[Chế biến]-Xôi ngô

Yêu cầu của món ăn là hạt ngô mềm, ngô và nếp tơi trộn cùng đỗ xanh nghiền mịn và hành khô phi thơm ăn vừa ngon vừa không ngấy.

Bạn đang đọc: [Chế biến]-Xôi ngô

[Chế biến]-Xôi ngô

Nguyên liệu:

– 1/2 gói ngô hạt, khoảng 200g
– 2 bát gạo nếp (tính bằng bát ăn cơm bình thường)
– 1/2 bát đỗ xanh đã làm sạch vỏ
– Vài củ hành tím
– Muối, vừng, lạc, đường.

Cách làm:

– Ngô ngâm qua đêm cho mềm, lúc ngâm bạn nhớ thêm vào nồi ngô 1 thìa nhỏ muối. Nếu dùng ngô tươi, bạn không cần phải ngâm mà chỉ lột bỏ vỏ, tách lấy hạt.

– Gạo nếp ngâm nước lạnh ngập mặt nếp, để qua đêm.

– Đỗ xanh cũng ngâm nước lạnh khoảng 3 đến 4 tiếng.

– Ngày hôm sau đổ ngô, nếp ra rổ cho ráo nước, trộn đều nếp và ngô vào với nhau. Đổ vào chõ hấp xôi, nấu chín.

– Đỗ xanh đổ nước xâm xấp mặt đỗ, đem nấu. Khi đỗ mềm, đổ ra mâm hay đĩa lớn dùng vò chai thủy tinh nghiền đỗ mịn. Vắt đõ thành một cục tròn bằng lòng bàn tay.

– Hành tím thái mỏng, đun nóng 3 – 4 thìa nhỏ dầu, đổ hành tím vào phi vàng, giữ lại dầu đã phi hành.

– Lạc, vừng rang vàng giã nhuyễn, trộn vào chút đường, muối.

– Xôi chín múc ra bát, phía bên trên mặt xôi dùng cái thìa cắt đỗ xanh thành từng lát mỏng đổ lên bề mặt xôi, thêm hành phi, với ít dầu hành. Thêm lạc, vừng đã rang, trộn đều.

Cún Khang

Theo NS

Gọi tên bánh là xu xê hay phu thê

Xu xê và phu thê là hai cách gọi khác nhau của một loại bánh thường dùng làm quà biếu tặng vào những dịp lễ tết, hay cưới hỏi của người Việt Nam bắt đầu từ thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175).

Bánh xu xê hay còn gọi là phu thê đều có nguyên liệu làm từ bột lọc, bột củ mài hay củ sắn, với đỗ xanh giã nhuyễn và dừa nạo sợi. Bánh thường được nhuộm màu hồng đỏ, hoặc để trắng tùy theo nhu cầu của người sử dụng… Người ta gói bánh bằng lá dừa, hay lá chuối tạo thành một hình vuông như một cái hộp xinh xắn có nắp.

Tìm hiểu thêm: Cách rang tôm ngon dễ làm, vị mặn ngọt hài hòa, để được lâu

[Chế biến]-Xôi ngô

>>>>>Xem thêm: 2 cách miến xào ngon đơn giản dễ làm cả nhà đều yêu thích

Bột làm bánh phải được giáo (nấu) trên bếp cho quánh lại mới làm áo (vỏ) bánh. Dừa cũng phải chần chín qua nước sôi, đậu đãi vỏ, hấp chín rồi thúc (giã) nhuyễn. Dùng muỗng múc lượng áo bánh bằng lượng nhân hoặc ít hơn tùy thích. Phải gói thật khéo sao cho áo bánh bao trùm hết phần nhân, thì khi bóc bánh mới đẹp. Bánh gói xong đặt trong lồng hấp chín bằng hơi.

Để bánh có nhiều màu người ta thường lấy màu đỏ từ quả gấc chín, màu xanh từ lá dứa, vàng từ nghệ để pha với bột trước giáo. Bột giáo khéo thì bánh khi làm ra ăn sẽ giai, ngọt, bùi, thơm…

Có giả thuyết cho rằng sở dĩ bánh có tên gọi “phu thê” là do bánh được dùng trong các ngày vui cưới hỏi, nó tượng trưng cho sự tác hợp thành đôi của hai người nên mới mang tên như vậy.

Theo thời gian thứ bánh đơn giản mà ngon này đã đi vào đời sống hàng ngày của người dân, người ta không đợi tới khi cưới vợ gả chồng mới làm mà có thể chế biến đề làm quà tặng nhau. Thế nên cái từ “phu thê” đã được gọi thành “xu xê”.

Bánh xu xê của miền Bắc và miền Nam thường khác nhau về màu sắc. Ở miền Nam thường ít khi nhuộm màu, còn miền Bắc thường nhuộm màu đỏ, vàng, vì thế dân gian hay có câu: “bánh xu xê mua về mà ngắm” hay “có t.iền mua bánh xu xê – cái vàng cái đỏ, chẳng chê cái nào”.

Theo PNO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *