[Chế biến]- Trổ tài pha chế với trái Acerola

Acerola chỉ mọc ở rừng Amazon, Nam Mỹ. Trái Acerola chín có màu đỏ cam với thành phần dinh dưỡng rất cao. Sau đây là một số món uống ngon miệng từ loại trái này.

Bạn đang đọc: [Chế biến]- Trổ tài pha chế với trái Acerola

[Chế biến]- Trổ tài pha chế với trái Acerola

Trái Acerola – Ảnh: Shutterstock

Acerola đá: 4 gr Acerola, 3 muỗng đường, 50 ml nước. Cho hỗn hợp và đá viên vào đồ lắc, lắc đều.

Acerola nóng: 4 gr Acerola, 3 muỗng đường, 100 ml nước sôi, khuấy đều. Có thể thêm xí muội, cam thảo, tắc muối, chanh muối…

Acerola kem: 4 gr Acerola, 2 muỗng đường, 30 ml nước. Cho hỗn hợp và đá viên vào đồ lắc, lắc đều. Múc 1 viên kem vào ly, chế hỗn hợp lên trên.

Acerola trái cây: 4 gr Acerola, 3 muỗng đường, 30 ml nước, trái cây, đá viên. Cho hỗn hợp vào cối xay, xay nhuyễn.

Acerola cam: 4 gr Acerola, 4 muỗng đường, 30 ml nước cam, 20 ml nước. Cho hỗn hợp cùng với vỏ trái cây xắt sợi, đá viên vào đồ lắc, lắc đều.

Cocktail Acerola: 4 gr Acerola, 3 muỗng đường, 30 ml nước. Cho hỗn hợp và đá viên vào đồ lắc, lắc đều. Chế ra ly, cho ít rượu phù hợp lên bề mặt, rắc thêm vài hạt muối.

Acerola – Aaí: 4 gr Acerola, 8g Aaí, 9 muỗng đường, 50 ml nước, đá viên. Cho hỗn hợp vào đồ lắc, lắc đều. Thêm 100 ml nước vào khuấy nhẹ, chia thành 3 phần thức uống.

Theo TNO

Bún thịt nướng xứ Huế

Bún thịt nướng không xa lạ với nhiều người Việt Nam, nhưng trên đất Huế món ăn này lại có một phong vị riêng biệt. Nó được xem là một đặc sản “không nếm thử thì vô cùng thiếu sót” một khi có dịp đặt chân lên mảnh đất cố đô.

Tìm hiểu thêm: [Chế biến] – Phù trúc bọc tôm chiên đưa cơm ngon

[Chế biến]- Trổ tài pha chế với trái Acerola

>>>>>Xem thêm: Quán cà ri gia truyền 3 đời ngày thu 20 triệu nhờ bí quyết không nêm muối

Việc chế biến món này thì đơn giản nhưng để làm đúng với khẩu vị, mang đậm chất Huế là điều không dễ.

Với riêng thịt để nướng, các bà các mệ thường chọn mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc. Xắt thịt mỏng rồi cho vào một tô lớn, sau đó cho gia vị gồm tiêu, mắm, muối, bọt ngọt, dầu, đường, nước sốt, lá lốt, mè trắng. Dùng tay nhồi khoảng 5 phút cho thấm gia vị vào thịt rồi trải ra vỉ. Đưa vỉ thịt vừa kẹp xong lên bếp than, dùng tay trở liên tục để lửa không làm cháy sém thịt.

Ngay trong lúc nướng thịt ta đã có cảm giác thèm ăn vì mùi hương gia vị hòa lẫn mùi thịt nướng bốc nghi ngút thơm lừng.

Xong công đoạn nướng thịt, việc khá quan trọng là làm nước lèo. Món bún có thành công hay không được quyết định bởi loại nước đặc biệt này. Đây là cũng điểm khác biệt rõ nhất so với những món bún bình thường.

Thành phần nước lèo gồm nước, bột mì, nước đậu nành đã cô đặc, một ít đậu xanh và đậu phộng, tiêu, đường, ít mè trắng, ít hạt nêm từ thịt, thật ít muối và nước mắm. Dùng đũa khuấy đều, sau đó đun sôi nhưng nhớ không để đặc quánh và vẫn còn chan được. Múc khoảng 2/3 chén nước lèo đang nóng cho vào tô bún đã bỏ thịt nướng và rau xanh để sẵn.

Việc còn lại là trộn đều, thưởng thức và cảm nhận hương vị.

Bún có vị thanh ngọt, không mặn, không nhạt rất đậm đà. Đặc biệt, thịt nướng khi trộn lẫn với nước lèo tạo ra mùi hương rất đặc biệt khó cưỡng lại. Trong lúc ăn, chúng ta dễ dàng cảm nhận cái béo tự nhiên từ những hạt mè, hạt đậu phộng, cái thơm mát của rau thơm… hòa vị béo ngậy của thịt. Ngoài ra, vài cọng cà rốt hay đu đủ bào giòn rụm cũng khiến vị béo của thịt trở nên nhẹ nhàng hơn.

Dọc đường lên chùa Thiên Mụ, có nhiều quán bún thịt nướng hoặc bánh cuốn thịt nướng đậm đà vị Huế. Du khách đến Huế sau khi xuôi đến thăm chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, Văn Thánh, Võ Thánh khi quay ngược về thường chọn những quán ở đây làm điểm dừng chân ghé lại thưởng thức những món ngon này.

Bên bờ sông Hương, dưới ánh chiều tà, nghe trong khói mùi thơm của thịt nướng, cắn một trái ớt xanh cay đậm cay đà và nhấm nháp món bún thịt nướng, bánh cuốn thịt nướng quả sẽ là một kỷ niệm khó quên cho bất kỳ ai.

Theo T.uổi Trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *