[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

Món ăn đơn giản, tốn ít thời gian thực hiện và nguyên liệu cũng dễ kiếm nhưng lại khiến cho bữa cơm gia đình thêm phần đậm đà, hấp dẫn.

Bạn đang đọc: [Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

Nguyên liệu:

– 20 con tôm to
– 3-4 lá chanh to
– 2 củ sả
– 1 nhánh gừng
– Tiêu, mì chính (hoặc hạt nêm), nước mắm.

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

Cách làm:

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

Tôm rửa sạch, cắt bớt râu và chân. Cho tôm vào nồi, ướp với chút tiêu và nước mắm. Cho thật ít nước mắm để lấy mùi thơm thôi nhé, vì tôm là hải sản vốn dĩ đã mặn rồi.

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

Trong lúc ướp tôm bạn rửa sạch sả, gừng, lá chanh. Sả thái lát, lá chanh và gừng thái chỉ.

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

Cho tất cả sả, gừng, lá chanh vào cùng tôm, xóc đều nồi cho tôm và gia vị trộn lẫn.

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ
Cho 5 thìa súp nước lọc vào nồi, đun tôm với lửa nhỏ, đậy nắp cho tôm chín bằng hơi và ra nước. Khi tôm chín thì nêm nếm thêm với chút mì chính hoặc hạt nêm. Nước hấp tôm chảy ra rưới với cơm ăn cũng sẽ rất ngon, ngọt.

Tìm hiểu thêm: Ba loại quả nhất định bạn phải bổ sung cho bé vào mùa hè này

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

Món tôm hấp vốn chẳng có gì xa lạ với nhiều người; tôm hấp bia, tôm hấp nước dừa, tôm hấp muối… là những món vô cùng phổ biến mà bạn vẫn biết.

Theo NS

10 truyền thuyết đáng đọc về cocktail

Loài người sẽ không bao giờ thống nhất được với nhau rằng câu chuyện nào là nguồn gốc đầu tiên của cái tên cocktail (đuôi gà) có lẽ bởi mỗi khi nghe kể xong, và đã ngà ngà, thì chẳng còn ai nhớ nổi nữa. Cách tốt nhất là… lại lắng nghe tất cả, chọn lấy một chuyện để mà tin, rồi nếu có thể, hãy kể lại nó cho người khác, với một chút thay đổi!

1. Betsy là một cô gái phục vụ tại một quán rượu ở New York thời cách mạng Mỹ. Món đồ uống nổi danh của cô, tên là Betsy’s Bracers, đã chinh phục cả lính Mỹ ăn trộm con gà trống của người Anh và kéo nhau vào quán của Betsy để mở tiệc. Trong đám tiệc, người ta lôi lông con gà tội nghiệp ra, cắm vào ly Bracers rồi gào lên bằng tiếng Pháp: Vive le cocktail (cocktail muôn năm). Từ đó, cocktail có một cái tên.

2. Cũng ở New York, trong một quán bar khác, có cô con gái ông chủ tên là Peggy. Một ngày chàng thủy thủ người yêu cô trở về, mang theo chú gà trống tên Lightning, và ngỏ lời cầu hôn cô. Trong kỳ trăng mật, Peggy đã pha một loại đồ uống đặc biệt, rồi cài một chiếc lông đuôi của chú gà vào ly và nói với chồng: “Lightning đã đặt tên cho thứ đồ uống này. Xin mời dùng nó, chồng yêu, để mừng chàng đã thuyết phục được cha em, và đây cũng là bằng chứng cho tương lai hạnh phúc của chúng mình”. Từ đó về sau, quán rượu nhà Peggy dùng luôn hình ảnh chiếc lông đuôi gà trống làm logo của quán để biểu trưng cho sự may mắn.

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

3. Có một loại đồ uống mang tên “cock’s ale” (bia gà trống) được phục vụ trong các trận đấu gà ở Mỹ. Nó được làm từ… thịt gà luộc sơ, nho khô, bột nhục đậu khấu và đường nâu. Tất cả để lên men trong khoảng chín ngày. Thứ đồ uống có vẻ khó nuốt này cũng từng được coi là ông tổ của cocktail.

