Món bánh to bản, giòn giòn ăn không cũng ngon, mà kết hợp với các món khác cũng ngon. Hơn nữa, chúng lại còn có những công dụng rất hữu ích trong các món ăn này nhé!
Bạn đang đọc: Chiếc bánh đa giản dị nhưng lại có thể để kẹp, để chấm hoặc để xúc… cực hữu ích
Bánh đa kê
Bánh đa kê là món quà vặt dân dã, dù rất giản dị và chỉ được bán bởi các cô bán hàng rong nhưng được khá nhiều người yêu thích. Trong món bánh này, bánh đa đóng vai trò là lớp vỏ bên ngoài, kẹp bên trong nhân là kê, đậu xanh, đường và dừa… Lớp vỏ giòn giòn này đóng vai trò quan trọng trong món bánh và ngược lại, phần nhân bên trong giúp cho bánh đa ngon gấp bội.
Miếng bánh đa bẻ ra vừa lòng bàn tay, trải một lớp kê vừa chín tới lên trên, thêm một lớp đậu xanh đồ chín giã mịn, rắc một chút đường trắng và mấy sợi dừa. Cuối cùng lại lấy một miếng bánh đa kẹp lên trên, thế là ăn được rồi. Vừa cho miếng bánh vào miệng đã nghe vị giòn tan của bánh đa, mịn màng tan chảy của kê, mát lành của đậu xanh, ngọt bùi của sợi dừa tươi.
Bánh đa sốt bò
Món bánh này mới xuất hiện nhưng đã được các tín đồ sành ăn săn lùng, bởi chỉ mới nghe cái tên thôi đã đầy gọi mời: Bánh tam giác sốt bò. Miếng bánh đa được bẻ thành hình tam giác và rắc thêm bột thơm. Tổng thể chiếc bánh có màu vàng nâu nhìn đẹp mắt.
Khác với bánh đa kê khi bánh đa được dùng làm phần vỏ kẹp, thì ở món bánh này, bánh đa sẽ được ăn theo kiểu chấm. Nước sốt – ngôi sao của món ăn này là nước sốt bò, sốt bơ, trứng cút, lạc, xì dầu đặc pha kiểu ngọt ngọt lạ miệng và rất đưa vị. Bánh đa vốn nhạt nên chấm với nước sốt đậm đà rất ngon và hợp. Siêu phẩm này dự là sẽ trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều tín đồ ăn vặt đấy. Hiện món ăn này được bán tại phố Đội Cấn, Hà Nội.
Hến xúc bánh đa
Đây là món ăn đặc sản của người miền Trung. Ở món ăn này, bánh đa lại được dùng như một chiếc thìa để “xúc” hến. Hến được xào lên với các loại rau và lá gia vị. Bánh đa ăn kèm được nướng vàng, giòn vừa độ.
Hến xào xong được múc ra đĩa, khi thưởng thức thì thực khách bẻ nhỏ bánh đa thành từng miếng vừa ăn rồi xúc lên, nếm cùng dăm ba cọng rau sống. Cái vị beo béo thơm ngon của hến hòa chung ít cay nồng từ ớt, thanh mát từ hẹ, và giòn tan từ bánh đa khiến ai ai cũng phải xuýt xoa khen ngon không ngừng.
Mỳ Quảng
Tìm hiểu thêm: Cách làm gà nướng bia, nghe tên lạ hoắc nhưng vị ngon “thần sầu”
Một tô mỳ Quảng đúng chất bao gồm mỳ, thịt, các loại rau sống, nước dùng và một miếng bánh đa ăn kèm. Không phải dùng để xúc, để kẹp hay để chấm, bánh đa trong tô mỳ Quảng có thể bẻ ra hoặc cứ thế cắn ăn kèm với mỳ. Dù không phải nhân vật chính trong món ăn này, nhưng nếu thiếu đi bánh tráng thì món ăn lại “nhợt nhạt” đi nhiều.
Bánh đa kê: “Một vé về t.uổi thơ” với món ngon mộc mạc
Món quà quê dân dã, bình dị này đã gắn với t.uổi thơ 8X, 9X khi các món vặt sang chảnh chưa phong phú như bây giờ.
Nếu muốn nếm thử món ăn quê kiểng này, bạn có thể đến hàng bánh đa kê của bác Ngoan tại số A11 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội.
Gánh quà vặt giản dị của bác Ngoan.
Nhắc đến “kinh nghiệm bán bánh đa kê trong nghề” của mình, bác Ngoan chia sẻ: “Tôi bắt đầu bán bánh đa kê từ khi về hưu đến nay cũng được gần 20 năm rồi. Vào những năm 1980 trong một chuyến đi vào Thanh Hóa tôi có cơ hội thưởng thức miếng bánh đa kê đầu tiên, ngày ấy chỉ mất có 5 hào một miếng. Tôi cảm thấy chiếc bánh này ngon quá, bình dị, giản đơn mà không hề nhạt nhẽo hay kém vị, nên cũng đ.ánh liều hỏi người bán bánh cách nấu, sau đó học rồi làm cho mọi người ăn. Khi về hưu thấy mọi người thích ăn nên tôi mới bắt đầu bán”.
Bánh đa kê được tạo nên từ: hạt kê, đỗ xanh, bánh đa, đường trắng và dừa nạo. Nhưng có lẽ để tạo nên một chiếc bánh đa kê ngon thì quan trọng nhất chính là khâu nấu kê. Kê nấu đạt chuẩn phải có độ dẻo, không bị nát.
“Ngày mới bán bánh đa kê có 500 – 1.000 đồng/ miếng rồi tăng lên đến 5.000 đồng và giờ thì 10.000 đồng. Bánh thì vẫn vậy nhưng giá cả các nguyên liệu đắt lên nên tôi cũng phải tăng giá. Ngày trước hạt kê được bán nhiều lắm nhưng giờ muốn mua phải lên tận chợ Đồng Xuân mới có”, bác Ngoan nói thêm.
Một miếng bánh đa phủ vừng giòn rụm, được phết một lớp kê dẻo thơm lên trên, sau đó phủ đường (tùy vào khẩu vị của từng người mà bạn yêu cầu lượng đường cho phù hợp). Tiếp đến miếng bánh được rắc một lớp đỗ xanh vàng ươm bở tơi rồi thêm chút dừa nạo và được gập đôi lại.
>>>>>Xem thêm: Cơm chay giản dị, dễ làm cho ngày Lễ Phật đản
Cắn một miếng, lớp bánh đa giòn rụm, lớp kê dẻo thơm rồi quyện thêm với lớp đỗ xanh bùi bùi, vị dừa nạo thơm thơm lại có chút ngòn ngọt của lớp đường mỏng, tất cả đã tạo nên một thức bánh dân dã, bình dị mà thơm ngon khó cưỡng.
Nếu muốn một vé về t.uổi thơ, bạn đến hàng bánh đa kê nhé, chỉ với 10.000 đồng thôi. Quán bác Ngoan mở cửa từ 3 giờ chiều cho đến 6 giờ tối.