Gói bánh rất dễ, bạn chỉ cần tỉ mỉ một chút và thời gian nấu bánh chỉ gần 4 tiếng là có những đòn bánh tét thật ngon rồi!
Bạn đang đọc: [Chế biến]- Tự gói bánh tét đón Tết về
Nguyên liệu:
1kg nếp ngon
250g đậu xanh
2 củ hành tím
5 trứng hột vịt muối
300g thịt heo có mỡ
1 bó rau ngót
Lá chuối
Giấy bạc
Cuộn dây nilong
Muối, tiêu, đường, hạt nêm.
Cách làm:
Đậu xanh ngâm 4 tiếng, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi nấu với lửa nhỏ cho đậu chín đều.
Khi đậu chín đều thì tắt bếp, thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường vào khuấy chung với đậu cho đều. Chờ đậu nguội.
Trong thời gian chờ đậu chín thì bạn cắt miếng thịt ra thành 5 dải bằng nhau, thường thì gói bánh tét người ta thường dùng mỡ, nhưng mình không thích mỡ nên mình dùng thịt, bạn nào thích ăn mỡ thì dùng mỡ nhé.
Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt nêm, thìa cà phê hạt tiêu cùng vài củ hành tím bằm nhuyễn trong khoảng 30 phút cho thịt thấm đều. Còn nếu bạn dùng mỡ thì sau khi ướp bạn phơi nắng cho mỡ trong thì bánh nhìn sẽ ngon hơn.
Cắt mỗi lòng đỏ trứng muối ra làm bốn phần.
Dùng 1 vỏ bịch nilong cứng trải ra, múc một phần đậu xanh lên trên và ép dẹp dẹp, sao cho vừa chiều dài miếng thịt. Mình chia đậu xanh làm khoảng 5 phần để làm được 5 đòn bánh tét.
Trải miếng thịt lên trên đậu xanh.
Tiếp tục xếp trứng muối lên trên thịt.
Quấn chặt phần đậu xanh lại.
Lần lượt làm hết đủ 5 phần nhân đậu rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh cho đông cứng lại.
Rau ngót xay ra, lọc lấy nước.
Nếp ngâm qua đêm, cho ra rổ để ráo nước khoảng 10 phút rồi đổ vào một cái thau và rót lọc nước rau ngót vào chung.
Thêm 1 thìa canh muối vào trộn đều, để 5 phút và trộn tiếp giúp màu xanh của rau ngót quyện chung với nếp. Trộn nhẹ để nếp không bị vỡ.
Chia nếp ra làm 5 phần bằng nhau rồi tiếp tục chia mỗi phần ra làm 2 phần lớn…
… và 1 phần nhỏ.
Chuẩn bị gói bánh bạn cần có lá chuối to đã được rửa và lau sạch, giấy bạc mình dùng trong gói bánh mục đích là cho nước khi nấu bánh sẽ không lọt vào bên trong, bánh chắc, ngon và để được lâu; ngoài ra giấy bạc còn giữ nhiệt cho bánh chín nhanh. Thường bánh tét dùng dây lạt để cột bánh nhưng ở đây mình không có lạt nên dùng dây nilon.
Lựa 1 miếng lá chuối trải ra, gân lá chuối phía ngoài.
Lót tiếp 1 lớp giấy bạc.
Tiếp tục trải thêm 1 lớp lá chuối lớn với các gân lá có chiều vuông góc với lớp lá chuối đầu tiên.
Đổ 1 phần nếp lớn đã chia lên trên lá chuối.
Dàn nếp đều ra và đặt phần nhân đã làm sẵn lên trên.
Phủ 1 phần nếp lớn nữa trên.
Nắm 2 bên chiếc lá gấp lại, lưu ý là phần mép 2 lá chuối phải chênh nhau.
Gấp phần mép lá phía trên xuống.
Tìm hiểu thêm: Giòn giòn dai dai mực nhồi thịt hấp
Gấp chặt rồi lăn nhẹ cho nếp chạy đều thân bánh.
Dùng 1 dây buộc ngang ở chính giữa cuộn bánh, bạn buộc thắt nút theo dạng có thể rút dây được nhé!
Nhẹ nhàng bẻ gập phần góc chiếc bánh dựng đứng lên, lúc này bạn đổ phần nếp nhỏ đã chia vào bánh để phần đầu bánh cũng có nếp đều.
Sau đó bẻ góc cạnh cho bánh và lật ngược đầu kia làm tương tự.
Dùng một phần lá chuối che phần đầu bánh.
Tiếp tục che đều phần còn lại.
Thêm 1 chiếc lá nhỏ với kích cỡ tương tự đè lên nhưng đặt vuông góc với lớp lá đầu tiên.
Dùng dây buộc lại rồi làm tương tự bọc lá cho đầu bánh còn lại.
Sau khi buộc xong thì đòn bánh của bạn đã dần được định hình rồi.
Tháo sợi dây chính giữa đòn bánh ra, lăn nhẹ cho nếp trong bánh chạy đều trong đòn bánh.
Dùng 1 dây dài buộc dọc theo đòn bánh và buộc chéo sợi dây ở các đầu bánh.
Cột c.hặt đ.ầu bánh rồi từ sợi dây đã cột chặt phần đầu, chồng chéo sợi dây làm sao cho dây thật chặt rồi kéo sợi dây xuống làm tương tự các bước sau.
Tay trỏ đưa lên nâng sợi dây rồi lồng qua nó vòng xuống phía dưới đòn bánh.
Lồng sợi dây qua nút thắt và kéo mạnh xuống cho bánh được buộc chặt. (A)
Lúc này bạn rút 1 sợi dây đã cột sơ để giữ đầu bánh ban đầu. (B)
Kéo sợi dây xuống và làm các bước tương tự như ở (A) và (B)
Làm cho hoàn chỉnh và cột phần đầu bánh bên kia cho chặt.
Chi tiết phần dây sau khi bạn đã buộc xong bánh.
Lần lượt làm hết số bánh còn lại.
Dùng 1 nồi lớn, lót vài lá chuối phía dưới đáy nồi, đổ nước đầy rồi đun sôi.
Xếp toàn bộ bánh vào, nấu với lửa vừa trong thời gian từ 3,5 – 4 tiếng, khi nấu bánh bạn nhớ canh để thêm nước vào giúp bánh chín đều. Sau khi nấu bánh hơn 1,5 tiếng bạn cần vớt bánh ra, trở ngược bánh lại cho nếp chín đều.
Bánh chín bạn vớt ra, treo lên nơi thoáng mát để bánh khô ráo, để được khoảng 1 tuần.
Chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết truyền thống của chúng ta. Ở những vùng quê miền Nam có truyền thống nhà nào cũng nấu nồi bánh tét đêm giao thừa. Nhưng truyền thống đặc trưng đó thì rất khó thấy ở chốn thành thị do ai cũng bận rộn và nghĩ rằng gói bánh khó, thời gian nấu bánh phải qua đêm, rất lâu. Nhưng thật ra gói bánh rất dễ, bạn chỉ cần tỉ mỉ một chút và thời gian nấu bánh chỉ gần 4 tiếng là chúng ta có những đòn bánh tét thật ngon rồi!
Theo PNO
Cuối năm, nồi bánh tét lại đỏ lửa
Từ lúc chú tôi trở thành thương binh, để tránh cảnh lẻ loi buồn tẻ nên chú về ở chung với gia đình chúng tôi. Từ đó, chú trở thành chuyên gia gói bánh tét trong mỗi dịp đón xuân về. Chú gói khéo lắm, mười cái y chang như một, cái nào cũng no tròn trông rất đẹp mắt.
Dường như đã thành thông lệ, hằng năm cứ đến 29 tết, không khí nhà tôi lại tấp nập hẳn lên. Mẹ dậy thật sớm đi mua lá, mua thịt, vo gạo nếp, đãi đậu xanh… chuẩn bị đầy đủ vật dụng cho việc gói bánh tét, bà con hàng xóm cũng tất bật chạy đi, chạy lại gởi vật liệu cho mẹ để nhờ chú gói bánh dùng trong dịp xuân về.
Bánh tét dưa củ cải.
Vào lúc ấy, anh em chúng tôi cứ quanh quẩn bên chú, để xem chú trổ tài và có sai vặt gì không. Chú vừa gói vừa chỉ cặn kẽ cho anh em chúng tôi: Lá làm bì phải thật tốt, chuồi một dây lạt ở giữa để sẵn, lá lót hai lớp bên trong, đặc biệt lớp lá trong cùng trải cho bề xanh lên trên để sau này bánh chín, thấm màu xanh lá lên bánh rất đẹp. Múc chén nếp đổ thành vồn trên lá, dùng tay chẻ dọc từ đầu A đến đầu B, cho thịt heo cùng đậu xanh đã xào chung với mỡ vào, đổ thêm nếp làm bao ngồi, lấy tay ém hai bên và hai đầu lại, thành một mối ém chặt, bó tròn. Dùng lạt để sẵn ở giữa buộc thín hai lần. Xong các cháu bẻ quặt lá đầu A, dựng đòn bánh dậy vỗ quanh cho nếp nén chặt, bốc thêm một nắm nếp nhỏ bỏ vào đầu B đòn bánh và gấp lá làm tư cho kín.
Chú kể thì dài dòng, nhưng nhìn bàn tay chú thoăn thoắt và gọn gàng qua từng công đoạn, sắp lá, bỏ gạo nếp, nhân thịt, đậu xanh, xếp lá, xoắn lạt. Chỉ thoáng cái là xong một chiếc bánh.
Khi cho bánh vào nồi, chú lấy lá chuối lót dưới đáy nồi, xếp bánh vào nồi thật khéo, không nén bánh chặt quá mà cũng không để bánh lỏng quá. Bánh sắp xong, chú lấy thùng nước sôi nấu sẵn dội vào thùng bánh, nước khoả lấp bánh mới bắt đầu đun lửa vừa phải và chú đậy nắp thật kỹ.
>>>>>Xem thêm: Lá này canxi gấp 36 lần canh xương, ăn sống hay nấu chín đều ngon, Việt Nam rất sẵn
Bánh tét ngày xuân.
Thú vị nhất là thời điểm nấu và ngồi canh nồi bánh. Trong không khí se lạnh ngày cuối đông, được ngồi bên bếp lửa hồng, hương thơm toả ra từ nồi bánh tét, lòng cảm thấy nao nao, rạo rực những niềm vui khó tả! Anh em chúng tôi thường bỏ ngủ canh nồi bánh tét, tiếp chú châm thêm nước trong nồi khi nước khô.
Chú vừa bỏ củi vào cho bếp lửa cháy nói: Muốn cho bánh tét chín đều, tránh tình trạng bánh có chỗ không chín, còn nguyên gạo, lúc nào cũng phải canh đều lửa ở đáy nồi và phải nấu đủ lửa khoảng 12 tiếng bánh mới chín mềm, để được lâu. Muốn bánh xanh, lúc nước bắt đầu sôi phải bỏ vào một nắm muối hột.
Mỗi lần gói bánh, chú không quên gói cho mỗi đứa chúng tôi một cái bánh nhỏ, khi bánh chín vớt được… anh em tôi ưu tiên thưởng thức đầu tiên! Cho đến bây giờ cũng không thể nào quên được cảm giác êm đềm lúc đó: Tay lột lá, miệng thổi hùi hụi, cắn một miếng bánh vừa dẽo, vừa béo, vừa bùi của nếp, của đậu xanh, của thịt, mằn mặn của.
Theo Lao Động