Chim Mía Phú Phong là một loại đặc sản nổi tiếng có một không hai tại vùng đất Tây Sơn Bình Định. Hãy một lần ghé thăm vùng đất võ Tây Sơn, Bình Định để được chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình và được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm đà tình quê.
Đến với Tây Sơn, du khách sẽ được thưởng thức món đặc sản Chim Mía Phú Phong rất riêng của vùng đất hào hùng với hương vị thơm ngon lưu luyến khó quên này.
1. Đôi điều về đặc sản Chim Mía Phú Phong Bình Định
Đồng mía Tây Sơn ngút ngàn xanh, là chỗ cho chim mía sinh sôi, nảy nở, gọi mời du khách. Đó là loại chim nhỏ như chim sẻ, có màu lá úa thường xuất hiện vào những tháng cuối đông và đầu xuân. Loài chim này cư trú từng đàn trong đám lá mía, mỗi đàn đông tới cả ngàn con. Chỉ ở đây mới có loài chim này bởi vậy nên người ta gọi là chim mía Phú Phong, món đặc sản nức tiếng ưa chuộng của du khách đến thăm quê hương đất võ Tây Sơn.
Đồng mía ngút ngàn xanh, là chỗ cho chim mía sinh sôi, nảy nở
2. Hương vị và cách chế biến Chim Mía Phú Phong
Muốn đ.ánh bắt chim mía, người ta dùng cái trủ như tấm lưới, căng suốt bờ ruộng cao hơn ngọn mía, cầm sào dài đ.ập vào lá mía, rung đuổi chim, cứ thế chúng chuyền dần vào trủ. Những chú chim mía béo tròn, được làm sạch sẽ và tẩm ướp gia vị rồi đem nướng hoặc rán vàng, cách chế biến cực kỳ đơn giản nhưng lại cho ra một món ăn ngon đến tuyệt vời.
Chim Mía Phú Phong – Đặc sản có một không hai tại miền đất võ trời văn (Ảnh: Sưu tầm)
Khi nướng, nhanh tay lật trở để chim chín đều và không bị cháy. Khi những chú chim mía chuyển sang màu vàng rộm, mỡ chảy xèo xèo trên bếp than và dậy mùi thơm là món chim nướng đã hoàn thành. Chim mía nướng nóng giòn chấm muối tiêu chanh, thơm ngon phải biết.
Để làm món chiên thì thả chim vào chảo dầu phụng vừa sôi, chỉ mươi phút là chim vàng ngậy, xương thịt giòn tan. Cho chim ra đĩa, rắc thêm lên một ít hạt mè rang cho đẹp mắt. Muốn ăn đúng món chim mía, hãy tinh ý chọn những con đầu nhỏ, mỏ ngắn. Chim rán xong còn đủ cả đầu, mình, chân, cánh thơm lựng.
Chim Mía Phú Phong – Đặc sản có một không hai tại miền đất võ trời văn (Ảnh: Sưu tầm)
3. Hương vị của Chim Mía Phú Phong
Cắn một miếng ta sẽ có ngay cái cảm giác dai dai của thịt, giòn giòn của xương, béo béo của da, vị ngọt đằm, không lẫn vào đâu được. Chim mía mà có thêm rượu Bầu Đá nhâm nhi thì cứ gọi là đệ nhất mỹ thực. Trời đất sinh ra giống chim mía làm món mồi độc đáo.
Chim Mía Phú Phong – Đặc sản có một không hai tại miền đất võ trời văn (Ảnh: Sưu tầm)
Vùng quê xứ võ thì ai đó lại sản sinh ngay ra thứ rượu gạo được cất nước đầu từ các vùng giáp ranh giữa Tây Sơn và An Nhơn. Rượu Bầu Đá trong vắt như nước suối khoáng khi rót ra li sủi lên những bọt tăm như mắt cá rồi tan biến. Nồng độ rượu Bầu Đá vượt xa cả lúa mới, uống tới đâu nóng ran tới đó. Rượu nặng là thế nhưng chẳng ai lo, uống xong ngủ một mạch suốt cả đêm đến sáng vẫn khỏe như ru chẳng thấy nhức đầu mỏi mệt.
Chim Mía Phú Phong – Đặc sản có một không hai tại miền đất võ trời văn (Ảnh: Sưu tầm)
Về mảnh đất Phú Phong Bình Định du khách sẽ bị quyến rũ bởi hương thơm của món chim mía, và món ăn đặc sản này đã níu chân biết bao du khách. Món ăn ấy mang đặc trưng của ẩm thực nơi đây. Đến Bình Định, đừng quên ghé Phú Phong để thưởng thức món chim mía mà chắc hẳn không ai có thể quên được hương vị ngọt ngon đậm đà.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực Quy Nhơn hoặc những điều thú vị khi du lịch tại miền đất võ hãy follow HiQuyNhon để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! Hoặc follow trang Thành phố Quy Nhơn để được cập nhật tin tức mỗi ngày nhé.
Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang – Đặc sản ngon khó cưỡng nhất định phải thử khi đến Bình Định
Thú vị ngay từ cái tên, bánh xèo tôm nhảy từ lâu đã trở thành món ăn mang hương vị rất riêng của vùng đất Bình Định. Mỗi cái bánh vàng ươm ra lò có gần chừng chục con tôm tròn mẩy, chín đỏ au nổi lên trên mặt bánh trông đầy hấp dẫn và lôi cuốn.
Bánh xèo ở đâu cũng có, nhưng bánh xèo tôm nhảy Bình Định ngon bởi tinh bột gạo nguyên chất, ngọt nhờ con tôm đất còn nhảy đành đạch.
1. Đôi điều về bánh xèo tôm nhảy Bình Định
Cách Quy Nhơn khoảng 25km, có quán bánh xèo tôm nhảy của bà Năm ở thôn Mỹ Cang, xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) được ví von là bánh xèo “chảnh”. Muốn ăn bánh xèo bà Năm, khách phải đi từ 5 giờ sáng, ra tới nơi vẫn phải xếp đợi tới lượt.
Có lần, đợi mỏi mệt mới tới phiên mình ăn bánh xèo, có lúc hết tôm chẳng có bánh lại trở về không, ấy thế mà người ta gọi đùa với nhau đi ăn bánh xèo “chảnh”. Dù vậy nhưng quán của bà Năm vẫn nườm nượp khách tìm đến mỗi ngày.
Bà Năm luôn lựa chọn những “tinh hoa” ngon nhất, lại sẵn có ở địa phương như tôm sông, gạo, mắm, rau… để đúc bánh xèo. Bánh xèo của bà có tên bánh xèo tôm nhảy là bởi ngay khi lên khuôn dầu nóng tôm vẫn còn sống, nhảy lách tách. Một cái bánh nhỏ như lòng bàn tay nhưng có đến chục con tôm. Bà có những “nguyên tắc vàng” cho nghề bánh của mình như: tự tay xay bột bằng cối đá xưa, tôm phải là tôm đất thôn Dương Thiện, nước mắm chỉ bỏ xoài sống bằm chứ không bỏ thơm…
Bữa nào tôm nhiều, đúc nhiều, tôm ít đúc ít nghỉ sớm chứ tuyệt đối không mua tôm biển thay thế như các nơi khác. Bà Năm nói, chỉ có con tôm đất ở sông thì mới có được vị ngọt, giòn cho bánh xèo. Nhiều hôm, khách đến mà hết tôm thì cũng đành chịu quay xe ra về.
Bánh xèo tôm nhảy Bình Định – Đặc sản ngon khó cưỡng nhất định phải thử (Ảnh: Sưu tầm)
2. Hương vị bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang Bình Định
Món bánh xèo tôm nhảy Tuy Phước thường ăn kèm rau mầm cho bớt ngán và cũng nhờ vậy mà góp phần tạo nên cái hương vị đặc biệt hơn các loại bánh xèo khác.
Bánh xèo tôm nhảy Bình Định – Đặc sản ngon khó cưỡng nhất định phải thử (Ảnh: Sưu tầm)
Loại rau xanh mươn mướt ấy ăn hơi the cay nhưng rất mát và bổ, cùng với xoài chua thái sợi và vài thứ rau sống khác. Khi ăn, tất cả được cuộn trong miếng bánh tráng chấm mắm tỏi ớt nữa mới đúng điệu. Người thích vị đậm hơn còn ăn kèm với vài tép tỏi tươi đến từ vùng Lý Sơn, để hương vị càng thêm nồng đượm.
Miếng bánh tráng mỏng gói bên trong là nhân tôm vừa mới chiên, thêm một chút rau mầm, vài sợi xoài chua đem chấm vào bát nước mắm tỏi ớt đậm vị, làm nên món ăn dân dã ngon đến bất ngờ của miền đất võ Bình Định.
Cũng bởi cái hương vị đặc biệt khó quên ấy mà những người sành ăn của thành phố biển Quy Nhơn thường rủ nhau mỗi cuối tuần tìm về tận nơi khởi nguồn ở thôn Mỹ Cang, huyện Tuy Phước (cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km) để thưởng thức trọn vẹn nhất hương vị của món ăn này.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực Quy Nhơn hoặc những điều thú vị khi du lịch tại miền đất võ hãy follow HiQuyNhon để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! Hoặc follow trang Thành phố Quy Nhơn để được cập nhật tin tức mỗi ngày nhé