4. Dưới thời Mỹ còn là thuộc địa, người ta hay gọi vòi thùng rượu là cock (con gà trống). Khi thùng cạn tới đáy, người ta gọi nó là cocktail (đuôi gà). Có lần, khi được phục vụ món đồ uống chán ngắt ở đáy thùng này, một bợm nhậu ở bang Virginia đã thốt lên: “Từ nay về sau, tôi sẽ chỉ uống loại cocktail do chính tay tôi pha”. Thế là thế giới đồ uống có thêm một cái tên mới.

5. Đầu thế kỷ 19, trong cố gắng tìm kiếm hòa bình ở miền Nam nước Mỹ, một viên tướng Mỹ đến gặp vua Mexico để cùng nhau uống ly rượu hòa giải. Một cô gái vào dâng một chiếc cốc nạm ngọc, trong đựng thứ rượu lạ do chính tay cô pha chế. Không ai muốn uống ly rượu đó trước. Trước sự đa nghi của hai bên, cô gái trẻ đã cạn ly rượu để chứng minh thiện chí của mình. Khi biết rằng cô gái đó là Coctel, con gái yêu của vua Mexico, viên tướng Mỹ tuyên bố “Coctel cần được vinh danh trên đất nước tôi và khắp thế giới. Tên cô ấy sẽ không bao giờ được quên”. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, Coctel được đọc trại ra thành cocktail!

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

6. Khi Antonie Amedee Peychaud, cha đẻ của loại bia đắng nổi tiếng Peychaud, từ Pháp sang New Orleans – Mỹ, lập nghiệp, ông mở một hiệu thuốc trên phố Royal. Bạn bè ông thường đến đây tụ tập và nếm thử những loại đồ uống do Peychaud pha chế. Họ uống những thứ đó bằng chiếc chén nhỏ hình trứng mà tên tiếng Pháp là Conquetier. Cách phát âm sai lệch của Cockquetier đã trở thành tên gọi cocktail.

7. Vài câu chuyện khác lại cho rằng cái tên cocktail bắt nguồn từ xứ sở sương mù, liên quan đến chuyện về những con ngựa đua tốt, nhưng không thuần chủng. Ở Anh, những con ngựa này sẽ bị cắt bớt lông đuôi để dễ phân biệt, gọi là “đuôi gà trống”. Bác sĩ Johnson thường pha cho anh bạn Boswell của mình một ly gồm rượu vang và một chút gin. Ông gọi đó là cocktail với nghĩa “không thuần khiết” nhưng “rất tốt”. Và rồi chẳng riêng gì bạn bác sĩ mà nhiều người đều thừa nhận cocktail rất tốt.

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

8. Trong các cuộc đua thuyền ở Mississippi, mọi người thường vừa xem đám đàn ông tỷ thí với nhau vừa uống rượu bằng một loại ly trông giống phần ức (ngực) của con gà, trong có cắm một que khuấy hình lông đuôi của chúng. Ai thắng cuộc sẽ được gài chiếc lông gà đỏ lên mũ và được gọi là Cock of the Walk (Tạm dịch là “Kẻ dẫn đầu”). Tên cocktail ra đời từ đó.

9. Bác sĩ Claudius ở thành Rome thường pha một loại đồ uống gồm vang, nước chanh và thảo mộc khô. Ông ta gọi nó là Cockwine. Khi được uống thứ này, hoàng đế Lucius Aurelius (180-192) – một người nổi tiếng sành ăn uống – coi nó là một thứ khai vị trang nhã. Cũng nhờ Cockwine mà có cocktail!

[Chế biến]- Tôm hấp lá sả làm nhanh không ngờ

>>>>>Xem thêm: Những món ngon “lạc điệu” trên 2 phố trà chanh

10. Tại một quán bar ở gần bến cảng của Mỹ, chủ quán có một chiếc bình lớn hình con gà trống chuyên để chứa rượu khách uống thừa. Những khách nghèo có thể uống rượu “sái” từ đuôi con gà này với giá rất rẻ. Một ngày nọ, chất lượng rượu trong bình đột nhiên ngon lên rõ rệt sau khi một đoàn thủy thủ Anh đi khỏi. Số là đám thủy thủ đã vô tình để thừa nhiều rum, gin và brandy. Cocktail từ đấy được tôn vinh.

Theo BĐVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *