưa các cháu về quê vào rằm tháng chạp. Cảnh quê thì nghèo, lại thêm mưa phùn gió rét khiến lũ trẻ không vui vẻ gì. Cho tới khi ngồi vào mâm cơm cùng ông bà, ấm áp và đầy đặn thì chúng mới thực sự hiểu được giá trị của những gì mình đang có”, anh Lê Thắng, một kiến trúc sư đang sống tại Hà Nội kể.

Vợ chồng anh rất vui khi sau những lần về quê, các con anh đã có trách nhiệm hơn rất nhiều với gia đình và biết quan tâm hơn tới những người thân trong gia đình.

Cụ Dư năm nay 80 t.uổi, sinh ra trong một gia đình ở Hà Nội, kể: “Hồi đó gia đình không khá giả gì vì chỉ là buôn bán nhỏ thôi. Nhưng tôi vẫn nhớ các cụ luôn dạy rằng dù có đi đâu thì đến bữa cơm chiều 30 tết cũng phải về thắp một nén hương cho ông bà tổ tiên. Cha tôi đã dạy rằng đó không phải về cho đủ mặt, mà điều quan trọng là trách nhiệm với gia đình, sự gắn kết giữa từng thành viên và các thế hệ sẽ bền chặt hơn”.

Cụ Dư kể rằng chính vì những bài học của người cha mà với cụ, cái tết buồn nhất của cả gia đình chính là năm mà bữa cơm bị trống một chỗ do người anh trai cụ hy sinh trong chiến tranh.

Một năm vất vả mưu sinh sẽ khiến nhiều bữa cơm gia đình trở nên tạm bợ và thoáng qua. Nhưng sẽ không thể có được cái tết thực sự và bầu không khí ấm cúng gia đình nếu những bữa cơm cuối năm cũng bị coi nhẹ.

Theo SGTT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *