[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Món xôi vò chè đường ngon ở chỗ hạt xôi tơi mềm béo ngậy, có màu vàng đều, ăn cùng chè bột sắn ngọt nhẹ, thanh mát là một sự kết hợp hoàn hảo cho những ngày xuân đầu năm này.

Bạn đang đọc: [Chế biến]- Xôi vò chè đường

Nguyên liệu:

600gr gạo nếp

300gr đỗ xanh cà vỏ

Đường, dầu ăn

200gr bột sắn.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Cách làm:

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Gạo vo sạch, ngâm nước 8 – 12 tiếng.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Vớt gạo ra rá để cho thật ráo nước. Gạo ráo nước hay không sẽ quyết định sự thành công của món xôi. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng một khăn bông khô thấm nước gạo.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Đỗ xanh vo cho sạch, ngâm 2 – 3 tiếng.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Vớt đỗ ra và để ráo. Hạt đỗ to nên thời gian ráo nước sẽ nhanh hơn.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Đồ chín đỗ. Dùng đũa tạo 3 lỗ thông hơi nhỏ để đỗ chín đều.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Đỗ chín thì bạn cho vào cối giã nhuyễn. Bớt lại chút đỗ để rắc lên chè.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Tiếp tục đổ gạo vào đồ.

Tìm hiểu thêm: Cách làm lẩu gà ngon khiến ai thấy cũng khen là gái đảm

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Gạo gần chín thì bạn thêm đường và chút dầu ăn vào.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Gạo chín, xới ra mâm cùng với đỗ xanh đã giã.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Dùng tay trộn đều gạo và đỗ, trộn ngay khi gạo còn nóng; vừa trộn vừa bóp cho gạo tơi hạt và bám đều đỗ. Chính bởi công đoạn này mà xôi có tên là xôi “vò” đấy.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Hòa bột sắn với nước.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Đun sôi một nồi nước rồi cho bột sắn vào, khuấy chín. Tùy vào sở thích mà điều chỉnh lượng nước cho vừa độ sánh.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Múc chè ra bát, rắc ít hạt đỗ lên và ăn cùng với xôi.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Xôi vò không hề khó làm, quan trọng là bạn cần đảm bảo cho gạo khô, đỗ được giã nhuyễn nhỏ thì khi vò xôi chắc chắn sẽ bám đều đỗ. Hạt xôi tơi và vàng đều là món xôi vò chè đường thành công rồi!

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

Đây là công thức chung cho xôi vò, nếu là xôi ngọt thì bạn thêm nước dừa và dừa nạo vào sẽ rất hợp vị, còn xôi mặn thì thay vì đường bạn cho chút muối và ăn với thịt quay hay lạp xưởng cũng ngon.

Theo BĐVN

Chè bà cốt – món ngon cho ngày lạnh

Chè bà cốt là món ăn dân gian, truyền thống được nhiều người ưa thích. Trong những ngày trời se lạnh, ăn chè bà cốt kèm với xôi vò, xôi đậu xanh nóng thì thật tuyệt.

Chè từ lâu đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Mùa nào cũng có chè, các món chè mỗi mùa đều phong phú, đa dạng và có nét đặc trưng riêng. Cái tên “chè bà cốt” bắt nguồn từ đâu không ai biết rõ, nhưng từ xa xưa chè bà cốt đã trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người trong những ngày đầu đông.

Nguyên liệu chế biến món chè bà cốt rất đơn giản, dễ kiếm, chỉ gồm: gạo nếp, đường hoa mai (đường có màu nâu cánh gián) hoặc mật phên như hình viên gạch (ngày nay ít được dùng) và không thể thiếu là gừng.

[Chế biến]- Xôi vò chè đường

>>>>>Xem thêm: Từng ‘không biết cắm cơm’, vợ đảm 9X khiến hội chị em bất ngờ khi khoe loạt mâm cơm vô cùng hấp dẫn

Chè bà cốt là món ăn dân gian, truyền thống được nhiều người ưa thích. Trong những ngày trời se lạnh, ăn chè bà cốt kèm với xôi vò, xôi đậu xanh nóng thì thật tuyệt.

Gạo nếp chọn loại nếp thơm, dẻo đem ngâm với nước chừng 1-2 giờ cho gạo nở, sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp đó cho gạo vào nồi nấu như nấu cháo. Trong quá trình nấu để lửa liu riu để gạo chín từ từ, hạt gạo không bị nứt.

Gừng chọn những nhánh già thì chè mới thơm lừng, và có vị tê rân. Gừng cạo sạch vỏ, giã nhỏ, vắt lấy nước. Hòa đường cùng một bát nước lọc, đun sôi lên, sau đó lọc bỏ cặn, sạn rồi đổ vào nấu cùng khi thấy gạo vừa nở. Có thể cho trực tiếp đường vào nồi gạo và khuấy đều để đường tan. Khi thấy chè sánh, gạo ngấm đường thì đổ nước gừng vào, quấy nhẹ tay.

Múc chè ra bát, ăn nguội hoặc nóng đều được. Nhưng những ngày trời se lạnh ăn chè bà cốt nguội với một chút xôi vò, xôi đậu xanh thì thật thú vị. Dùng thìa xắn từng miếng xôi nhỏ rồi nhúng vào bát chè, đưa lên miệng và cảm nhận hương vị riêng của nó. Chè vừa thơm, ngon ngọt vị chè, dẻo hạt xôi, ăn có cảm giác beo béo nhưng không ngậy. Có thể rắc một chút dừa nạo lên trên để trang trí.

Chè bà cốt có vị ngọt nhẹ, thoảng chút cay cay, tê tê của gừng tươi, mang đến cảm giác ấm áp trong những ngày mùa đông giá lạnh.

Theo baomoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *